CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LAO BẢO
2.4 Thực trạng hoạt động cho vay vốn đối với hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Lao Bảo
2.4.3 Phân tích hoạt động tín dụng của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Lao Bảo
2.4.3.1 Phân tích doanh số cho hộ nông dân vay
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo đem lại nguồn thu cho ngân hàng.
Đây là hoạt động thúc đẩy sự cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, mà lượng khách hàng lớn của NHNo Lao Bảo chính là các hộ nông dân, sản xuất kinh doanh nông nghiệp và một số ngành nghề khác. Tín dụng ngân hàng đã góp phần bổ sung một lượng vốn lớn cho các hộ nông dân phát triển chăn nuôi, mở các trang trại sản xuất nông lâm ngư kết hợp, tạo công ăn việc làm cho người dân. Nhằm nâng cao đời sống và phát triển nông nghiệp nông thôn địa phương.
Để biết được tình hình hoạt động vay vốn của các hộ nông dân tại ngân hàng qua ta phân tích DSCVở bảng số 5.
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. DSCV năm 2009 là 157.711 triệu đồng, tăng lên 40.692 triệu đồng, tốc độ tăng là 34,77 % so với năm 2008. Năm 2010 là 163.107 triệu đồng, tăng lên 5.396 triệu đồng, với tốc độ tăng là 4,42 % so với năm 2009. Trong tổng DSCV thì DSCV hộ nông dân chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng. Ta thấy nhu cầu vay vốn của hộ nông dân ngày càng tăng, bà con nông dân đẩy mạnh vay vốn sản xuất nông nghiệp. Khả năng đáp ứng vốn của NH ngày tăng lên. Chi tiết như sau: năm 2008 DSCV hộ nông dân là 115.004 triệu đồng, chiếm 98,28 % trong tổng DSCV. Năm 2009 DSCV hộ nông dân là123.136 triệu đồng, chiếm 78,07 % trong tổng DSCV. Bước sang năm 2010 DSCV là 134.100 triệu đồng, chiếm 82,22 % trong tổng DSCV.
Đại học Kinh tế Huế
33 Trong DSCV hộ nông dân thì DSCV ngắn hạn và trung hạn qua các năm ngày càng tăng lên. Cụ thể DSCV ngắn hạn năm 2009 là 17.034 triệu đồng, tăng 2.713 triệu đồng hay tăng 18,94 % so với năm 2008. Năm 2010 là 26.868 triệu đồng, tăng 9.834 triệu đồng, tăng lên 57,73 % so với năm 2009. DSCV trung hạn năm 2009 là 106.102 triệu đồng, tăng lên 5.419 triệu đồng hay tăng 5,38 % so với năm 2009.
Năm 2010 là 107.232 triệu đồng, tăng lên 1.130 triệu đồng hay tăng 1,07 % so với năm 2009. DSCV cả ngắn hạn và trung hạn đều tăng nhưng DSCV ngắn hạn tăng nhanh hơn qua các năm. Đây là một thành công lớn của NH, vòng quay vốn nhanh hơn, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Mặt khác DSCV ngắn hạn nó còn thể hiện tính thời vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh theo từng giai đoạn của hộ nông dân. Số tiền vay đó hộ chủ yếu sử dụng vào chăn nuôi lợn, nuôi các ao cá, tôm hồ, trồng các loại cây ngắn ngày như gừng, nghệ, sắn, chuối …thu được hiệu quả kinh tế cao. Có được thành tích như vậy là do chi nhánh luôn xác định rõ nông nghiệp nông thôn là khách hàng mục tiêu.
Vì thế NH không ngừng nổ lực hết mìnhđể có đồng vốn đến với người nông dân một cách nhanh gọn, kịp thời để tạo điều kiện cho họ có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân ở nông thôn.
