Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân của hộ nông dân ở xã nghi hoa, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở XÃ NGHI HOA, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

2.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 Ở XÃ NGHI HOA

2.2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc

Chi phí sản xuất là một bộ phận cấu thành nên kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêngởxã Nghi Hoa chủ yếu là sử dụng những công cụ lao động nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng nên hầu như không có khấu hao tài sản cố định. Vì thế trong kết cấu chi phí sản xuất lạc tôi đưa vào chi phí trung gian và phần chi phí lao động gia đình. Chi phí sản xuất lạc ở đây được tính bình quân trên một sào.

Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí bằng tiền mà hộ sản xuất đã bỏ ra để mua vật tư hoặc dịch vụ thuê ngoài. Trong chi phí trung gian bao gồm chi phí vật chất như giống, phân bón, BVTV; chi phí dịch vụ bao gồm những chi phí thuê ngoài như thuê làm đất, chăm sóc, thu hoạch…

Chi phí lao động được tính bằng tổng số công lao động bình quân trên một sào nhân với giá công lao động trung bình trênđịa bàn. Giá lao động trênđịa bàn trung bình hiện nay là 100.000 đồng/công. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất bình quân trên một sào lạc vụ Đông Xuân 2010của các hộ được điều tra thế hiện trong bảng sau:

Bảng 12: Chi phí và kết cấu chi phí sản xuất cây lạc vụ Đông Xuân năm 2010 của các hộ

Đại học Kinh tế Huế

được điều tra.(Tính bình quân trên một sào)

Đvt : 1000 đồng

Chỉ tiêu BQC Hoa Nam Hoa Trung Hoa Bắc

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng chi phí 2106 100 2042 100 2210 100 2066 100

I. Chi phí trung gian 792 37,61 787 38,54 793 35,88 796 38,53 1. Chi phí vật chất 770 92,2 769 97,71 771 97,23 770 96,73

- Giống 316 41,04 314 40,83 318 41,25 316 41,04

- Phân chuồng 171 22,21 160 20,81 173 22,44 180 23,38

-Phân bón vô cơ +Vôi 258 33,51 255 33,16 260 33,72 259 33,64

- BVTV 25 3,25 40 5,2 20 2,59 15 1,95

2. Chi phí dịchv 22 2,78 18 2,29 22 2,77 26 3,27

II. Lao động gia đình 1314 62,39 1255 61,46 1417 64,12 1270 61,47 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Nhìn vào bảng ta thấy, tổng chi phí bình quân trên một sào lạc của các hộ điều tra là 2.106 nghìnđồng, trong đó chiphí trung gian là 792 nghìnđồng, chiếm 37,61% còn chi phí lao động của gia đình là 1314 nghìnđồng chiếm 62,39%. Như vậy trong kết cấu chi phí sản xuất lạc thì chi phí laođộng tự có của gia đình chiếm tỷ trọng rất lớn.

Trong 3 thôn điều tra thì Hoa Trung là thôn có chi phí bình quân trên một sào lạc cao nhất2.210 nghìnđồng, tiếp đến là thôn Hoa Bắc 2.066 nghìnđồng, và thấp nhất là thôn Hoa Nam 2.042 nghìn đồng. Vì địa hình ở Hoa Trung dốc, hàng năm đất ở đây thường bị xói mòn nên việc cải tạo đất hàng năm tốn rất nhiều chi phí trong đó có phân.

Chi phí trung gian là khoản mục đầu tư rất quan trọng đối với các nông hộ vì đây là khoản chi phí mà nông dân phải bỏ tiền ra mua về, do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất. Vì là sản xuất theolối truyền thống, thủ công nên chi phí trung gianở đây chủ yếu là chi phí vật chất (chiếm92,2%) như giống, phân bón, BVTV… còn các chi phí dịch vụ, chi phí công cụ sản xuất rất ít.

Trong đó, chi phí giống chiếm41,04% trong tổng chi phí vật chất và hầu như không có sự chệnh lệch giữa các thôn. Vì giống ở đây đều phải đi mua từ nơi khác về với giá rất cao (32 nghìnđồng/kg). Đây là một trong những khó khăn của người dân trên địa bàn.

Phân bón cũng là một trong những đầu vào rất quan trọng không thể thiếu trong sản xuất lạc. Bình quân một sào lạc được đầu tư 171 nghìnđồng phân chuồng và 258 nghìnđồng

Đại học Kinh tế Huế

phân vô cơ. Qua đó ta thấy, sản xuất lạc cần rất nhiều phân chuồng, và người dân ở đây cũng chú trọng đầu tư rất nhiều. Cũng do một phần giá phân chuồng rẻ hơn các loại phân vô cơ khác và một phần tự túc được, nên với số vốn đầu tư ít ỏi thì người dân chỉ có thể đầu tư vào phân chuồng nhiều hơn.

