CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở XÃ NGHI HOA, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ NGHI HOA
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Nghi Hoa là một xãđồng bằng của huyện Nghi Lộc, nằm giáp với thị trấn Quán Hành. Có tổng diện tích tự nhiên là 497,24ha.
+ Phía Đông giáp xã Nghi Long, Thị trấn Quán Hành.
+ Phía Bắc giáp xã Nghi Thuận.
+ Phía Tây giáp xã Nghi Phương.
+ Phía Nam giáp Thị trấn Quán Hành.
Xã có các tuyến đường giao thông đi qua: Tỉnh lộ 534 (đi Đô Lương – Yên Thành) và đường tránh TP. Vinh. Đây là vị trí khá thuận lợi, tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hóa, liên kết phát triển kinh tế với các đơn vị khác trong và ngoài huyện.
2.1.1.2.Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng
Nghi Hoa là một xã đồng bằng của huyện Nghi Lộc, tuy nhiên địa hình có phần hơi dốc. Ở điểm cao nhất và điểm thấp nhất chênh lệch khá lớn, có chiều cao tương đối so với mực nước biển. Với địa hình như vậy, nên hàng năm ở đây cũng thường bị hạn hán đe dọa, và đến mùa mưa thì có hiện tượng rửa trôi đất ở vùng cao.
Đất ở đây là đất cát pha, chiếm tỷ lệ 65% trong thành phần cơ cấu đất. Với loại đất như vậy sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, đến sinh trưởng và phát triển của cây lạc nói riêng và cây hàng năm trên địa bàn nói chung.
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Nghi Hoa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Với4 mùa rõ rệt quanh năm: Xuân–Hạ- Thu -Đông. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 180 –2500 mm, độ ẩm không khí trung bình là : 75–80 %. Tuy nhiên cũng có những đặc điểm bất lợi như sau:
- Tháng 12, tháng 1– tháng 2 thường có những đợt rét đậm, rét hại, sương muối;
-Tháng 5 và tháng 6 thường nắng nóng kéo dài cùng với gió Phơn Tây Nam (gió Lào) nhiệt độ lên đến 39 –400C;
Đại học Kinh tế Huế
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Theo số liệu của tổng điều tra dân số tháng 3/2011, dân số của xã là 5.092người.
So với 2 năm trước đó thì dân số lao động của xã có nhiều biến động. Thể hiện trong Bảng 6. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2008 toàn xã có 5.030 người, năm 2009 có 5.082 người tăng 52 người với tỷ lệ tăng dân số 1,03%. Sang đến năm 2010 thì dân số toàn xã có đến 5.112 người, tăng lên 30 người so với 2009 với tỷ lệ tăng dân số là 0,59%. Như vậy, trong 3 năm 2008 – 2010 dân số vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên tỷ lệ tăng dân số đang ngày càng giảm xuống (năm 2010 giảm 0,44% so với 2009). Đây là kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình cũng như xây dựng gia đình văn hóa.
Cùng với sự gia tăng dân số thì lượng lao động trên địa bàn cũng được bổ sung thêm. Năm 2008 tổng số lao động trên toàn xã là 2.408 người, năm 2009 là 2.451 người tăng thêm 43 người tương ứng với 1,79%. Sang đến năm 2010 thì lượng lao động là 2.469 người, tăng 18 người tương ứng với 0,73% so với năm 2009. Như vậy, tốc độ tăng số lao động cũng có phần giảm xuống do sự giảm xuống của tốc độ tăng dân số. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu lao động trước mắt cho sản xuất nông nghiệp tốt hơn thì sự gia tăng lượng lao động này cũng đặt ra vấn đề công ăn việc làm cho người lao động trong lâu dài
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6: Tình hình dân số lao động trênđịa bàn nghiên cứu thời kỳ 2008 –2010
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
SL % SL SL % +/- % +/- %
1. Số nhân khẩu (Người) 5.030 - 5.082 - 5112 - 52 1,03 30 0,59
2. Số lao động (Người) 2408 100 2451 100 2469 100 43 1,79 18 0,73
Theo giới:
LĐ nam 1202 49,92 1221 49,82 1228 49,74 19 1,58 7 0,57
LĐ nữ 1205 50,08 1226 50,18 1241 50,26 21 1,74 15 1,22
Theo nghành:
LĐ NN 2014 83,64 2042 83,31 2044 82,79 28 1,39 2 0,1
LĐ phi NN 394 16,36 408 16,69 425 17,21 14 3,55 17 4,17
3. Số hộ (Hộ) 1391 100 1406 100 1427 100 15 1,08 21 1,49
Hộ sx NN 1261 90,65 1268 90,18 1274 89,28 7 0,56 6 0,47
4. Bình quân:
BQ nhân khẩu/hộ 3,61 - 3,61 - 3,58 - 0 0 -0,03 -0,01
BQ lao động/hộ 1,73 - 1,74 - 1,73 - 0,01 0,58 -0,01 -0,01
(Nguồn: Văn phòng thống kê xã Nghi Hoa)
Đại học Kinh tế Huế
2.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật
Thực hiện Nghị quyết của Đảng về CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng ủy, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của mặt trận và các đoàn thể đãđộng viên được sức mạnh của nhân dân cùng với sự hỗ trợ của cấp trên. Xã Nghi Hoađã xây dựng được một số công trình phúc lợi công cộng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung.
