CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LAO BẢO
2.5. Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay tại NHN o &PTNT Lao Bảo của các hộ điều tra
2.5.1 Thực trạng đời sống kinh tế xã hội chung của hộ nông dân
2.5.1.1. Tình hình nhà ở của các hộ điều tra.
Nhà ở, đất đai và tư liệu sản xuất là chỉ tiêu để phản ánh tình hình tài sản của hộ nông dân. Đối với hộ nông dân vay vốn tại NH thì thường lấy sổ sử dụng đất, nhà ở là tài sản bảo đảm thế chấp, noa là yếu tố quan trọng quyết định số tiền vay của hộ nông dân.Tình hình nhà ở của hộ nông dân điều tra như sau:
Bảng 10: Tình hình nhà ở của các hộ điều tra
Đơn vị tính: Hộ Hộ vay
Loại nhàở Nông nghiệp Dịch vụ No Nhu cầu
đời sống Khác
1. Kiên cố 27 14 9 3
2. Cấp 4 19 8 4 4
3. Tạm bợ 2 0 0 0
Tổng cộng 48 22 13 7
( Nguồn: số liệu điều tra thực tế ) Qua số liệu thu thập từ việc đi điều tra 90 hộ tại địa bàn 2 xã Tân Long, Tân thành và thị trấn Lao Bảo (trong đó điều tra khóm Vĩnh Hoa và Duy Tân ), thì ta thấy có 2 nhà tạm bợ là do hộ này mới chuyển từ vùng khác đến ở, nên đất ít và mới bắt đầu sản xuất chưa được 1 năm. Nhìn chung người dân ở địa phương đã có cuộc sống tương đối ổn định, về tưu liệu sản xuất hầu như nhà nào cũng đầy đủ: tivi, xe máy, máy bơm nước, bàn ghế đầy đủ….để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của từng hộ gia đình. Tỷ lệ nhà kiên cố tương đối khá cao chiếm 58,89% thể hiện ở đây đời sống của hộ ngày một phát triển, biết cách làm ăn đặc biệt biết tìm tòi để thay đổi chất lượng cuộc sống. Trong những năm gần đây hộ đã biết cách sử dụng vốn có hiệu quả làm tăng thu nhập của hộ nông dân.
2.5.1.2. Tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ điều tra
Đối với các hộ sản xuất thì cần phải có đầy đủ các nguồn lực là vốn, công nghệ, đất đai và con người. Trong đó nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực, nếu thiếu nó thì không thể tiến hành tham gia sản xuất được.
Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Vì thế số lao động và chất lượng
Đại học Kinh tế Huế
41 lao động là yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ được thể hiệnbảng 11sau:
Bảng 11: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra.
Chỉ tiêu ĐVT Thị trấn Lao
Bảo
Xã Tân Long
Xã Tân Thành
1.Tổng số hộ điều tra Hộ 24 36 30
2. Tổngnhân khẩu Khẩu 118 154 173
3. Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu 4,92 4,28 5,77
4. Bình quân laođộng/hộ Người 2,34 2,89 3,87
5. Trìnhđộ văn hoá của chủ hộ
- Cấp I % 19,44 14,55 24,00
- Cấp II % 48,56 61,39 48,66
- Cấp II % 32,00 24,06 27.34
( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế ) Qua bảng số liệu ta thấy bình quân nhân khẩu trên hộ có sự khác nhau rõ rệt.
Xã Tân Thành có số nhân khẩu/ hộ là 5,77 khẩu/hộ cao nhất trong 3 địa phương tiến hành điều tra. Vì công tác kế hoạch hoá gia đình còn kém, họ thiếu thông tin, vớilại mang tư tưởng cổ hủ là “ đông con đông của ”, nên việc sinh đẻ không có kế hoạch, ai có khả năng sinh đẻ thì cứ đẻ. Mặc dù vậy nhưng xã Tân Long và thị trấn Lao Bảo họlại có ý thức hơnnhiều, họ tự kế hoạch hoá gia đình,khi đi điều tra họbảo “ sinh đông con khổ quá ” nên dân số có tăng nhưng trong sự kiểm soát. Trong khi đó thị trấn Lao bảo số nhân khẩu/ hộ là 4,92 khẩu/hộ còn đối với xã Tân Long là 4,28 khẩu/hộ. Không chỉ chênh lệch về nhân khẩu mà còn chênh lệch về số lao động/hộ cũng vậy. Xã Tân Thành số lao động/hộ là 3,87 lao động/hộ. xã Tân Long số lao động/hộ là 2,89 lao động/hộ, thị trấn Lao Bảo là 2,34 lao động/ hộ. Do xã Tân Thành có số nhân khẩu/hộ cao nên kéo theo số lao động/hộ cao theo. Nó ảnh tới việc khó khăn trong sinh hoạt, không có điều kiện để con cái học hành, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu khác trong gia đình. Lứa tuổi nghĩ học giữa chừng đông, không chịu đi học rồi đi học nghề hoặc đi lao động xa nhà. Nên tình trạng già hoá trong nông thôn.