Chi phí dịch vụ ở đây rất ít vì do quy mô đất ở đây nhỏ nên không thể thuê các máy móc phục vụ cho sản xuất được. Mặt khác là do kinh phí hạn hẹp, không thể thuê lao động ngoài mà lao động gia đình tự sản xuất để tiết kiệm chi phí, lấy công làm lời.

Trong kết cấu chi phí thì chi phí laođộng chiếm tỷ trọng rất lớn. Bình quân mỗi sào lạc người dân bỏ ra 13,14 công lao động, nếu đi thuê thì hết 1.314 nghìn đồng, chiếm 62,39%

tổng chi phí. Qua đó ta thấy trồng lạc cần rất nhiều công lao động. Nhưng do lao động ở đây là lao động gia đình và không thuê ngoài nên tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn.

Như vậy, qua phân tích kết cấu chi phí của các hộ điều tra ta thấy: mức đầu tư chi phí sản xuất lạc trên địa bàn còn thấp, chủ yếu là chi phí công lao động. Do điều kiện vốn sản xuất còn thấp nên các hộ chưa thể đầu tư lớn cho các yếu tố đầu vào như phân bón, BVTV, chi phí dịch vụ… Cùng với đó là quy mô đất đai nhỏ lẻ, manh mún nên chưa thể áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất được mà chủ yếu là lao động thủ công. Điều này đặt ra vấn đề đối với chính quyền địa phương là cần phải hỗ trợ vốn cho người dân sản xuất và thực hiện dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất lạc trên địa bàn.

2.2.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc các hộ điều tra

Kết quả và hiệu quả sản xuất thể hiện thu nhập mà người nông dân có được khi đầu tư cho một hoạt động sản xuất. Đó là mục tiêu cuối cùng của bất kì hoạt động sản xuất nào. Vì vậy, nó có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của người sản xuất.

Để đánh giá được chính xác kết quả và hiệu quả sản xuất của các nông hộ được điều tra cần phải sử dụng đến nhiều chỉ tiêu khác nhau. Trong đó, tôi chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá như đã trình bàyở phần cơ sở khoa học. Kết quả phân tích, tổng hợp từ số liệu điều tra thể hiện trong bảng sau:

Bảng 13: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân 2010 của các nông hộ được điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQC Hoa Nam Hoa Trung Hoa Bắc

1. Diện tích Sào 106,33 115 97 107

2. SL Tạ 155,33 165 147 154

3. NS Tạ/sào 1,46 1,43 1,51 1,44

4. IC/sào 1000đ 792 787 793 796

Đại học Kinh tế Huế

5. GO/sào 1000đ 2.629,47 2.582,61 2.727,84 2.590,65

6. VA/sào 1000đ 1.837,47 1.795,61 1.934,84 1.794,65

7. LN/sào 1000đ 523,47 540,61 517,84 524,65

8. Công LĐ Công/sào 13,14 12,55 14,17 12,70

9. VA/công 1000đ 139,84 143,08 136,54 141,31

10. LN/công 1000đ 39,84 43,08 36,54 41,31

11. GO/IC Lần 3,32 3,28 3,44 3,25

12. VA/IC Lần 2,32 2,28 2,44 2,25

13. LN/IC Lần 0,66 0,69 0,65 0,69

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng điều tra ta thấy, năng suất lạc bình quân của vùng đạt 1,46 tạ/sào, trong đó Hoa Trung là thôn đạt năng suất cao nhất 1,5 tạ/sào, còn thôn Hoa Nam thấp nhất đạt 1,43 tạ/sào. Ta thấy, tuy sử dụng cùng một giống lạc nhưng doHoa Trung là thôn có mức đầu tư chi phí cao hơn nên năng suất đạt được cao hơn. Điều này cho thấy, mức độ đầu tư chí phí có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây lạcở đây.

Như vậy, nếu xét về giá trị một sào lạc trên địa bàn đạt2.629,47 nghìnđồng giá trị sản xuất. Sau khi trừ đi chi phí trung gian 792 nghìnđồng/sào thì thu được 1.837,47 nghìnđồng giá trị gia tăng (hay thu nhập). Và nếu trừ đi khoản chi phí lao động của gia đình thì bình quân một sào lạc thu được523,47 nghìnđồng lợi nhuận.

