Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty qua 3 năm 2007- 2009

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty CPXNK thuỷ sản nam hà tĩnh (Trang 45 - 60)

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP XNK THUỶ

3.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009

3.2.4 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty qua 3 năm 2007- 2009

Đối với một đơn vịkinh doanh xuất nhập khẩu như công ty CP XNK thuỷ sản Nam Hà Tĩnh, vấn đềtiêu thụ hay xuất khẩu sản phẩm có vai trò cực kỳquan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Do đó, xác định những mặt hàng chủ lực của công ty là hết sức quan trọng. Để thấy được thế mạnh của từng mặt hàng của công ty qua 3 năm ta đi vào phân tích bảng sốliệu 11.

Từ bảng số liệu ta có thểthấy, công ty xuất khẩuở 4 mặt hàng chính: Mực, tôm, cá, và thuỷsản khác. Trong đó, doanh thu xuất khẩu của công ty đối với mặt hàng mực luôn chiếm tỷ trọng cao. Do nguồn nguyên liệu cho mặt hàng này luôn dồi dào, và các đơn đặt hàng của các nước xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm về mực nên công ty tập trung vào sản xuất mặt hàng này. Bên cạnh đó, các sản phẩm tôm, cá, thuỷsản khác cũng đóng góp một phần đáng kể vào tổng doanh thu xuất khẩu của công ty.

Để hiểu rõ hơn tình hình xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản của công ty đối với từng mặt hàng, ta xem xét từng loại mặt hàng cụthể như sau:

- Sản phẩm mực: Tuy có những biến động, nhưng mặt hàng này vẫn luôn chiếm tỷtrọng cao trong tổng doanh thu xuất khẩu. Cụ thể, năm 2007 doanh thu xuất khẩu mực đạt 21,32 tỷ đồng chiếm 54,96 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Năm 2008, mặc dù doanh thu xuất khẩu giảm xuống còn 14,68 tỷ đồng nhưng vẫn

Đại học Kinh tế Huế

chiếm tỷ trọng 60,54 % trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2009, doanh thu xuất khẩu mực tăng lên 80,11 % so với năm 2008, đạt 26,44 tỷ đồng chiếm 49,06

% trong tổng doanh thu xuất khẩu. Sở dĩ có điều này là do có sự thay đổi trong cơ cấu tỷtrọng các mặt hàng khácvà đây vẫn luôn là mặt hàng chủlực của công ty.

- Sản phẩm tôm: Đây là mặt hàng đứng thứ 2 vềtỷtrọng sau sản phẩm mực, chiếm trên 30 % tỷtrọng trong tổng doanh thu xuất khẩu. Vì nguồn nguyên liệu tôm không chỉ có được nhờ đánh bắt mà những năm qua phong trào nuôi tôm của nguời dân ngày càng tăng, cung cấp nguồn nguyên liệu khá dồi dào cho công ty.

Mặc dù có những biến động về doanh thu xuất khẩu như những sản phẩm khác, nhưng tỷlệ đóng góp của sản phẩm này tương đối cao và khá đồng đều. Năm 2007, doanh thu xuất khẩu đạt 14,34 tỷ đồng chiếm 36,97 % trong tổng doanh thu. Năm 2008, doanh thu xuất khẩu giảm xuống còn 7,92 tỷ đồng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ 32,66 % trong tổng doanh thu. Năm 2009, doanh thu xuất khẩu đạt 20,36 tỷ đồng chiếm 37,78 % trong tổng doanh thu. Đây cũng là một kết quả phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty, thểhiện nỗlực của toàn thể công ty vượt qua khó khăn trước mắt, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh.

- Sản phẩm cá : Đây là mặt hàng chiếm tỷtrọng khá thấp trong tổng doanh thu, chiếm dưới 10 % trong tổng doanh thu. Nhưng thời gian gần đây mặt hàng này cũng đã được công ty chú trọng đến. Cụ thể, năm 2007, mặt hàng này có doanh thu là 2,08 tỷ đồng chiếm 5,36 % trong tổng doanh thu. Năm 2008, doanh thu xuất khẩu giảm mạnh còn 0,95 tỷ đồng, chiếm 3,92 % trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2009, doanh thu xuất khẩu tăng lên 4,82 tỷ đồng tăng 407,35 % so với năm 2008, chiếm 8,94 % trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho sản phẩm cá xuất khẩu của công ty. Điều này chứng tỏ mặt hàng cá vẫn có thểlà một mặt hàng lợi thế của công ty, nếu công ty biết cách tận dụng lợi thế của nó, cải tiến sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng thì sẽ mang vềdoanh thu cao cho sản phẩm này.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 11 : Doanh thu xuất khẩu của công ty theo từng mặt hàng qua 3năm 2007- 2009 ĐVT : Tỷ đồng