Một số công trìnhđược xây dựng trong 5 năm trởlại đây đó là: 1 Trường Mầm non 10 phòng học đạt trường chuẩn quốc gia, 1trường tiểu học 2 tầng,và 1trường Trung học cơ sở 2 tầng, trạm y tế đãđược kiên cố hóa, xây mới 2 trạm điện, 3,5 km kênh mương bê tông tiêu úng, 6 km đường nhựa liên xã, nhà làm việc 2 tầng của Đảng ủy – HĐND – UBND, Hội quán 12 thôn.
2.1.2.3. Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện mọi quá trình sản xuất, đất đai vừa là chỗ đứng vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng, giao thông vận tải, văn hóa – xã hội. Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Vì vậy đất đai luôn đóng vai tròđặc biệt quan trọng trong sản xuất và đời sống con người. Trên địa bàn xã Nghi Hoa đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Qua các năm thì cơ cấu các loại đất có nhiều biến động, thể hiện trong Bảng7:
Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 335,24ha, bao gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và một phần đất chưa được sử dụng. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng diện tích. Tuy nhiên qua các năm thì cơ cấu các loại đất có sự biến động.
Đất nông nghiệp năm 2009 là 194,99 ha, chiếm 58,16% trong tổng diện tích tự nhiên.
Sang năm 2010 đất nông nghiệp còn 187,97 ha, chiếm 56,07% trong tổng diện tích, giảm 3,6% tương ứng với 7,02 ha so với năm 2009. Sở dĩ đất nông nghiệp giảm đi là do quá trình phát triển, tăng dân số nên đất nông nghiệp được đưa vào sử dụng với mục đích phi nông nghiệp. Trong diện tích đất nông nghiệp thì chủ yếu là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp, chiếm 56,38% năm 2009 và 54,24% năm 2010. Số còn lại được sử dụng đểNTTS. Diện tích này rất ít vì do điều kiện địa hình cũng như tập quán sản xuất ở đây không chú trọng đến NTTS.
Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai ở xã Nghi Hoanăm 2009 –2010
Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009
Đại học Kinh tế Huế
DT (ha) % DT (ha) % +/- % Tổng diện tích tự nhiên 325,24 100,00 335,24 100,00 0,00 0,00
I. Đất NN 194,99 58,16 187,97 56,07 -7,02 -3,60
1.Đất sản xuất NN 189,03 56,38 181,84 54,24 -7,19 -3,80
-Đất trồng cây hàng năm 155,24 46,30 150,62 44,93 -4,62 -2,98
+ Đất lạc 31,00 9,25 28,60 8,53 -2,40 -7,74
-Đất trồng cây lâu năm 33,79 10,08 31,22 9,31 -2,57 -7,61
2.Đất NTTS 5,96 1,78 6,13 1,83 0,17 2,85
3.Đất lâm nghiệp 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
II. Đất phi NN 126,00 37,59 133,43 39,80 7,43 5,90
1.Đất ở 20,32 6,06 26,40 7,79 5,79 28,49
2.Đất chuyên dùng 72,24 21,54 73,88 22,04 1,64 2,27
3.Đất tôn giáo 1,13 0,34 1,13 0,34 0,00 0,00
4.Đất nghĩa địa 10,25 3,08 10,25 3,08 0,00 0,00
5.Đất mặt nước CD 22,06 6,63 22,06 6,63 0,00 0,00
III. Đất chưa sử dụng 14,25 4,25 13,84 4,13 -0,41 -2,88
(Nguồn: Văn phòng thống kê xã Nghi Hoa) Sang năm 2010, do nông dân bỏ hoang diện tích ngoài hạn điền nên diện tích trồng lạc giảm 2,4ha tương đương với 7,74%. Thêm vào đó, năm 2010 tình hình thời tiết trên địa bàn diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài đã làm cho diện tích và năng suất giảm dẫn tới việc giảm sản lượng.
Nhìn chung, xã Nghi Hoa là một xã nông nghiệp nên diện tích đất chủ yếu là dùng vào sản xuất, phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các lĩnh vực phi nông nghiệp đang được phát triển mạnh. Đây là một trong những kết quả đạt được của quá trình phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, nếu không có được quy hoạch, kế hoạch hợp lý thì đây sẽ là mối đe dọa cho đất nông nghiệp.