Vì có sự chệnh lệch về năng suất cũng như chi phí giữa các thôn nên giá trị bình quân trên một sào lạc cũng khác nhau. Trong bảng ta thấy Hoa Trung là thôn có giá trị đạt được trên một sào lạc cao nhất 2.727,84nghìnđồng. Trong khi đó, Hoa Nam chỉ đạt 2.582,61nghìn đồng/sào lạc giá trị sản xuất. Bởi vì như phân tích ở trên ta thấy mặc dù Hoa Trung là thôn có diện tích gieo trồng thấp nhất nhưng năng suất gieo trồng lại cao hơn nhiều so với Hoa Nam nên sự chệnh lệch giữa các thôn tương đối lớn. Cũng chính điều này tác động lớn đến lợi nhuận (thu nhập) của các thôn. Do phải bỏ ra chi phí nhiều nên lợinhuận thu được trên một sào lạc của Hoa Trung đạt thấp nhất 517,84 nghìn đồng, tiếp đến là Hoa Bắc 524,65 nghìn đồng, và cao nhất là Hoa Nam 540,61 nghìn đồng. Như vậy ta thấy, chi phí sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất. Đặc biệt nếu tính đến chi phí lao động của gia đình.

Có thể thấy, thu nhập trên một sào lạc sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí ở đây chưa phải là cao. Tuy nhiên, nếu ta xét thu nhập bình quân trên một ngày công so với ngày công trung bình ở địa phương thì con số này lại khá cao. Giá một ngày công trung bình ở địa phương tại thời điểm hiện nay là 100 nghìn đồng trong khi thu nhập trên một ngày công của các hộ sản xuất lạc ở đây đạt 139,84 nghìnđồng, cao gấp 1,39lần. Do đó ta thấy, mặc dù sản

Đại học Kinh tế Huế

xuất lạc ở đây còn lạc hậu, gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đem lại được thu nhập phần nào cao hơn cho lao động nông nghiệp.

Xét trên góc độ chi phí bỏ ra cho sản xuất ta thấy: trung bình một đồng chi phí trung gian bỏ ra cho sản xuất lạc thì thu được 3,32 đồng giá trị sản xuất,2,32 đồng giá trị gia tăng và 0,66 đồng lợi nhuận. Trong đó, thôn Hoa Nam một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 3,28đồng giá trị sản xuất, 2,28 đồng thu nhập và 0,69 đồng lợi nhuận. Hoa Trung thu được 3,44 đồng giá trị sản xuất, 2,44 đồng thu nhập và 0,65 đồng lợi nhuận trên một đồng chi phí bỏ ra. Và con số này đối với Hoa Bắc là 3,25đồng giá trị sản xuất, 2,25đồng thu nhập, 0,66 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất ở hai thônHoa Nam và Hoa Bắc cao hơn Hoa Trunglà do điều kiện đất đai ở đây có phần thuận lợi hơn, mặt khác là do các hộ trong hai thôn này có mức đầu tư chi phí thích đáng, phù hợp hơn, đặc biệt là phần chi phí trung gian.

Nhìn chung, sản xuất lạc trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, song hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân khá cao, đóng góp đáng kể vào thu nhập của người lao động. Mặc dù vậy, cần phải có sự đầu tư hơn nữa vào sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần cải thiện hơn nữa thu nhập cho người lao động.

2.2.3.3. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất cây lạc với những cây trồng hàng năm chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu

Để phản ánh chính xác hơn hiệu quảsản xuất cây lạc ở địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành so sánh hiệu quả sản xuất của cây lạc với một số cây trồng hàng năm chủ yếu trên địa bàn.

Trên địa bàn sản xuất chủ yếu là các cây trồng có khả năng chịu hạn như: lạc, đậu, khoai lang, sắn, ngô, … trong đó lạc là cây trồng chủ đạo và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Thể hiện trong bảng so sánh sau:

Thể hiện trong bảng so sánh sau:

Bảng 14: Hiệu quả sản xuất của một số cây trồng hàng năm chủ yếu của các nông hộ được điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Lạc Đậu Khoai lang Sắn Ngô

GO/sào 1000đ 2.629,47 2.420,36 1.917,23 1.312,07 993,01

IC/sào 1000đ 792 733 692 525 450

VA/sào 1000đ 1.837,47 1.687,36 1.225,23 787,07 483,01

LN/sào 1000đ 523,47 463,05 421,48 330,25 272,64

GO/IC Lần 3,32 3,30 2,77 2,50 2,07

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân của hộ nông dân ở xã nghi hoa, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)