ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHI HOA, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân của hộ nông dân ở xã nghi hoa, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 59)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1.Về định hướng

Lạc là một trong những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, tỉ suất hàng hóa lớn, thích nghi tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở địa phương. Do đó, lạc phải được xem là cây công nghiệp ngắn ngày mũi nhọn, có vị trí quan trọng của địa phương.

Vì thế trong thời gian tới, địa phương cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường, phù hợp với thời kỳ hội nhập. Chú trọng, mở rộng đến khâu chế biến, bảo quản, ổn định thị trường nhằm nâng cao hiệu quả cho người sản xuất.

Chủ trương dồn điền đổi thửa để tập trung diện tích trồng lạc thành những mảnh lớn, tạo điều kiện dễ dàng áp dụng cơ giới vào sản xuất.

Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tập trung vào khâu giống cây trồng, kỹ thuật sản xuất.

Đẩy mạnh đầu tư thâm canh vào sản xuất, áp dụng các công thức luân canh, xen canh có hiệu quả cao,nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nghiên cứu, áp dụng các loại giống mới, hiệu quả cao thay thế các giống cũ kém năng suất. Đặc biệt là các loại giống có khả năng chống chịu với sâu bệnh, thời tiết, và có chất lượng tốt nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường ngày càng cao.

3.1.2.Về mục tiêu

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XXI, thực hiện bước tiếp theo của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2005 –2015, nhiệmvụ kinh tế trong những năm 2010 – 2015 là tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng hiệu quả đầu tư trên đơn vị diện tích, đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình, tích cực thu hút các nguồn dự án, thực hiện tốt công tác quy hoạch nhằm tạo cơ sở hạ tầng đáp ứng tốt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội.

Về nông nghiệp cần chú trọng đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, nâng cao tỷ suất hàng hóa, trong đó tậptrung vào cây lạc. Sang năm 2011 duy trì

Đại học Kinh tế Huế

diện tích hiện có, nhưng đầu tư thâm canh để tăng năng suất. Tập trung gieo trồng với giống mới từ trung tâm khuyến nông tỉnh, đầu tư thâm canh vào sản xuất với diện tích tập trung.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC

3.2.1. Giải pháp về giống, đầu tư, kỹ thuật 3.2.1.1. Về giống

Hiện nay trên địa bàn chỉ gieo trồng một loại giống duy nhất mua từ nơi khác về là L14, nhưng năng suất vẫn chưa cao mà giá mua lại cao. Điều này làm cản trở rất lớn đến hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân. Vì thế hệ thống khuyến nông cần phải tìm kiếm, lựa chọn được loại giống có năng suất cao, phẩm chất tốt để tiến hành nhân rộng, hỗ trợ cho bà con nông dân sản xuất. Để có thể chủ động được giống cho sản xuất cũng như giảm được phần nào chi phí giống, nâng cao hiệu quả hơn.

3.2.1.2. Về đầu tư, kỹ thuật

Hiện nay việc đầu tư sản xuất của người dân ở đây vẫn còn thấp, chủ yếu là nguồn vốn tự có, còn vốn đi vay thì rất ít, khó khăn. Đầu vụ sản xuất, người nông dân phải đi mua chịu vật tư, giống của tư thương với mức lãi cao. Do dó, nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho vay để người dân có thể đầu tư cho sản xuất, như hội nông dân, hội phụ nữ thông qua các kênh vốn như ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp để cho bà con vay vốn mua vật tư, giống.

Việc cung ứng vật tư ở đây đều do các hộ kinh doanh nhỏ nên chi phí vật tư rất cao,không đáp ứng kịp thời cho sản xuất, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân. Vì thế chính quyền địa phương, đặc biệt là trung tâm khuyến nông cần phải chủ động khâu cung ứng vật tư cung cấp cho nông dân sản xuất, vừa kịp thời vừa giảm được chi phí.

3.2.2. Giải pháp về đất đai

Hiện nay trên địa bàn xã, diện tích trồng lạc vẫn còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Điều này đãảnh hưởng không nhỏ đến kết quả, hiệu quả sản xuất lạc. Mặc dù đã có chủ trương dồn điền đổi thửa nhưng việc thực hiện vẫn còn mang tính hình thức, chưa đem lại kết quả. Do vậy, việc trước mắt là phải tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa, đưa diện tích sản xuất về quy mô tập trung để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hơnnữa.

Đại học Kinh tế Huế

3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng 3.2.3.1. Về thủy lợi

Cần phải thực hiện để chủ động được trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trồng lạc đó là xây dựng hệ thống thủy lợi để tưới tiêu cho sản xuất. Để làm được điều này thì đòi hỏi cần phải có sự kết hợp giữa chính quyền cùng với nhân dân. Cần phải có chủ trương chính sách cụ thể từ lãnh đạo địa phương, vạch rõ kế hoạch, hỗ trợ nhân dân thực hiện. Cùng với đó là sự kết hợp, đóng góp của người dân trong việc xây dựng cũng như sử dụng, bảo vệ hệ thống thủy lợi.

