Tình hình sản xuất lạc trong nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân của hộ nông dân ở xã nghi hoa, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.5.2. Tình hình sản xuất lạc trong nước

1.5.2.1. Tình hình sản xuất lạc trongcả nước

Lạc là cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm có giá trị nhiều mặt và gắn liền với nhân dân ta từ rất lâu. Với hiệu quả mà cây lạc đem lại thì việc trồng lạc càng được chú trọng hơn, điều đó được thểhiện trong bảng sau:

Bảng2: Tình hình sản xuất lạc trong nước phân theo vùng 2008–2009

Đại học Kinh tế Huế

Vùng 2008 Sơ bộ 2009

DT NS SL DT NS SL

ĐVT Nghìn ha Tấn/ha Nghìn tấn Nghìn ha Tấn/ha Nghìn tấn

Cả nước 255,3 2,1 530,2 249,2 2,1 525,1

ĐBSH 34,5 2,4 82,4 31,3 2,3 72,8

Trung du & MNPB 50,5 1,7 85,3 50,4 1,7 86,3

BTB & Duyên hải MT 107,3 1,9 204,0 108,2 1,9 210,4

Tây Nguyên 19,5 1,6 30,9 17,7 1,7 30,4

Đông Nam Bộ 29,6 2,8 84,2 29,1 2,9 83,8

ĐBSCL 13,9 3,1 43,4 12,5 3,3 41,4

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2010) Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 2008 cả nước gieo trồng 255,3 nghìn ha lạc với năng suất 2,1 tấn/ha đạt sản lượng 530,2 nghìn tấn và sang năm 2009 tăng lên 249,2 nghìn ha với năng suất 2,1 tấn/ha. Lạc được trồng trên toàn bộ các vùng của cả nước, nhưng chủ yếu tập trungở bốn vùng lớn là Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, và Đông Nam Bộ.Trong đó, khu vựcBắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích gieo trồng, sản lượng lớn nhất cả nước. Đây là khu vực có diện tích đất cát pha lớn, thuận lợi cho trồng lạc. Và lạc là cây trồng chủ yếu của người dân sản xuất nông nghiệp ở đây.

Một trongnhững nguyên nhân làm cho sản lượng lạc biến động là việc tăng, giảm diện tích gieo trồng. Trong 3 năm 2007 –2009 diện tích gieo trồng cả nước biến động:

Bảng3: Tình hình sản xuất lạc trung bình cả nước thời kỳ 2007 –2009

Năm Diện tích

(Ha)

Năng suất (Tạ/ha)

Sản lượng (Nghìn tấn)

2007 254,5 2,0 510,0

2008 255,3 2,1 530,2

2009 249,2 2,1 525,1

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2010) Năm 2007 diện tích gieo trồng lạc cả nước là 254,5 ha, đến năm 2008 tăng lên 255,3 ha và năm 2009 lại giảm xuống 249,2 ha. Điềunày một phần là do quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sự phát triển của dân số cũng như quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá.

Đại học Kinh tế Huế

Diện tích biến động kéo theo sản lượng cũng thay đổi. Năm 2007 sản lượng lạc cả nước là 510 nghìn tấn, đến năm 2008 là 530,2 nghìn tấn, tăng lên gần4% (20,2 nghìn tấn). Năm 2009 tổng sản lượng lạc cả nước là 525,1 nghìn tấn, giảm0,96% so với năm 2008 và tăng 2,96% so với năm 2007.Điều này cho chúng ta thấy rằng, diện tích trồng lạc đang có xu hướng giảm dần, mà nguyên nhân chính là do quá trìnhđô thị hóa và công nghiệp hóa, kéo theo hệ lụy của nó là quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

1.5.5.2. Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh có diện tích gieo trồng lạc khá lớn trong khu vực Miền Trung. Cây lạc là cây trồng có vai trò, vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm của tỉnh. Đối với một số vùng của Nghệ An, lạc là cây lương thực chủ đạo của người dân. Trong thời gian qua, tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Nghệ An có nhiều biến động theo xu hướng chung với tình hình sản xuất lạc trong nước. Tình hình sản xuất lạc của tỉnh được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005- 2009

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Diện tích (Ha) 22.705 22.735 21.651 21.850 21.980

Năng suất (Tấn/ha) 1,75 1,66 1,85 1,81 2,01

Sản lượng (Tấn) 39.961 37.740 40.054 39.549 44.180

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An, 2010) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tình hình diện tích, năng suất và sản lượng lạc trong tỉnh giai đoạn 2005 – 2009 biến động lên xuống không đều giữa các năm. Cho đến năm 2006thì diện tích sản xuất vẫn tăng, đạt 22.735 ha. Nhưng đến năm 2007 thì diện tích gieo trồng giảm xuống chỉ còn 21.651 ha. Nguyên nhân chính là do năm 2006 điều kiện thời tiết bất ổn, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp nên bà con đã không gieo trồng trên một số thửa, hoặc không có chi phí để đầu tư cho vụ sau. Tuy nhiên, đến năm 2008 thì diện tích gieo trồng bắt đầu tăng trở lại, năm 2009 diện tích gieo trồng là 21.980 ha. Mặc dù không tăng được như năm 2006 nhưng đây là dấu hiệu cho thấy sản xuất lạc đang được phục hồi.

Bên cạnh diện tích gieo trồng thì năng suất và sản lượng cũng biến động không đều.

Trong sản xuất nông nghiệp luôn có một quy luật là một năm được mùa thì năm sau sẽ mất

Đại học Kinh tế Huế

mùa. Có lẽ sản xuất lạc cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ta thấy năng suất, sản lượng qua các năm cũng tăng rồi lại giảm. Tuy nhiên xu hướng chung vẫn là tăng lên. Cao nhất vào năm 2009, năng suất đạt 2,01 tấn/ha, và sản lượng đạt 44.180tấn. Đây là kết quả tất yếu của việc đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Như vậy, cùng với xu hướng chung của cả nước thì cây lạc cũng đang được tỉnh Nghệ An ngày càng chú trọng đầu tư sản xuất, hứa hẹn đem lại hiệu quả ngày càng cao.

1.5.2.3. Tình hình sản xuấtlạc ở Nghi Lộc

Nghi Lộc là một huyện có diện tích trồng lạc tương đối lớn. Trong những năm gần đây, thực hiện việc chuyển đổi cây trồng, lạc đã được các hộ gieo trồng trên một số diện tích lúa kém hiệu quả. Làm cho sản lượng ở đây có sự biến động. Thể hiện trong bảng sau:

Bảng 5: Tình hình sản xuất lạc ở huyện Nghi Lộc 2008 –2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

+/- % +/- %

Diện tích (ha) 2.206 2.252 2.264 46,00 2,09 12,00 0,53

Năng suất (tấn/ha) 1,69 1,71 1,72 0,02 1,18 0,01 0,58

Sản lượng (tấn) 3.728 3.851 3.894 123,00 3,30 43,00 1,12 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nghi Lộc, 2010) Năm 2008tổng sản lượng lạc của cả huyện đạt 3.728 tấn với năng suất đạt 1,69 tấn/ha.

Sang đến năm 2009 sản lượng đạt 3.851 tấn, tăng 123 tấn so với năm 2008 (tăng 3,3%). Năm 2010 sản lượng sản xuất tăng, đạt 3.894 tấn, tăng 43 tấn (1,12%) so với năm 2009. Nhìn vào bảng biểu ta thấy, sự tăng lên của sản lượng lạc do tác động của hai yếu tố là sự tăng lên của diện tích gieo trồng và sự tăng lên của năng suất sản xuất. Tuy nhiên, sự tăng lên của diện tích gieo trồng rất ít, không đáng kể. Diện tích gieo trồng năm 2009 là 2.252 ha, tăng 2,09% so với năm 2008, và năm 2010 là 2.264 ha tăng 0,53% so với 2009. Mặc dù diện tích gieo trồng có tăng nhưng rất ít là do trong quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp mà địa phương đang thực hiện chính sách đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, diện tích tăng không đáng kể nhưng năng suất lại tăng lên kéo theo sản lượng tăng lên.

Như vậy, mặc dù diện tích gieo trồng tăng không đáng kể nhưng trong những năm qua lạc vẫn luôn được xem là cây công nghiệp ngắn ngày và là chủ đạo của

Đại học Kinh tế Huế

huyện. Với vai trò chủ đạo đó, cây lạc đang được huyện nhà chú trọng đầu tư phát triển với việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đầu tư thâm canh, nhằm tăng năng suất sản xuất cao hơn nữa.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân của hộ nông dân ở xã nghi hoa, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)