Chỉtiêu Năm2007 Năm2008 Năm2009 2008/2007 2009/2008

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

Tổng doanh thu 38,79 100 24,25 100 53,89 100 -14,54 62,52 29,64 222,23

Mực 21,32 54,96 14,68 60,54 26,44 49,06 -6,64 68,86 11,76 180,11

Tôm 14,34 36,97 7,92 32,66 20,36 37,78 -6,32 55,62 12,44 257,07

Cá 2,08 5,36 0,95 3,92 4,82 8,94 -1,13 45,67 3,87 507,37

Thuỷsản khác 1,05 2,71 0,70 2,88 2,27 4,22 -0,35 66,67 1,57 324,29

Nguồn: Phòng kếhoạch

Đại học Kinh tế Huế

Thuỷsản khác: Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các sản phẩm xuất khẩu, chiếm dưới 5 % trong tổng doanh thu xuất khẩu. Vì các mặt hàng thuỷsản khác như ốc, cua, ghẹ, hến… không phải là các sản phẩm lợi thếcủa công ty. Vì nguồn nguyên liệu này ở đây không nhiều, đơn đặt hàng cũng ít. Công ty chỉ sản xuất khi có nguyên liệu, và sản xuất theo kiểu tận dụng các đơn đặt hàng.

Tuy nhiên, theo xu hướng của công ty thì mặt hàng này cũng có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2007 doanh thu xuất khẩu là 1,05 tỷ đồng, chiếm 2,71 % trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2008, doanh thu giảm xuống 0,7 tỷ đồng chiếm 2,88 % trong tổng doanh thu. Năm 2009, doanh thu tăng lên 224.29 % tương ứng với 2,27 tỷ đồng chiếm 4,22 % trong tổng doanh thu. Như vậy, tuy không đạt giá trị xuất khẩu cao nhưng việc sản xuất sản phẩm thuỷsản khác cũng là một chính sách của công ty nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào tổng doanh thu xuất khẩu của công ty.

Tóm lại, qua bảng số liệu và kết quả phân tích chúng ta nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của các sản phẩm xuất khẩu của công ty trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Mặc dù tình hình xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản của công ty có nhũng biến động thất thường, song cũng đã thể hiện sự đóng góp của từng mặt hàng trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Việc xuất khẩu của các mặt hàng đã tạo điều kiện cho sản phẩm trong nước luân chuyển sang các nước khác, góp phần làm tăng vị thế của thuỷ sản Việt Nam trên trường quốc tế. Việc xuất khẩu này cũng góp phần giúp cho công ty xác định được những mặt hàng chủ lực của công ty, đểtừ đó có những chính sách khích thích phát triển sản xuất, tiêu thụcác mặt hàng này nhiều hơn.

Để khái quát tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của từng nhóm hàng trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty, ta có biểu đồsau: (xem biểuđồ6)

Đại học Kinh tế Huế

Năm 2007

36.97

5.36 2.71

54.96

Năm 2008

3.92 2.88 32.66

60.54

Năm 2009

49.06 37.78

8.94 4.22

Mực Tôm Cá

Thuỷ sản khác

Biểu đồ 6: Cơ cấu của các mặt hàng xuất khẩu của công ty trong 3 năm 2007- 2009(%)

3.2.5 Thị trường xuất khẩu sản phẩm thủy sản chủyếu của công ty qua 3 năm 2007- 2009

Thị trường là yếu tố sống còn của sản xuất kinh doanh hàng hoá, có thị trường thì sản xuất mới phát triển được. Thị trường đóng vai trò cực kỳto lớnảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của việc kinh doanh, vì vậy khi xây dựng chính sách sản xuất, tiêu thụ, nhà sản xuất cần phải căn cứ vào thị trường xuất khẩu. Đặc biệt đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất

Đại học Kinh tế Huế

nhập khẩu thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu phong tục, tập quán, tình hình kinh tế, chính trịcủa nước mà mình hợp tác làm ăn.