3.2.3.2. Về giao thông

Hệ thống giao thông có vai trò quan trọng trong việc đi lại, chăm sóc, vận chuyển vật tư và sản phẩm. Thời gian qua mặc dù hệ thống đường sá đã được đầu tư sửa chữa, làm mới nhưng do thời gian sử dụng nên đã xuống cấp rất nhiều gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người dân, đặc biệt là hệ thống đườngnội đồng, gây khó khăn cho việc đi lại, sản xuất.

Do đó, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa vào việc tu sửa, đầu tư làm mới hệ thống đường sá đi lại trong xãđể tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại, sản xuất của nhân dân.

3.2.4. Vấn đề khuyến nông

Mặc dù trên địa bàn đã có hệ thống khuyến nông nhưng hoạt động vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Sản xuất lạc ở đây vẫn còn dựa vào kinh nghiệm truyền thống. Như vậy, để tăng năng suất cây trồng và đảm bảo tính bền vững trong sản xuất thì lãnhđạo xã và huyện cần có các chương trình tập huấn và tài liệu cho người nông dân tham khảo nhằm hỗ trợ kiến thức cho bà con nông dân trong việc nâng cao kiến thức sản xuất.

3.2.5. Giải pháp về thị trường, tiêu thụ

Hiện nay lạc sản xuất ra chủ yếu là bán cho những hộ thu gom nhỏ trong xã, bị ép giá, bán với giá thấp hơn giá thị trường. Một phần là do thiếu thông tin nên không có khả năng thương lượng giá. Do đó, một trong những giải pháp quan trọng là hệ thống khuyến nông cần tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận, nắm bắt thông tin để dễ dàng hơn trong việc mua bán. Mặt khác chính quyền cần đầu tư cơ sở hạ tầng để khuyến khích việc xây dựng phát triển các cơ sở chế biến tại địa phương để giải quyết đầu ra cho người sản xuất.

Đại học Kinh tế Huế

3.2.6. Về chính sách kinh tế

Việc phát triển kinh tế của một địa phương không thể thiếu được các chính sách hoạch định về kinh tế tại địa phương đó. Sản xuất lạc cũng vậy, chính quyền địa phươngphải triển khai một cách nhanh chóng và đồng bộ các chương trình, chính sách của tỉnh, huyện đối với từng hộ gia đình trong xã để họ có thể chủ động trong hoạt động sản xuất của mình.

Ban hành các chính sách cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xúc tiến xuất khẩu, thu mua, dự trữ hàng nông sản được hỗ trợ lãi suất; có cơ chế khuyến khích chế biến, nâng cấp, và tái chế hàng nông sản, hỗ trợ chi phí vận tải quốc tế và trong nước, khen thưởng các đơn vị có thành tích tiêu biểu tiêu thụ hàng nông sản nhằm khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sản xuất

Chính quyền cấp xã, huyện cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng nhằm tạo điều kiện để các hộ gia đình tiến hành vay vốn kịp thời vụ. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế “một cửa” giúp người dân giảm bớt các chi phí cho các thủ tục không cần thiết. Cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ gia đình trồng lạc để từ đó họ có thể chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu về hiệu quả sản xuất cây lạc vụ Đông Xuân trên địa bàn xã Nghi Hoa, Nghi Lộc, Nghệ Antôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Nghi Hoa là một xã nằm gần trung tâm của huyện cách thị trấn Quán Hành 1km về phía Đông Nam; có nhiều diện tích đất cát, cát pha, đất thịt nhẹ …; điều kiện khí hậu nhiều thuận lợi thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở đâyvẫn còn dựa vào điều kiện tự nhiên, nêncơ cấu cây trồng ở đây chủ yếu là những cây có khả năng chịu hạn như lạc, ngô, sắn, khoai… trong đó lạc là cây trồng

Đại học Kinh tế Huế

chiếm diện tích lớn nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.

2. Lạc là cây trồng có tỷ suất hàng hoá cao nhất và đóng góp rất lớn cho thu nhập của hộ gia đình. Bình quân mỗi sào lạc đem lại cho nông dân khoảng 523 nghìn đồng lợi nhuận. Với tầm quan trọng đó, lạc đã được người dân quan tâm, chú trọng đầu tư rất lớn.

3. Ở đây lạc được trồng chủ yếu vào vụ Đông Xuân, còn vụ Hè Thu do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên hầu như không gieo trồng.Nghi Hoa là một trong những xã có diện tích gieo trồng lớn, với năng suất, sản lượng cao trong huyện. Năm 2010 đạt 2,0 tấn/ha trong khi năng suất trung bình của huyện là 1,72 tấn/ha. Song so với tiềm năng của xã thì vẫn chưa cao, nếu đầu tư thâm canh sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì năng suất sẽ còn tăng lên.

