Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại chi nhánh NHNoPTNT lao bảo (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LAO BẢO

2.5. Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay tại NHN o &PTNT Lao Bảo của các hộ điều tra

2.5.2 Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

2.5.2.1. Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

Khi làm thủ tục vay vốn ở NH thì hộ nông dân thường phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay sau đó NH mới xem xét mục đích có đúng sự thật và thực sự có mang lại hiệu quả kinh tế hay không rồi quyết định cho vay. Nhưng trong thực tế không phải hộ nông dân nào cũng khai đúng sự thất cả.

Qua bảng 13 ta thấy mục đích vay chủ yếu là phục vụ cho hộ nông dân trồng trọt nên nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn vay của hộ điều tra. Ở địa phương nổi tiếng trồng chuối thu lại giá trị rất lớn, đặc biệt chi phí để sản xuất nó cũng khá cao. Một cây con như vậy khi còn nhỏ trung bình trị giá đã 95 nghìn đồng/cây đó là hộ mua lại của người khác khi mới trồng, rồi hộ tiếp tục trực tiếp chăm sóc và thu hoạch. Đó là đối với hộ không trực tiếp trồng giai đoạn đầu. Riêng đối với hộ trực tiếp bỏ công ra trồng từ đầu thì chi phí trung bình 1 cây như vậy đã là 45 nghìn/hộ. Bởi vậy tuỳ đặc điểm của từng địa phương, cơ cấu từng ngành mà NH đã linh hoạt trong việc cho vay vốn đối với hộ nông dân. Cụ thể trong 90 hộ

Đại học Kinh tế Huế

44 điều tra thì có đến75 hộ là tham gia trồng trọt, tổng trị giá là 1.739 triệu đồng, bình quân chung 23,2 triệu đồng/ hộ. Ở đây có nhiều nhà đầu tư tất cả đổ vào rẫy chuối cả, những năm gần đây hiệu quả kinh tế rất cao. Trong số hộ trồng trọt thì xã Tân Long có số hộ đông nhất, có 33 hộ, số tiền 635 triệu đồng chiếm 90,7% tiền vay, bình quân 19,2 triệu đồng mỗi hộ vay. Xã Tân Thành có 26 hộ, số tiền 692 triệu đồng chiếm 86,5% tổng số tiền vay, bình quân 26,6 triệu đồng mỗi hộ vay. Thị trấn Lao Bảo có 16 hộ vay, số tiền 412 triệu đồng chiếm 64,6 % tổng số tiền vay, bình quân 25,8 triệu đồng mỗi hộ vay. Bên cạnh đó số hộ vay vốn sử dụng cho ngành nghề khác như: kinh doanh quầy tạp hoá, mua xe máy, buôn bán nhỏ lẻ……phục vụ nhu cầu cho đời sống hàng ngày của người dân, chiếm tỷ lệ tương đối cao là 15 hộ với tổng số tiền là 399 triệu đồng, bình quân chung 26,6%. Trị trấn Lao Bảo nhu cầu về vốn cho ngàng nghề khác là nhiều nhất, 8 hộ vay, 226 triệu đồng, chiếm 35,4% số tiền vay, bình quân 28,3 triệu đồng mỗi hộ vay.

Còn lại 2 xã Tân Long, Tân Thành chiếm tỷ lệ tương đối thấp, đối với xã Tân Long vay số tiền 65 triệu đồng, chiếm 9,3% tổng vốn vay, bình quân 21,7 triệu đồng mỗi hộ vay. Xã Tân Thành vay số tiền 108 triệu đồng, chiếm 13,5% tổng vốn vay, bình quân 27 triệu đồng mỗi hộ vay.

Trong khế ước thì hộ ghi vay chủ yếu để trồng trọt, còn lại phục vụ cho ngành nghề khác. Thực tế họ sử dụng vốn như thế nào? Ta đi phân tích mục đích thực tế sử dụng vốn của hộ để hiểu rõ hơn.