Là một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, những năm qua, công ty CP XNK thuỷsản Nam Hà Tĩnh đã có một mạng lưới thị trường tiêu thụkhá rộng lớn, bao gồm 6 quốc gia và khu vực. Để đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty trên các thị trường ta xem xét bảng sốliệu 12.

Nhìn chung doanh số tiêu thụ trên các thị trường có sự biến động thất thường. Doanh số tiêu thụ trên thị trường Nhật Bản luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiêm trên 40% trong tổng doanh thu xuất khẩu. Thị trường Trung Quốc đứng thứ hai về doanh số xuất khẩu, tuy nhiên có xu hướng giảm dần tỷtrong trong doanh thu xuất khẩu của công ty. Thị trường Đài Loan và thị trường Hàn Quốc có doanh số tuy không cao nhưng tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm.

Thị trường EU là thị trường mới tiếp cận của công ty, nhưng giá trị xuất khẩu tương đối cao,chứng tỏ thành công của công ty trên thị trường này, Thị trường khác như Thái Lan, Mỹ cũng tiêu thụ sản phẩm của công ty song chư nhiều, chưa phải là thị trường chủlực của công ty.

Để biết được khả năng cũng như mức độ xuất khẩu sản phẩm của công ty trên các thị trường trong thời gian qua, chúng ta tiến hành đánh giá thị trường trọng điểm của công ty, đồng thời nghiên cứu thêm những thị trường mới nhằm nắm được định hướng thị trường của công ty. Từ đó, đóng góp ý kiến của mình giúp công ty đi đúng hướng, đẩy mạnh khả năng xuất khẩu, tăng doanh thu cho công ty.

3.2.5.1 Thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thuỷsản lớn nhất thế giới. Hiện nay thị trường Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu số một của công ty, đồng thời đây cũng là một thị trường truyền thống của công ty. Doanh số tiêu thụ trên thị trường Nhật Bản luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trên 40 % trong tổng doanh thu xuất

Đại học Kinh tế Huế

khẩu của công ty. Đây là một thị trường tiêu thụ mang lại lợi nhuận rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mặc dù khối lượng tiêu thụcó những biến động nhưng Nhật Bản vẫn luôn là một thị trường khá ổn định về doanh số tiêu thụ của công ty. Cụ thể, năm 2007 khối lượng tiêu thụ đạt 382,92 tấn, tương đương 15,54 tỷ đồng, chiếm 40,06 % trong tổng doanh thu. Năm 2008,khối lượng tiêu thụ và giá trị có sự giảm xuống, nhưng tỷ lệ trong tổng doanh thu của thị trường Nhật Bản vẫn không thay đổi. Cụ thể là năm 2008 công ty xuất sang thị trường này 207,51 tấn tương đương 9,76 tỷ đồng, chiếm 40,25 % trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2009, khối lượng tiêu thụcủa công ty vào thị trường Nhật Bản tăng mạnh, khối lượng xuất là 672,31 tấn, tương đương 28,34 tỷ đồng, chiếm 52,59 % trong tổng doanh thu. Đây là một thành tích của công ty trong việc duy trì thị trường truyền thống của mình. Hàng năm đơn đặt hàng của các công ty Nhật Bản tăng lên, trong đó bạn hàng đáng tin cậy và hợp tác làm ăn lâu dài nhất của công ty là công ty Kanefuku, một trong những công ty lớn hàng đầu của Nhật Bản.

Như vậy, thị trường Nhật Bản là một thị trường ổn định và tiềm năng lớn của công ty. Mặc dù, Nhật Bản được coi là thị trường khá khắt khe về chất lượng sản phẩm nhưng lại là thị trường tiêu thụ khá lớn các sản phẩm về thuỷ sản. Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn về VSATTP thì sẽ là một lợi thế của công ty. Vì vậy trong thời gian tới, công ty cần phát huy thành tích đạt được, nâng cao uy tín, mở rộng quy mô xuất khẩu hơn nữa sang thị trường Nhật Bản.

