CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Những thành tựu trong hoạt đông tín dụng đối với hộ nông của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Những thành tựu trong hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân của Agribank 20 năm qua:
Tăng trưởng liên tục mạnh mẽ cả về dư nợ, số hộ được vay và chất lượng tín dụng: tổng tài sản khi mới thành lập năm 1988 là 1.500 tỷ đồng,
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một tập đoàn tài chính đangành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là
Đại học Kinh tế Huế
14 người bạn đông hành thủy chung tin cậy của 10 triệu hộ gia đình; đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và nhận thức rõ vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống, năm 2009 Agribank chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart, kết nối thanh toán với kho bạc, hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách; phát hành được trên 4 triệu thẻ các loại. Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng. Năm 2009, Agribank vinh dự phần thưởng cao quý: top 10 giải “ Sao vàng đất việt”, top 10 thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “Doanh nghiệp bền vững”, top 10 doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500. Năm 2010, hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế thế giới, trong nước nói chung và thị trường tài chính tiền tệ, ngân hàng nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp về lãi suất huy động, tỷ giá v.v… Agribank phải chịu tác động và ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, Agribank đã nỗ lực vượt qua khó khăn, phát triển ổn định hơn, kinh doanh có hiệu quả hơn, tiếp tục khẳng định vị thế của một định chế tài chính lớn nhất Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nền kinh tế đất nước.
Năm 2010, Agribank ưu tiên vốn cho “Tam nông”, cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay tạm trữ lương thực, cà phê, cá tra, cá ba sa, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay xuất khẩu, khắc phục thiên tai lũ lụt v.v… Tiếp tục cùng hệ thống chính trị thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 26 NQ/TƯ hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa X của Đảng “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Năm 2010, Agribank triển khai thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; triển khai đề án “Mở rộng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp,
Đại học Kinh tế Huế
15 nông dân, nông thôn đến 2010 và định hướng đến 2020” v.v… tạo điều kiện để người nông dân, doanh nghiệp khắp mọi vùng, miền cả nước có thêm nhiều cơ hội mở rộng, nâng quy mô sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tăng năng suất.
Trong 2010, Agribank có tổng nguồn vốn đạt 474.941 tỉ đồng, riêng huy động từ dân cư tăng 25,5%. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 414.755 tỉ đồng, trong đó dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 42.000 tỷ đồng.
- Khách hàng chính của ngân hàng Agribank là những hộ nông dân
- Bên cạnh đó khi cho hộ nông dân vay ngân hàng gặp mắc phải không ít khó khăn như:
- Khi cho hộ nông dân vay vốn đầu tư vào sản xuất nông – lâm ngư nghiệp, chăn nuôi thường có tỷ lệ gặp rủi ro cao, kiểm tra và thu hồi vốn khó khăn.
- Nông dân canh tác lẻ tẻ gây nhiều khó khăn trong qua trình thẩm định khi cho vay, đặc biệt tốn nhiều thời gian của CBTD khi làm thủ tục cho vay. Ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của ngân hàng trong qua trình thu tiền lãi cũng như tiền gốc khi cho vay.
- Nông dân thu nhập thất thường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên khả năng thu hồ vốn và tạo ra được lợi nhuận là rất khó khăn.
- Hộ nôngdân tác lẻ tẻ và phân tán nhỏ nên việc kiểm soát gây nhiều bất lợi.
Mặt khác thường canh là khách hàng có độ rủi ro cao nhất, phức tạp nhất.
-Nhiều hộ gia đình thiếu suy nghĩ trong khi đi vay vốn, sử dụng vốn vay không đúng mục đích của món vay.
-Hàng năm ngân hàng phải gia hạn cho nhiều hộ nông dân tạo cơ hội làm ăn để có khả năng trả tiền vay của ngân hàng.
-Ngân hàng mất một khoản tiền lãi thu từ khoản cho nông dân vay khá lớn nhưng vì mục tiêu là phát triển nông nghiệp nông thôn và cải thiện đời sống của nhân dân nên cuối năm ngân hàng phải bù lỗ.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực hết mình,đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
Đại học Kinh tế Huế
16 1.2.2. Những kết quả đạt được những năm gần đây của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Trị
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của NHNo&PTNT ViệtNam, sự phối hợp của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo của chi nhánh NH nhà nước, cùng với các NHTM trong tỉnh, chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Trị đã có nhiều cố gắng trong HĐKD và phục vụ, góp phần vào sự nghiệp kinh tế của địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế nông thôn. Đầu tư TD cho chi nhánh không ngừng tăng trưởng, tổng dư nợ cho vay ngày càng mạnh, đến nay đạt 4.547 tỷ, vốn đầu trung hạn, dài hạn từ chổ chưa đến 10 % nay đã nâng lên 70% trong tổng dư nợ, mạng lưới TD nông nghiệp đã tạonên thành tích kinh tế- xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giảm tỷ lệ đói nghèo xuống so với những năm trước đây. Chi nhánh luôn có lượng khách hàng đông đảo là bà con nông dân, hàng chục hộ sản xuất trên toàn tỉnh. Chi nhánh có một đội ngũ cán bộ có mặt khắp các địa bàn từ thành thị cho đến nông thôn, miền núi, bản làng, làm việc tận tuỵ, có trách nhiệm, vừa cho vay, vừa vận động, hướng dẫn bà con thay đổi tập quán làm ăn, điển hình là hai huyện Hướng Hoá và Đakarông. Có một tập thể lãnh đạo có kinh nghiệm điều hành, biết nắm bắt kịp thời những mục tiêu, định hướng của hệ thống và các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh để mở rộng TD. Trong hơn 20 năm hoạt động, chi nhánh đã không ngừng phát triển cả về quy mô, mạng lưới và nội dung hoạt động. Kết quả kinh doanh của chi nhánh luôn giữ được tốc độ tăng trưởng theo chiều hướng ổn định và bền vững, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ và cung cấp cho khách hàng những tiện ích NH hiện đại.
Đại học Kinh tế Huế
17 CHƯƠNG II