Còn lại 2 xã Tân Long, Tân Thành chiếm tỷ lệ tương đối thấp, đối với xã Tân Long vay số tiền 65 triệu đồng, chiếm 9,3% tổng vốn vay, bình quân 21,7 triệu đồng mỗi hộ vay. Xã Tân Thành vay số tiền 108 triệu đồng, chiếm 13,5% tổng vốn vay, bình quân 27 triệu đồng mỗi hộ vay.

Trong khế ước thì hộ ghi vay chủ yếu để trồng trọt, còn lại phục vụ cho ngành nghề khác. Thực tế họ sử dung vốn như thế nào? Ta đi phân tích mục đích thực tế sử dụng vốn của hộ để hiểu rõ hơn.

Đại học Kinh tế Huế

45 Bảng 13: Mục đích sử dụng vốn thực tế so với ước khế của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Thị trấn Lao Lảo Xã Tân Long Xã Tân Thành

Tổng số hộ vay

Tổng giá trị

Bình quân chung Số

hộ Tỷ lệ

(%)

Giá trị (tr,đ)

Tỷ lệ (%)

Mức vay bq/ hộ

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ

(%)

Mức vay bq/ hộ

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Giá trị (tr.đ)

Tỷ lệ (%)

Mức vay bq/ hộ Mục đích ghi trong ước khế

1. Trồng trọt

( CN & TT ) 16 66,7 412 64,6 25,8 33 91,7 635 90,7 19,2 26 86,7 692 86,5 26,6 75 1.739 23,2

2. Ngành nghề 8 33,3 226 35,4 28,3 3 8,3 65 9,3 21,7 4 13,3 108 13,5 27 15 399 26,6

Mục đích sử dụng thực tế 1. Trồng trọt

( CN & TT ) 12 50 297 46,6 24,8 23 63,9 334 47,7 14,5 15 50 327 21,8 21,8 50 958 19,2

2. Ngành nghề 8 33,3 306 47,9 38,3 8 22,2 287 41 35,9 9 30 352 44 39,1 25 945 37,8

3. Khác 4 16,7 35 5,5 8,8 5 13,9 79 11,3 15,8 6 20 121 15,2 20,1 15 235 15,7

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)

Đại học Kinh tế Huế

46 2.5.2.1.2 Mục đích sử dụng thực tế

Trong khi tiến hành cho vay vốn lúc nào NH cũng mong muốn khách hàng của mình sử dụng vốn vay đúng mục đích 100% như đã ghi trong hợp đồng và sản xuất kinh doanh có hiệu quả để trả tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn. Nhưng trong khi tiến hành điều tra thực tế tình hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân ở 2 xã và 1 trị trấn tôi thấy không phải hộ nào cũng sửdụng vốn đúng mục đích như đã ghi trong hợp đồng.

Qua bảng 13 ta thấy số hộsử dụng vốn vay với mục đích trồng trọt chiếm cao nhất nhưng số tiền vaysử dụng vào mục đích này không cao. Có 50 hộ với tổng số tiền là 958 triệu đồng, bình quân mỗi hộ là 19,2 triệu đồng so với ước khế thì số hộ và số tiền bình quân mỗi hộ vay giảm 15hộ tương ứng với số tiền là 781 triệu đồng.

Khóm Vĩnh Hoa và Duy Tân thuộc thị trấn Lao Bảo thực tế điều tra thì số hộ vay trồng trọt 12 hộ, tổng số tiền 297 triệu đồng,bình quân mỗi hộ 24,8triệu đồng/

hộ, vốn vay sử dụng vào mục đích chăn nuôi lợn, bò, gà…và trồng chuối, gừng. Có một số hộ gia đình vay chỉ bổ sung vào nguồn vốn của mình để gia tăng sản xuất.

Đối với xã Tân Long có 23 số hộ vay, số tiền 334 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 14,5 triệu đồng/ hộ sử dụng chính vào mục đích trồng chuối. Đây là địa phương nổi tiếng về trồng chuối, càng ngày số hộ đầu tư vào việc trồng chuối rất cao. Hầu như 90 – 95% hộ trong xã đều đầu tư cả vào rẩy chuối. Thậm chí nhiều hộ gia đình có từng nào vốn đều đổ cả vào rẫy. Họ không đủ hoặc thiếu vốn thì vay vốn NH.