Đại học Kinh tế Huế
34 Bảng 5. Tình hình vay vốn của hộ nông dân tại NHNo&PTNT Lao Bảo qua 3 năm 2008 -2010.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
+ (- ) % + ( - ) %
1. Doanh số cho vay Tr.đ 117.019 157.711 163.107 40.692 34,77 5.396 3,42
- Doanh số cho hộ nông dân vay Tr.đ 115.004 123.136 134.100 8.132 7.07 10.964 8,90
+Ngắn hạn Tr.đ 14.321 17.034 26.868 2.713 18,94 9.834 57,73
+Trung hạn Tr.đ 100.683 106.102 107.232 5.419 5,38 1.130 1,07
-Tỷ trọng % 98,28 78,07 82,22 - - - -
2. Doanh số thu nợ Tr.đ 101.200 140.677 144.503 39.477 39,01 3.826 2,72
- Doanh số thu nợ hộ nông dân Tr.đ 87.121 123.345 129.326 36.224 41,58 5.981 4,85
+ Ngắn hạn Tr.đ 23.763 28.437 31.103 4.674 19,67 2.666 9,38
+ Trung hạn Tr.đ 63.358 94.908 98.223 31.550 49,79 3.315 3.49
- Tỷ trọng % 86,09 87,67 89,49 - - - -
3. Doanh số dư nợ Tr.đ 66.397 81.603 96.718 15.206 22,90 15.115 18,52
-Dư nợ hộ nông dân Tr.đ 36.947 53.376 66.629 16.429 44,47 13.253 24,83
+ Ngắn hạn Tr.đ 11.947 12.746 20.013 799 6,69 7.267 57,01
+ Trung hạn Tr.đ 25.000 40.621 46.616 15.621 62,48 5.995 14,76
- Tỷ trọng % 55,65 65,41 68,89 - - - -
4. Nợ quá hạn Tr.đ 11.772 12.307 2.324 535 4,54 - 9.983 - 81,1
- Nợ quá hạn của hộ Tr.đ 1.772 5.053 2.324 3.281 185,16 - 2729 - 54,01
- Tỷ trọng % 15,05 41,06 100 - - - -
(Nguồn số liệu từ phòng kinh doanh NHNo & PTNT Lao Bảo)
Đại học Kinh tế Huế
35 Mặt khác nhờ có sự quan tâm của nhà nước luôn đổi mới về chính sách tín dụngphục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn như:nghị đinh số 41/2010/NĐ –CP của chính phủ, quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo của hội đồng quản trị ngày 15/06/2010,…đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của chi nhánh. Đối tượng là cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp được vay tối đa đến 50 triệu đồng không phải thế chấp tài sản bảo đảm. Tối đa đến 200 triệu đồng đối với hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Tối đa đến 500 triệu đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại; thì cũng không cần tài sản thế chấp.
Hơn thế việc thẩm định đánh giá tài sản thế chấp, việc kiểm tra trước và sau khi cho vay được tiến hành một cách nhanh gọn. Vì thế đã thu hút được lượng khách đến NH giao dịch ngày một đông hơn.
2.4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ hộ nông dân
Bất kỳ một doanh nghiệp nào kết quả thu nợ là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng nó phản ảnh kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như của NH. Chính vì vậy trong những năm vừa qua công tác thu nợ của chi nhánh đặc biệt quan tâm. Qua bảng số liệu số 6 ta thấy DSTN của NH tăng nhanh qua 3 năm. Trong đó ta thấy DSTN cả ngắn hạn và trung hạn tăng dần lên.Năm 2008 tổng DSTN là 101.200 triệu đồng. Năm 2009 tổng DSTN là 140.667 triệu đồng, tăng 39.447 triệu đồng hay tăng 39,01% so với năm 2008. Năm 2010 tổng DSTN là 144.503 triệu đồng, tăng lên 3.826 triệu đồng hay tăng 2,72% so với năm 2009. Sự biến động của DSTN trong thời gian qua chịu ảnh hưởng của nền kinh tế địa phương. Trong đó DSTN hộ nông dân cũng tăng lên qua 3 năm cả DSTN ngắn hạn và dài hạn. Năm 2009 DSTN ngắn hạn là 28.437 triệu đồng, tăng lên 4.674 triệu đồng hay tăng 19,67% so với năm 2008. Năm 2010 là 31.103 triệu đồng, tăng lên 2.666 triệu đồng hay tăng 9,38%so với năm 2010. Cònđối với DSTN trung hạn:
Năm 2009 là 94.908 triệu đồng, tăng lên 31.550 triệu đồng hay tăng 49,79% so với năm 2008, năm 2010 là 98.223 triệu đồng, tăng lên 3.315 triệu đồng hay tăng 3,49% so với năm 2009. Việc trả nợ đúng kỳ hạn phụ thuộc rất lớn vào thu hoạch của bà con nông dân, làm nông nghiệp rất thất thường có lúc được mùa có lúc thì trắng tay.