4. Sản xuất lạc của các nông hộ ở đây vẫn theo lối truyền thống thủ công. Quy mô diện tích gieo trồng nhỏ lẻ, manh mún, trang thiết bị thô sơ, lạc hậu. Bên cạnh đó vốn đầu tư cho sản xuất vẫn còn thấp, chủ yếu là vốn tự có mà phần lớn là rất nhỏ.

Nên lượng vật tư trên một sào còn rất thấp, chưa phát huy được hết tiềm năng đất đai, cây trồng.

5. Hiện nay trên địa bàn người dân cũng đã tiến hành luân canh lạc với một số cây trồng khác như ngô, đậu…Trong đó, chủ yếu là luân canh với đậu vì công thức này đem lại thu nhập cao cho người dân. Tuy nhiên nếu trồng đậu sau khi trồng lạc sẽ làm nghèo đi các chất dinh dưỡng trong đất vì chưa có đủ thời gian để tự phục hồi.

Còn luân canh với ngô thì đem lại thu nhập không cao bằng đậu nhưng lại đảm bảo được các chất dinh dưỡng trong đất. Chính vì vậy, để sử dụng đất có hiệu quả cao hơn thì địa phương đang nghiên cứu lựa chọn được giống ngô tốt, phù hợp với điều kiện địa phương để trồng luân canh với lạc.

6. Quy mô sản xuất và mức đầu tư chi phí trung gian là hai yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trên địa bàn. Theo kết quả phân tích những hộ có diện tích đất trồng lạc lớn hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh nên thu được kết quả trồng lạc cao hơn. Bên cạnh đó chi phí trung gian cũng là yếu tố nâng cao hiệu quả sản xuất lạc. Trong một giới hạn nhất định, tăng mức đầu tư chi phí trung gian sẽ tăng hiệu quả sản xuất cây lạc. Tuy nhiên, trên địa bàn hiện nay thì quy môđất

Đại học Kinh tế Huế

đai vẫn còn nhỏ lẻ, mức đầu tư chi phí vẫn còn thấp.

7.Năng suất gieo trồng lạc trên địa bàn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:

lượng phân chuồng, đạm, lân, kali, vôi, công lao động, đất đai của vùng… trong đó lượng phân lân bón cho sản xuất và công lao động là hai yếu tố có mức ảnh hưởng lớn nhất. Điều này cho thấy ngoài nhu cầu về các chất dinh dưỡng thì lạc là cây trồng cần rất nhiều công lao động cho gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch.

8. Mặc dù nhu cầu thị trường về sản phẩm lạc lớn nhưng việc tiêu thụ ở đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do việc thiếu thông tin nên vẫn bị các hộ thu mua ép giá. Vì hầu hết lạc ở đây được bán cho các hộ thu gom nhỏ trong xã với giá bán không ổn định.

9. Để nâng cao được hiệu quả sản xuất lạc cho các hộ nông dân trong thời gian tới thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ sở hạ tầng, đất đai, đầu tư kỹ thuật, thị trường tiêu thụ…

II. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị đối với địa phương

Chính quyền địa phương cần thường xuyên phối hợp với các tổ chức khuyến nông tỉnh, huyện tổ chức các lớp tập huấn, tham khảo các mô hình sản xuất hiệu quả

… nhằm nâng cao trìnhđộ và kỹ thuật sản xuất cho người dân trên địa bàn. Đồng thời tổ chức cung ứng vật tư, giống, BVTV kịp thời, giá cảhợp lý cho người dân.

Cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, những chủ trương chính sách của nhà nước về thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Bằng nhiều biện pháp huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, các công trình phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được tốt hơn.

Kiến nghị đối với hộ sản xuất

Để đảm bảo cho việc sản xuất đem lại hiệu quả cao hơn, bản thân các nông hộ cần phải:

- Tăng cường đầu tư thâm canh một cách hợp lý, áp dụng cơ giới vào sản xuất, chủ động tìmđược nguồn vốn để đầu tư, tránh bị lệ thuộc vào các hộ thu gom.

- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để tự trang bị kiến thức về sản xuất cho

Đại học Kinh tế Huế

mình, tự cải thiện được trình độ, kỹ thuật để sản xuất đạt kết quả cao hơn. Cần chú trọng hơn đến kỹ thuật trong suốt quá trình gieo trồng, chăm sóc cũng như thu hoạch.

Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

Mặc dù lạc là cây có hiệu quả kinh tế cao cần được phát triển, mở rộng sản xuất. Nhưng với xu hướng phát triển như hiện nay thì đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, mà không thể thu hẹp được diện tích trồng các cây lương thực khác phục vụ cho con người cũng như chăn nuôi. Thực tế trên địa bàn hiện nay, trồng lạc mới chỉ độc canh, luân canh nhưng chưa thực sự hiệu quả chứ chưa có xen canh. Vì thế, cần nghiên cứu tìm hiểu biện pháp, giống cây trồng phù hợp để tiến hành xen canh, vừa tiết kiệm được diện tích vừa nâng cao hiệu quả của mỗi cây.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân của hộ nông dân ở xã nghi hoa, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)