Đại học Kinh tế Huế
42 Về trình độ học vấn nó của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân.Nếu trìnhđộ văn hoá càng cao thì khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết tính toán và sắp xếp sử dụng vốn tốt trong qua trình canh tác sản xuất nông nghiệp. trình độ văn hoá chủ yếu là cấp II.
Cụ thể thị trấn Lao bảo cấp I chiếm 19,44%, cấp II chiếm 48,56%, cấp III chiếm 32,00%, xã Tân Long cấp I chiếm 14,55%, cấp II chiếm 61,39%, cấp III chiếm 24,06%, xã Tân Thành cấp I chiếm 24,00%, cấp II chiếm 48,66%, cấp III chiếm 27,34%. Với trình độ học vấn thấp của các hộ điều tra, nhưng thực tế tế kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp là rất cao và thu được kết quả cao trong những năm gần đây.
2.5.1.3. Tình hình đất đai của các hộ điều tra
Đối với các hộ nông dân đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng, đặc biệt không thể thay thế được và nó quyết định quy mô sản xuất của các hộ nông dân. Diện tích đất nông nghiệp lớn thì hộ nông dân có thể mở rộng quy mô sản xuất trồng trọt và có khu vực để chăn nuôi để nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Tình hìnhđất đai của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 12: Tình hình đất đai của các hộ điều tra
Đơn vị tính: m2 Hộ vay
Loại đất
Thị trấn Lao Bảo
Xã Tân Long
Xã Tân Thành
Bình quân chung 1. Đất nông nghiệp 4.567,4 8.789,6 6.984,3 6.780,4 -Đất trồng cây hằng năm 3.683,7 7.986,5 5.968,6 5.879,6
-Đất trồng cây lâu năm 883,7 803,1 1015,7 900,8
2. Đất vườn và đất ở 423,5 517,9 612,0 517,8
( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế ) Qua bảng số liệu ta thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân chung của 3 địa phương tương đối lớn: 6.780,4 m2 trong đó thị trấn Lao Bảo có diện tích đất nông nghiệp bình quân là 4.567,4 m2, xã Tân Long là 8.789,6 m2, xã Tân Thành là 6.984,3 m2. Đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng
Đại học Kinh tế Huế
43 năm, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm từ 80% - 85% trong tổng đất nông nghiệp. Đặc biệt ở đây trồng cây hàng năm là cây chuối, thu hoạch có giá trị rất cao.
Loại đất ở đây pha cát nên rất thích hợp cây sinh trưởng và phát triển nhanh ở đây nổi tiếng trồng chuối. Còn diện tích đất trồng cây lâu năm rất ít, chủ yếu trồng cây keo, trầm,…tăng thêm thu nhập cho hộ nông dân.
Đối với đất vườn và đất ở thì bình quân chung diện tích là 517,8 m2 ngày xưa họ lên kinh tế mới thì đất đai rất thoải mái, ai khai hoang nhiều thì được nhiều.
Trồng chủ yếu các loại cây ăn quả như xoài, mít, ổi và một số cây hoa màu. Có chăn nuôi lợn, gà trung bình 5 hộ thì có đến 3 hộ có chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, diện tích này được sử dụng để trồng các loại cây phục vụ cho đời sống hành ngày của hộ điều tra. Hiệu quả sử dụng vườn của các hộ điều tra không cao. Đất vườn và đất ở thường được hộ nông dân làm tài sản thế chấp vay vốn đầu tư khác của hộ điều tra.
Vì thế trong thời gian gần đây chínhquyền địa phương luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế hộ nông dân để thay đổi cuộc sống của hộ.