Trong những năm gần đây có hiệu quảkinh tế rất cao. Không những xã Tân Long mà xã Tân Thành cũng vậy họ vay vốn đầu tư vào trồng và sản xuất chuối, hộ vay 15 hộ, số tiền 327 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 21,8 triệu đồng/hộ. Xã Tân Thành có một số hộ chăn nuôi lớn với qui mô khá lớn nên nhu cầu vốn trong ngắn hạn là rất cần.

Đối với ngành nghề thì số hộ vay ít hơn, có25 hộ, số tiền 945 triệu đồng, bình quân 37,8 triệu đồng/hộ.So với khế ước thì tăng 10 hộ, tương ứng với số tiền 546 triệu đồng. Nguyên nhân là 15 hộ sử dụng đúng mục đích100% còn lại tăng thêm 2 xã Tân Long 5 hộ, 222 triệu đồng so với ước khế, xã Tân Thành có 5 hộ tăng thêm, 244 triệu đồng so với ước khế. Thực tế hộ vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực khác, buôn bán hàng hoá qua cửa khẩu. Thị trấn Lao Bảo có 8 hộ, số tiền 306 triệu đồng,

Đại học Kinh tế Huế

47 bình quân mỗihộ vay 38,3 triệu đồng. Xã Tân Long có 8 hộ, số tiền vay 287 triệu, bình quân 41 triệu đồng/ hộ. Xã Tân Thành có 9 hộ, số tiền 352 triệu đồng, bình quân 44 triệu đồng/hộ. Nguyên nhân chính của số hộ vay trồng trọt giảm xuống là:

Ở địa bàn tôi tiến hành điều tra vừa thuận lợi làm nông vừa thuận lợi cho việc buôn bán. Khu vực biên giới với cửa khẩu lớn quốc tế nên diễn ra việc mua bán hàng hoá qua lại với nhau kể cả lớn và nhỏ. Số hộ trồng trọt và chăn nuôi giảm làm tăng số hộ sử dụng vốn không đúng mục đích tăng lên. Đặc biệt do để thuận tiện cho việc làm hợp đồng vay vốn nên họ thường lấy lý do trồng trọt chăn nuôi để làm thủ tục cho dễ dàng. Có một số hộ chưa có giấy chứng quyền sử dụng đất nên trình bày thế khỏi phải có tài sản thếchấp. Vì mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân nên NH đã tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân vay vốn.

Nói chung ngoài những nguyên nhân trên còn có một số hộ vay vốn sử dụng vào mục đích khác như con cái học hành, chữabệnh, xây nhà cửa, muaxe máyđi lại…có 15 hộ, số tiền 235 triệu đồng, chiếm 15,7% sử dụng vốn vay vào mục đích ngày.Tất cả số tiền sử dụng mà hộ vay với mục đích ghi trong hợp đồng vay. Qua điều tra tôi được biết có 65 hộ sử dụng vốn đúng mục đích và chiếm 72,2% tổng số hộ điều tra, còn lại 25 hộ sử dụng không đúng mục đích chiếm 27,8% tổng số hộ điều tra, trong đó vốn phục vụ mục đích trồng trọt lại đi sử dụng mục đích khác. Trong thực tế không có cái gì là đúng tuyệt đối cả, khi cho vay và người đi vaycũng xác định rõ lý do hợp lý và khả năng hoàn trả vốn của hộ nông dân mới tiến hành làm thủ tục cho vay. Tuy nhiên NH cần phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để kiểm tra hình thứcsử dụng vốn của các hộ nông dân.

2.5.2.1.3 Cơ cấu vốn vay của các hộ

Thông thường vốn của các hộ sản xuất là nguồn vốn rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất. Nguồn vốn của các hộ nông dân chủ yếu là vay từ NHNo chiếm 70 - 80% tổng số vốn vay, còn lại tự tích luỹ trong quá trình sản xuất NN hoặc có thể vay từ các tổ chức tín dụng khác: ngân hàng Vietinbank, Sacombank, Chính sách, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội thanh niên…..

