CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở XÃ NGHI HOA, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
2.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 Ở XÃ NGHI HOA
2.2.2 Tình hình tổng quan về các hộ điều tra
Khi nghiên cứu sản xuất của hộ gia đình thì không thể không đề cập đến tình hình nhân khẩu và lao động. Đó là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của người dân nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Thực tế nghiên cứu tại địa bàn, tình hình nhân khẩu của 60 hộ điều tra ở xã Nghi Hoa có những nét chính sau:
Bảng9: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ được điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Tổng Hoa Nam Hoa Trung Hoa Bắc
1. Tổng số hộ Hộ 60 20 20 20
2.Tổng số nhân khẩu Người 292 107 95 90
3. Tổng số lao động LĐ 235 80 79 76
Đại học Kinh tế Huế
Trong đó:
+ LĐ nam LĐ 122 43 40 39
+ LĐ nữ LĐ 113 37 39 37
+ LĐ nông nghiệp LĐ 185 65 62 58
+ LĐ phi NN LĐ 50 15 17 18
+ LĐ trong độ tuổi LĐ 164 60 55 59
+LĐ ngoài độ tuổi LĐ 71 20 24 17
4. BQ nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,90 5,35 4,75 4,50
5. BQ lao động/hộ LĐ/hộ 3,90 4,00 3,95 3,80
Trong đó:
LĐ nam/hộ LĐ/hộ 2,00 2,15 2,00 1,95
LĐ nữ/hộ LĐ/hộ 1,90 1,85 1,95 1,85
LĐ nông nghiệp/hộ LĐ/hộ 3,10 3,25 3,10 2,90
LĐ phi NN/hộ LĐ/hộ 0,80 0,75 0,85 0,90
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng số liệu ta thấy 60 hộ điều tra trong 3 thôn có 292 nhân khẩu, bình quân có 4,9 người/hộ. Trong đó, Hoa Nam đạt mức bình quân cao nhất là 5,35 người/hộ, tiếp đến là Hoa Trung với 4,75 và Hoa Bắc là 4,5 người/hộ.
Trong số 292 nhân khẩu thì có 235 laođộng, bình quân có 3,9 laođộng/hộ. Chính điều này là điều kiện thuận lợi về lao động trong nghề trồng lạc ở địa phương.
Trong số lao động của các hộ điều tra thì lao động nam luôn lớn hơn lao động nữ. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch ở đây là rất thấp. Điển hình là hai thôn Hoa Trung và Hoa Bắc mức chênh lệch là từ 1 đến 2 người. Điều này phù hợp với tình hình chung cả nước và nó cũng là điều kiện quan trọng đảm bảo sự phát triểnkinh tế xã hội của địa phương trong sự cân bằng và phát triển về giới.
Hầu hết lao động ở đây đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Bình quân một hộ có 3,1 lao động nông nghiệp trong khi chỉ có 0,8 lao động hoạt động trong các lĩnh vực khác.
Đây cũngvừa là lợi thế vừa là khó khăn cho người dân sản xuất ở đây 2.2.2.2. Quy mô và cơ cấu sử dụng đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được. Khác với các tư liệu sản xuất khác, đất đai không những không bị hao mòn trong sản xuất mà còn tăng thêm độ màu mỡ, phì nhiêu nếu biết sử
Đại học Kinh tế Huế
dụng đúng cách và có khoa học.
Nghi Hoa là một xã có đất đai phù hợp với nghề trồng lạc. Tuy nhiên, khí hậu vào vụ Hè Thu lại rất khắc nghiệt, tháng 6 đến hết tháng 7 trời nắng to kết hợp với gió Lào là điều kiện không thuận lợi để cây lạc phát triển. Từ tháng 8 cho tới hết tháng 10 thì lại mưa nhiều, năm 2010 lại còn xảy ra lũ lớn trên diện rộng đe dọa trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Do đó, lạc ở đây chỉ sản xuất vụ Đông Xuân. Dưới đây là tình hình sử dụng đất canh tác của các hộ được điều tra:
Bảng10: Tình hình sử dụng đất canh tác vụ Đông Xuân 2010 của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT BQC Hoa Nam Hoa Trung Hoa Bắc
% % % %
1. Số hộ Hộ 60 100,00 20 33,30 20 33,30 20 33,30
2.DTGT Sào 607 100,00 215 35,40 189 31,10 203 33,50
Trong đó
DT Lạc Sào 319 52,60 115 53,40 97 51,30 107 53,10
DT Lúa Sào 141 23,20 52 24,10 45 23,80 44 21,70
DT khoai Sào 92 15,10 39 18,10 25 13,20 28 14,00
DT khác Sào 55 9,10 9 4,40 22 11,70 24 11,20
3. BQ
DTGT/hộ Sào/hộ 10,12 100 10,75 100 9,45 100 10,15 100
Trong đó
DT lạc Sào/hộ 5,31 52,60 5,75 53,40 4,85 51,30 5,35 53,10
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng số liệu ta thấy, tổng DTGT vụ Đông Xuân của 60 hộ điều tra là 607 sào, trong đó Hoa Nam là 215 sào, Hoa Trung là 189 sào và Hoa Bắc là 203 sào. Bình quân một hộ có 10,12 sào đất được gieo trồng hàng năm. Trong đó, diện tích trồng lạc là 319 sào, chiếm 52,6% tổng DTGT vụ Đông Xuân.