3.2.5.2 Thị trường Trung Quốc

Đây là một thị trường chủlực của công ty, đứng thứ 2 vềdoanh sốtiêu thụ của công ty trên các thị trường. Hiện nay, công ty đã vàđang có những đối tác làm ăn lâu dài và tin tưởng trên thị trường Trung Quốc như thương gia Lương Vĩnh Kỳ, thương gia Tạ Minh Ngọc, Tạ Minh Kỳ…Thời gian qua, doanh số tiêu thụ của công ty ở thị trường Trung Quốc cũng có những biến động và có xu hướng giảm dần. Cụthể, năm 2007 doanh sốtiêu thụcủa công tyở thị trường này là 105,22 tấn,

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 12: Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty sang các thị trường qua 3 năm 2007- 2009

Thị trường

Năm2007 Năm2008 Năm2009

KL (Tấn)

GT (Tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

KL (Tấn)

GT (Tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

KL (Tấn)

GT (Tỷ đồng)

Cơ cấu (%) Nhật Bản

Đài Loan Trung Quốc Hàn Quốc EU

Thị trường khác

382,92 29,70 105,22

31,56 92,34 80,47

15,54 2,11 7,82 2,35 6,77 4,20

40,06 5,44 20,16

6,06 17,45 10,83

207,51 18,25 85,89 25,22 80,37 75,10

9,76 0,99 6,19 1,06 4,18 2,07

40,25 4,08 25,53

4,36 17,24

8,54

672,31 31,59 120,25

33,78 108,90

84,46

28,34 2,52 9,05 2,15 7,29 4,54

52,59 4,68 16,79

3,99 13,53

8,42 Tổng số 722,21 38,79 100,00 492,34 24,25 100,00 1051,29 53,89 100,00

Nguồn: Phòng kếhoạch

Đại học Kinh tế Huế

tương đương với 7,82 tỷ đồng chiếm 20,16 % trong tổng doanh thu xuất khẩu.

Năm 2008, doanh số tiêu thụgiảm xuống còn 85,89 tấn tương đương 6,19 tỷ đồng, nhưng vẫn chiếm 25,53 % trong tổng doanh thu, do năm 2008 doanh số tiêu thụ sản phẩm của công ty giảm xuống và giảm ở hầu hết các thị trường. Năm 2009, doanh sốtiêu thụ tăng lên120,25 tấn tương đương với 9,05 tỷ đồng, chiếm 16, 79

% trong tổng doanh thu, giảm đi 8,74 % so với năm 2008.

Trung Quốc là một thị trường lớn, đông dân cư và khá dễ tính. Đây là một thị trường tiêu thụ đến hơn 80 % giá trị hàng khô xuất khẩu của Việt Nam gồm mực khô, cá khô, tôm khô đủ kích cỡ và chũng loại. Điều này lý giải tại sao tỷlệtiêu thụ sản phẩm của thị trường Trung Quốc lại giảm dần trong tổng số thị trường xuất khẩu của công ty. Vì xu hướng của công ty là ít chế biến hàng khô, chỉ tập trung chú trọng vào chế biến xuất khẩu sản phẩm ăn liền, hàng đông lạnh. Đây là mặt hàng có giá trị cao, công ty nên tìm hiểu nhu cầu thị trường để không ngừng đáp ứng, không ngừng mởrộng thị trường tiêu thụ.

3.2.5.3 Thị trường EU

Đây là thị trường vừa mới được công ty tiếp cận và xuất khẩu sản phẩm của mình trong thời gian qua. EU là một thị trường khá rộng lớn bao gồm nhiều nước và nhu cầu của thị trường này khá đa dạng cả về chất lượng lẫn chủng loại hàng hoá. Mặt khác đây cũng là một thị trường khá khó tính, nhất là yêu cầu cao vềxuất xứ hàng hoá, nhưng trong những năm qua giá trị xuất khẩu qua thị trường này cũng khá cao. Cụ thể năm 2007, doanh số tiêu thụ là 92,43 tấn tương đương với 6,77 tỷ đồng chiếm 17,45 % trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2008, doanh số tiêu thụ là 80,37 tấn, tương đương 4,18 tỷ đồng chiếm 17,24 % trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2009, doanh sốtiêu thụ tăng lên 108,90 tấn, tương đương với 7,29 tỷ đồng, nhưng tỷlệtrong tổng doanh thu xuất khẩu lại giảm xuống 13,53 %.

Do năm 2009,công ty chú trọng mạnh tới thị trường truyền thống Nhật Bản.

Đại học Kinh tế Huế

Mặc dù vậy, qua phân tích chúng ta có thể thấy đây là một thị trường tiềm năng của công ty, đóng góp một phần giá trị vào doanh thu xuất khẩu của công ty.