Đại học Kinh tế Huế

48 Để thấy được cơ cấu vốn vay của hộ nông dân điều tra ở 2 xã Tân Long, Tân Thành và thị trấn Lao Bảo tổn hợp chungqua bảng số 14:

Bảng 14: Cơ cấu vốn của hộ nông dân

Chỉ tiêu ĐVT

Thị trấn Lao Bảo

Xã Tân Long

Xã Tân Thành

Bình quân chung Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng %

1.Tổng số hộ vay Hộ 24 100 36 100 30 100 30 100

- Số hộ có vốn vay

TCTD khác Hộ 7 29,2 6 16,7 9 30 7 23,3

2. Tổng số tiền

vay Tr.đ 872 100 842 100 974 100 896 100

-NHN0&PTNT

Lao Bảo Tr.đ 638 73,2 700 83,1 800 82,1 712,7 79,5

- TCTD khác Tr.đ 243 27,8 142 16,9 174 17,9 186,3 20,8

( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế ) Qua bảng số 14 ta thấy cơ cấu vốn vay của hộ nông dân của thị trấn Lao Bảo và 2 xã Tân Long, Tân Thành cơ bản vốn vay của NHNo Lao Bảo. Mức bình quân chung số vốn vay của các hộ nông dân ở đây là 896 triệu đồng trong đó có 712,7 triệu đồng được vay từ NHNo Lao Bảo chiếm 79,5%. Thị trấn Lao Bảotổng số tiền vay là 872 triệu đồng, có 638 triệu đồng vay vay từ NHNo chiếm 73,2% trong tổng số vốn vay, số tiền còn lại 243 triệu đồng được vay từ hội phụ nữ chiếm 27,8%.

Tổng số hộ của thị trấn là 24 hộ, có 7 hộ vay vốn từ TCTDkhác chiếm 29,2% tổng sốhộ vay. Đối với xã Tân Long tổng số tiền vay 842 triệu đồng, có 700 triệu đồng vay từ NHNo chiếm 83,1%, cón lại 142 triệu đồng vay từ hội thanh niên và ngân hàng chính sách của huyện.Tổng số hộ vay36 hộ trong đó có 6 hộ có vay thêm từ TCTD khác chiếm 16,7% trong tổng hộ vay. Số hộ vay thêm đó để hộ phục vụ nhu cầu trong sản xuất như: thuê thêm người phát cỏ, mua thêm xe để chở chuối, đầu tư thêm rẩy chuối. Xã Tân Long là một trong những xã hoạt động phong trào rất sôi

Đại học Kinh tế Huế

49 nổi. Đặc biệt hội thanh niên thương có động viên đoàn viên thanh niên trong xã vay vốn phụ thêm giađình tham gia sản xuất, tăng thu nhập nhằm cải thiện đời sống của địa phương. Xã Tân Thành là xã có hộ hộ tham gia vay vốn với số tổng số tiền lớn nhất. vay từ NHNo là 800 triệu đồng, chiếm 82,1% và số còn lại vay từ TCTD khác là 174 triệu đồng chiếm 17,9%. Có 9 hộ vay ngoài chiếm 30% trong số hộ vay. Xã Tân Thành một trong 3 địa bàn tôi tiến hành điều tôi được biết đây là xã có rất nhiều hộ thành công trong việc kết hợp vườn ao chuồng. Hộ muốn vay thêm để có thêm đồng vốn phục vụ sản xuất và mở rộng quy mô chăn nuôi, xây thêm hồ cá để tăng thu nhập. Ngoài ra do con cái trong độ tuổi đi học đông, chữa bệnh tật… nên vay thêm phụ chi tiêu trong đờisống hàng ngày của hộ.

Vậy khi điều tra tiến hành điều tra 90 hộ nông dân về tình hình vay vốn và thực trang sử dung vốn vay trên địa bàn 2 xã Tân Long, tân Thành và trị trấn Lao Bảo. Ta thấy NHNo Lao Bảo là nơi cung ứng vốn lớn nhất cho hộ nông dân. Nên doanh số cho vay hộ nông dân qua 3 năm 2008 – 2010 tăng lên dần nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vốn vay của hộ, nhưng nhu cầu vốn của các hộ nông dân vẫn chưa đáp ứng hết.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại chi nhánh NHNoPTNT lao bảo (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)