Hoa Nam là thôn có diện tích gieo trồng lạc lớn nhất là 115 sào chiếm 53,4%, tiếp đến là Hoa Bắc là 107 sào chiếm 53,1% trong tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân, và cuối cùng là Hoa Trung với 97 sào chiếm 51,3%. Như vậy, ta có thể thấy rằng cây lạc là cây chiếm tỷ trọng lớn về diện tích gieo trồng so với các cây trồng khác hằng năm trên địa bàn. Như vậy, vụ Đông Xuân ở đây, cây lạc được xem là cây trồng chủ đạo và đem lại thu nhập cho người
Đại học Kinh tế Huế
dân.
2.2.2.3. Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật
Trong sản xuất nông nghiệp, trang bị vật chất kỹ thuật ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế nước ta hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn đang còn lạc hậu, công cụ thô sơ, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa. Chính điều này là một phần nguyên nhân của tình trạng nông nghiệp nước ta chưa thể cạnh tranh trên thị trường với các nước khác được. Nghi Hoa là một xã cũng đang nằm trong xu thế chung của cả nước. Thực tế tình hình trang bị kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng11: Tình hình trang bị kỹ thuật của các nông hộ được điều tra (Tính bình quân trên một hộ điều tra)
Chỉ tiêu ĐVT
BQC Hoa Nam Hoa Trung Hoa Bắc
SL G.trị
(1000đ) SL G.trị
(1000đ) SL G.trị
(1000đ) SL G.trị (1000đ) Trâu, bò cày kéo Con 1,1 12000 1,2 13500 0,9 10125 1,1 12375
Cày, bừa tay Cái 2,3 303 2,2 287 2,5 311 2,3 306
Xe kéo Cái 1,0 1096 1,0 1133 0,9 1022 1,0 1134
Bình phun Cái 1,0 163 1,1 176 1,0 160 0.9 152
Nông cụ khác - 85 - 103 - 95 - 68
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng số liệu ta thấy, trung bình mỗi hộ gia đình có 1,1 con trâu bò kéo với trị giá 12 triệu đồng. Vì do yêu cầu về sức cày kéo cũng như diện tích phải cày kéo của một hộ là lớn nên đòi hỏi số trâu bò này phải có sức kéo lớn mới có thể đáp ứng được. Vàở đây họ chỉtập trung chăm sóc 1-2 con đủ sức kéo chứ không nuôi nhiều. Cùng với trâu, bò kéo thì cày bừa tay là nông cụ không thể thiếu cho sản xuất. Bình quân một hộ có 2,3 cái cày bừa tay (thường là 2 cái cày với 1 cái bừa). Trong những năm gần đây sản xuất nôngnghiệp ở đây đã chuyển từ vận chuyển bằng gánh, xe thồ sang vận chuyển bằng xe bò kéo. Thường thì một hộ gia đình thì sắm cho mình một chiếc xe bò kéo. Hiện nay thì số những chiếc xe có giá khoảng 1,096 triệu đồng. Mặc dù còn mang tính thô sơ, nhưng chiếc xe bò kéo này đã làm giảm rất nhiều công sức người dân bỏ ra cho việc vận chuyển. Do tính chất nhỏ lẻ trong sản xuất cũng như
Đại học Kinh tế Huế
địa hình nên việc đưa các phương tiện chuyên chở cơ giới vào trong sản xuất nông nghiệp ở đây vẫn còn là vấn đề bất cập.
2.2.2.4. Tình hình sử dụng giống
Giống là yếu tố đầu vào có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lạc. Giống tốt có khả năng chống chịu sâu bệnh do vậy cho năng suất cao, ngược lại giống xấu sẽ đem lại năng suất thấp.
Ở trên địa bàn xã, lạc chỉ được trồng vào vụ Đông Xuân. Vì thế nên nếu để giống từ vụ Đông Xuân tới vụ sau sẽ không đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm, dễ sâu bệnh. Do đó, hầu hết giống ở đây đều được mua từ nơi khác về. Toàn bộ diện tích được gieo trồng giống L14, và giống này đang tỏ ra thích hợp với đất đai cũng như thời tiết ở đây, đem lại năng suất cao. Tuy nhiên, việc mua giống từ nơi khác sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng cao, làm giảm hiệu quả sản xuất. Vì một kg lạc giống mua về với giá 32 nghìnđồng trong khi lạc sản xuất ra chỉ bán với giá 17 - 18 nghìnđồng. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với hộ nông dân trồng lạc ở đây là phải chủ động được nguồn giống phù hợp về phẩm chất cũng như giá cả, để phần nào giảm bớt được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả.