Tình hình tiêu thụ và sử dụng lạc của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân của hộ nông dân ở xã nghi hoa, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 52)

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở XÃ NGHI HOA, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

2.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 Ở XÃ NGHI HOA

2.2.5. Tình hình tiêu thụ và sử dụng lạc của các hộ điều tra

Thị trường tiêu thụ sản phẩm hay thị trường đầu ra là yếu tố có vai trò quyết định đối

Đại học Kinh tế Huế

với hoạt động kinh doanh. Thông qua thị trường người sản xuất có thể điều chỉnh quy mô, cơ cấu, chất lượng sản phẩm. Thị trường và giá cả cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là đối với loại nông sản có tỷ suất hàng hóa cao như lạc.

Ở Nghi Hoa, lạc là mặt hàng nông sản có tỷ suất hàng hóa cao nhất. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì giá lạc cũng đang ngày một tăng. Bình quân 1kg được bán với giá 18.500 đồng, cao hơn các địa phương khác như Quảng Bình, Quảng Trị. Tuy nhiên, giá bán không ổn định và có sự giao động giữa đầu, trong và cuối vụ.

Tình hình tiêu thụ lạc của các nông hộ được điều tra thể hiện trong bảng sau:

Bảng 17: Tình hình tiêu thụvà sử dụng lạc của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Sản lượng(tạ) %

Tổng sản lượng của các hộ nông dân điều tra 466 100,0

1. Để lại sử dụng 35 7,51

2. Bán 431 72,49

Bán cho người tiêu dùng 15 3,48

Bán cho người thu gom trong xã 384 89,10

Bán cho người thu gom ngoài xã 32 7,42

3. Địa điểm bán

Bán tại chợ 33 7,66

Bánở nhà 398 92,34

4. Giá bán

a. Bánở mức giá 18.000 đ/kg 98 22,74

b. Bánở mức giá 18.500 đ/kg 243 56,38

c. Bánở mức giá 19.00 đ/kg 75 17,40

Đại học Kinh tế Huế

d. Bánở mức giá 20.000 đ/kg 15 3,48 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Trong tổng sản lượng sản xuất ra, các hộ nông dân ở đây không giữ lại làm giống cho vụ sau mà chỉ giữ lại một phần để sử dụng, còn lại là bán. Khoảng 7,51% sản lượng lạc được các hộ nông dân giữ lại để sử dụng như: làm thức ăn, làm quà,… còn 72,49% là bán ra. Điều này cho thấy lạc ở đây trồng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, khi mùa về thì giá lạc luôn giảm xuống so với đầu mùa hoặc cuối mùa. Do nhu cầu về tiền cũng như điều kiện dự trữ không có nên hầu hết phải bán ồ ạt vào mùa với giá thấp (khoảng 56,38%).

Mức giá trung bình năm 2010 khoảng 18.500 đồng/kg. Chỉ những lúc khan hiếm thì giá mới lên tới 20.000 đồng/kg, lúc này lượng lạc còn lại để bán rất ít. Đây là những khó khăn mà người sản xuất nông nghiệp phải chịu, được mùa thì mất giá.

Số lạc bán ra thị trường phần lớn bán cho các hộ thu gom nhỏ trong xã (khoảng 89,1%).

Chỉ một số ít là bán trực tiếp cho người tiêu dùng (khoảng 3,48%), hoặc người thu mua nơi khác đến. Thể hiện trongSơ đồ chuỗi cungsau:

Những người thu mua nhỏ trongxãđến tận nhà mua, sau đó qua sơ chế (bóc vỏ, loại hạt Các cơ sở

chế biến

Hộ sản xuất

Thu mua trong xã C.ty thu mua lạc Nghệ An C.ty xuất

nhậpkhẩu Người

tiêu dùng

Thu mua ngoài xã

Bán lẻ Bánbuôn

7,42% 89,1%

85,6% 14,4%

3,48%

25 %

Đại học Kinh tế Huế

hỏng…) và nhập lại cho các nhà thu mua lớn ở nơi khác như công ty thu mua lạc ở Nghệ An.

Sau khi chế biến lại thì khoảng 75% sản phẩm lạc được bán cho công ty xuất nhập khẩu để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài và chuyển đến người tiêu dùng. Khoảng 25% còn lại được bán cho các cơ sở, công ty chế biến trong nước để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngàynhư công ty bánh kẹo, ép dầu... và được bán tới người tiêu dùng cuối cùng. Một số ít lạc của các hộ sản xuất được các hộ thu gom nơi khác mua để bán lại cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán buôn hoặc bán lẻ để tiêu dùng hàng ngày, khoảng 7,42%.

Như vậy ta thấy, việc tiêu thụ lạc ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn như bị ép giá, qua nhiều trung gian. Vì thế chính quyền địa phương cần có giải phápổn định được thị trường, rút bớt được các khâu trung gian trong tiêu thụ.