Như năm 2008 có đợt bão làm thiệt hại rất lớn, nhiều nhà chuối bị gãy sạch dỡ khóc dỡ cười. Khiến bà con khốn đốn, vì 2 xã Tân Long, Tân Thành đều tham gia trồng chuối,
Đại học Kinh tế Huế
36
nguồn thu nhập chính của họ. Có nhiều nhà đầu tư cả vào rẫy chuối, kể cả nguồn vốn tự có và đi vay NH.Những năm trở lại đây họ đã thu lợi nhuận từ chuối rất lớn. Nên khả năng trả nợ của họ là rất cao. Mặt khác kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương giao khoán chỉ tiêu thu nợ đối với từng cán bộ tín dụng đã đạt được kết quả tích cực.
bên cạnh đó phải kể đến sự quan tâm rất lớn đến chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt các đoàn thể như hội thanh niên, nông hội, phụ nữ, nông dân ….của cấp cơ sở.
2.4.3.3 Phân tích doanh số dư nợ hộ nông dân
Doanh số dư nợ là thước đo quymô hoạt động của một ngân hàng, mức dư nợ tăng làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mà điều kiện hoạt động của địa phương là hoạt động sản xuất nông nghiệp nên dư nợ của hộ nông dân luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ.
Trong giai đoạn 2008 – 2010, NHNo&PTNT Lao Bảo đã đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng dư nợta phân DSDN qua bảng số liệu số 6.
Tổng DSDN năm 2009 là 81.603 triệu đồng, tăng 15.206 triệu đồng hay tăng 22,90% so với năm 2008. Sang năm 2010 DSDN lại tiếp tục tăng thêm 18,52% so với năm 2009 tương đương với 15.115 triệu đồng. Trong đó DSDN hộ nông dân thay đổi qua các năm như sau: năm 2008 là 39.947 triệu đồng, chiếm 55,65%. Năm 2009 là 53.376 triệu đồng, chiếm 65,41%. Năm 2010 là 66.629 triệu đồng, chiếm 68,89%. Cụ thể năm 2009 DN ngắn hạn là 12.746 triệu đồng tăng 799 triệu đồng hay tăng 6,69% so với năm 2008, năm 2010 là 20.013 triệu đồng tăng 7.267 triệu đồng hay tăng 57,01% so với năm 2009. DN ngắn hạn và trung hạn có xu hướng tăng lên, do hiện nay người dân đang tiến hành đầu tư sản xuất nông nghiệp với qui mô lớn, mua máy móc phục vụ cho sản xuất….nên ngày càng tăng nhu cầu vay vốn làm tăng tổng DN của NH lên cao. Một phầndo NH và hộ nông dân có mối quan hệ tốt, NH đã làmđơn giản hoá thủ tục vay vốn, chính sách cho vay thông thoáng hơn nên doanh số cho vay tăng lên và đó lý do dẫn tới DN tăng lên.
2.4.3.4 Phân tích nợ quá hạn hộ nông dân
Qua bảng số liệu số 6 ta thấy NQH hộ nông dân tăng lên qua 3 năm hầu như nợ quá hạn của NH là của hộ nông dân. Vì phần lớn khách hàng của NH là hộ nông dân mà hộ nông dân chủ yếu làm nông nghiệpnên mang tính thời vụ, nhiều rủi ro.
Đại học Kinh tế Huế
37 Năm 2008 NQH của hộ là 1.772 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15,05% trong tổng NQH , năm 2009 là 5.053 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 41,06% trong tổng NQH. Năm 2010 là 2.324 triệu đồng chiếm tỷ trọng 100% trong tổng NQH.Nguyên nhân dẫn đến tăng NQH lên làdo hộ sử dụng vốn không đúng mục đích, đặc biệt hơn là trong những năm gần đây do thời tiết có sự thay đổi thất thườngxảyra hạn hán, mất mùa…thu nhập thấp. Không đủ để trang trải trong gia đình và mua tư liệu để phục vụ sản xuất. Nợ ngày một chồng chếch lên cao qua các năm.