Do đó trong thời gian tới công ty cần có chính sách thâm nhập mạnh vào thị trường này nhằm đem lại nguồn lợi cho công ty.

3.2.5.4 Thị trường Đài Loan

Đây cũng là thị trường truyền thống của công ty. Tuy giá trịxuất khẩu sang thị trường này không cao, nhưng doanh số xuất khẩu sang thị trường này tương đối ổn định và có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2007 doanh sốtiêu thụlà 29,70 tấn, tương đương với 2,11 tỷ đồng chiếm 5,44 % trong tổng doanh thu. Năm 2008, doanh sốtiêu thụlà 18,25 tấn tương đương 0,99 tỷ đồng, chiếm 4,08 % trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2009, doanh sốtiêu thụlà 31,59 tấn tương đương 2,53 tỷ đồng chiếm 4,68 % trong tổng doanh thu xuất khẩu.

Thị trường Đài Loan là một thị trường sản xuất chế biến xuất khẩu cũng như nhập khẩu thuỷsản lớn, được xếp vào một trong những thị trường có doanh số nhập khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam. Hiện nay, chính quyền Đài Loan đã công bốchính sách mới vềquản lý hàng nhập khẩu bằng hạn ngạch, giấy phép và kiểm dịch đối với một số ngành hàng trong đó có thuỷ sản nên đã hạn chế các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này. Tuy vậy, đây là thị trường tiêu thụ nhiều tôm sú, cá cơm, mựcống với giá tương đối ổn định. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, chào hàng để thu hút nhiều hơn nữa đơn đặt hàng từ thị trường này.

3.2.5.5 Thị trường Hàn Quốc

Cũng giống như thị trường Đài Loan, thị trường Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu khá ổn định của công ty, mặc dù giá trị xuất khẩu sang thị trường này chưa cao. Cụ thể, năm 2007 doanh số tiêu thụ là 31,56 tấn tương đương 2,35 tỷ đồng chiếm 6,06 % trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2008, doanh số tiêu thụ giảm còn 25,22 tấn tương đương 1,06 tỷ đồng chiếm 4,36 %

Đại học Kinh tế Huế

trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2009, doanh sốtiêu thụ có tăng nhưng mức độkhông cao, doanh sốtiêu thụlà 33,78 tấn tương đương 2,15 tỷ đồng chiếm 3,99

% trong tổng doanh thu xuất khẩu.

Đây là thị trường còn khá mới mẻ của công ty, do vậy việc thâm nhập vào thị trường này của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với những thành công bước đầu ấy của công ty rất đáng khích lệ. Trong thời gian tới, công ty cần chú trọng tìm kiếm bạn hàng, giới thiệu sản phẩm vào thị trường này, vì đây là thị trường còn có nhiều cơ hội cho công ty hoạt động.

3.2.5.6 Thị trường khác

Ngoài những thị trường truyền thống và tiềm năng của công ty. Thời gian qua công ty cũng đã có chú trọng vào các thị trường khác như Thái Lan, Mỹ…

Đây là những thị trường tiêu thụsản phẩm của công ty song chưa nhiều, chưa phải là thị trường chủlực của công ty. Cụthể, năm 2007 doanh sốtiêu thụlà 80,47 tấn tương đương 4,2 tỷ đồng chiếm 10.83 % trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2008, doanh số tiêu thụ giảm xuống còn 75,10 tấn tương đương 2,07 tỷ đồng chiếm 8,54 % trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2009, doanh số tiêu thụ cá tăng nhưng rất ít, cụthểlà 84,46 tấn tương đương với 4,54 tỷ đồng, chiếm 8,42 % trong tổng doanh thu. Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu của các thị trường khác có xu hướng giảm dần qua các năm, chứng tỏ công ty chưa chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này mà chỉtập trung vào các thị trường truyền thống. Vì vậy, bên cạnh các thị trường truyền thống thì công ty cần phải có chính sách phát triển các thị trường khác, phát huy lợi thế trên các thị trường biến các thị trường này cũng trởthành thị trường chủlực của công ty.

Như vậy, từ bảng số liệu và kết quả phân tích chúng ta có thể thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trên các thị trường của công ty CP XNK thuỷsản Nam Hà Tĩnh đã có những bước tiến đáng khích lệ, vượt qua được những khó khăn trước mắt, giữ vững được thị trường truyền thống, tăng doanh thu trên

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty CPXNK thuỷ sản nam hà tĩnh (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)