2.2.6. Những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn.

Những thuận lợi

Nghi Hoa là một xã có vị trí khá thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa, sản phẩm trong và ngoài huyện. Đây là một điều kiện rất quan trọng để giảm chi phí trong sản xuất, giảm chi phí trong lưu thông hàng hóa, nâng được giá bán tại gốc của sản phẩm nông nghiệp cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo. Xã có nhiều diện tích đất cát, đất thịt nhẹ…phù hợp với việc sản xuất lạc. và giống lạc hiện nay đang tỏ ra rất phù hợpvới những loại đất này, cho năng suất khá cao. Điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, lượng mưa, số giờ nắng, bức xạ nhiệt ở vùng này rất thuận tiện cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, đặc biệt là lạc.

Nguồn lao động dồi dào là một lợi thế lớn cho sản xuất lạc khi lạc là một trong những cây trồng cần rất nhiều công lao động trong quá trình gieo trồng, chăm sóc cũng như thu hoạch. Thời gian qua, nhu cầu thị trường về sản phẩm lạc ngày càng cao, giá cả có phần tăng lên. Vì vậy, sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết và người dân phấn khởi sản xuất. Điều này đã tạo điều kiện khuyến khích người dân mở rộng sản xuất và tăng đầu tư thâm canh, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi trên thì việc sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định cả về yếu tố khách quan lẫn chủ

Đại học Kinh tế Huế

quan. Khó khăn đầu tiên phải kể đến đó là việc thiếu vốn sản xuất. Mức đầu tư chi phí của các nông hộ là không cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất gieo trồng.

Chi phí đầu tư cho sản xuất thì phải bỏ ra từ đầu vụ trong khi phải thu hoạch xong bán sản phẩm mới thu hồi được vốn nên khó khăn cho việc đầu tư vật tư cho sản xuất, đặc biệt là những hộ có diện tích lớn. Từ lúc nước ta gia nhập WTO, giá bán sản phẩm tăng lên không đáng kể trong khi giá đầu vào lại tăng nhanh, gấp nhiều lần. Vì thế, sản xuất đã khó khăn lại càng khó khăn thêm. Đây không chỉ là khó khăn của riêng hoạt động sản xuất lạc mà là khó khăn chung của sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời kì hội nhập như hiện nay.

Đại học Kinh tế Huế

Giống cũng là một yếu tố gây khó khăn cho sản xuất lạc của các hộ nông dân ở đây. Ở trên địa bàn xã, lạc chỉ được trồng vào vụ Đông Xuân, còn vụ Hè Thu do thời tiết nắng nóng kéo dài, không chủ động được nguồn nước nên không thể gieo trồng được. Vì thế nên nếu để giống từ vụ trước tới vụ sau sẽ không đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm, dễ sâu bệnh. Do đó, giống ở đây đều phải mua từ nơi khác về. Tuy nhiên, một kilogam lạc giống mua về với giá 32.000 đồng trong khi lạc sản xuất ra chỉ bán với giá 18–20 nghìn đồng nếu được giá. Do đó, chi phí sản xuất tăng cao, làm giảm hiệu quả sản xuất. Điều kiện thời tiết ở đây bên cạnh những thuận lợi thì cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất lạc. Như vào thời kì gieo trồng hay gặp thời tiết lạnh nên dễ sinh các mầm bệnh làm cây lạc non dễ bị chết hoặc còi cọc. Còn đến thời kì sắp thu hoạch thì thời tiết lại quá nắng gắt nên dẫn đến việc là bị héo rũ và khô, gây khó khăn cho việc thu hoạch. Lạc sau khi thu hoạch ngoài đồng thì đem cả gốc lẫn thân về nhà nên việc tách củ gặp nhiều khó khăn, đồng thời còn tốn thêm chi phí vận chuyển. Mà việc tách củ chủ yếu là làm thủ công nên rất chậm. Khâu phơi khô cũng gặp nhiều hạn chế vì tùy thuộc vào ánh nắng của trời. Nếu gặp thời tiết xấu thì đôi lúc để lâu lạc có thể nảy mầmngay trên cây. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất của hạt và khi bán ra sẽ bị hạ giá.

Nhu cầu thị trường tiêu thụ thì lớn nhưng việc tiêu thụ ở đây thì gặp nhiều khó khăn khi bị các thương gia ép giá. Lạc ở đây chủ yếu là bán cho những người thu mua nhỏ trongxã, mà thường là những người cho nông dân vay vốn để đầu tư nên giá bán luôn thấp hơn giá thị trường. Đồng thời lạc lại bán ra ồ ạt vào lúc thu hoạch nên giá giảm, không thể dự trữ để bán lúc được giá.

Nhưvậy, việcsản xuất và tiêu thụcủa các hộ nông dân còn rất nhiều khó khăn. Đã làm cho hiệu quả sản xuất giảm, thu nhập của người nông dân trồng lạc cũng bấp bênh.Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân của hộ nông dân ở xã nghi hoa, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)