CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LAO BẢO
2.2. Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Lao Bảo
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước huyện Hướng Hoá - Tỉnh Quảng Trị được thành lập từ năm 1978 thuộc Tỉnh Bình Trị Thiên củ với chức năng quản lý tiền tệ trên địa bàn huyện.Ngày 26 tháng 3 năm 1988 NHNo&PTNT Việt Nam ra đời theo hai pháp lệnh ngân hàng do hội đồng nhà nước ban hành. Từ đây NHNo&PTNT Hướng Hoá là một pháp nhân kinh tế độc lập trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Quảng Trị.
Ngày 15 tháng 08 năm 1996, Chi nhánh NHNo&PTNT Lao Bảo được thành lập trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Hướng Hóa theo quyết định số 256/TCCB-QĐ của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị, có trụ sở đặt tại Thị Trấn
Đại học Kinh tế Huế
19 Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị. Địa bàn cho vay gồm 2 xã Tân Long, Tân Thành và thị trấn Lao Bảo.
Ngày 31 tháng 03 năm 2008, Chi nhánh NHNo&PTNT Lao Bảo được nâng lên thành Chi nhánh loại 3 trực thuộc NHNo&PTNT Quảng Trị theo quyết định số 372/QĐ HĐQT-TCCB của NHNo&PTNT Việt Nam. Từ lúc mới thành lập Chi nhánh NHNo&PTNT Lao Bảo hoạt động với chức năng và nhiệm vụ là đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh cho khu vực kinh tế quốc doanh, mở rộng cho vay đối với kinh tế tập thể, thu hút vốn tiền gửi, tiền tiết kiệm đối với các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn, Chi nhánh NHNo&PTNT Lao Bảo luôn bám sát các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, các chế độ thể lệ của ngành và chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên giao, không ngừng phát triển về mọi mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ
NHNo&PTNT nằm ở trung tâm thị trấn Lao Bảo, thuộc Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo gần 1km nên có nhiều thuận tiện ,lợi thế trong việc kinh doanh và giao dịch. Từ khi thành lập cho đến nay ngân hàng đã từng bước mở rộng, phát triển các hoạt động của mình một cách ổn định và năng động, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.
Là Thành viên của Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Quảng Trị sau nhiều năm chuyển đổi sang kinh doanh. Chi nhánh NHNo&PTNT Lao Bảo không những tự khẳng định sự tồn tại vững chắc của mình trong hệ thống các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam mà còn tiếp tục phát triển, góp phần tăng trưởng chung cho toàn ngành.
Hiện nay NHNo&PTNT Lao Bảo thực hiện chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại Nhà nước với nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu như sau:
- Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận tiền gửi VND và ngoại tệ, cho vay hộ sản xuất ngắn, trung và dài hạn để phục vụ cho nông nghiệp và các dự án chương trình phát triển trên địa bàn.
- Cho vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng thông qua người đại diện.
Đại học Kinh tế Huế
20 - Thanh toán chuyển tiền trong và ngoài hệ thống ngân hàng, thanh toán quốc tế, thanh toánthẻ ATM, thanh toán biên mậu với Ngân hàng Phong Savanh - Lào.
- Mua bán ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều hối
- Tổ chức, kiểm soát hạch toán theo chế độ tài chính- kế toán hiện hành - Chấp hành chế độ kho quỹ, đảm bảo an toàn tiền mặt, chứng từ có giá trị và cácấn chỉ quan trọng
- Đại diện NHNo&PTNT Việt Nam trong những vấn đề có liên quan đến thực hiện chức năng và nhiệm vụ của ngành tại địa phương.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức
NHNo&PT Lao Bảo được tổ chức theo mô hình trực tuyến và tham mưu.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh NHNo Lao Bảo Chú thích:
: Quan hệ hỗ trợ : Quan hệ trực tuyến
* Chức năng các phòng ban a. Ban giám đốc
+ Giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước và kế hoạch của Ngành, của đơn vị.
GIÁM ĐỐC
P. Giám Đốc
P. Kế hoạch kinh doanh
P. Hành chính
P. Kế toán - KQ
P. Thu đổi ngoại tệ
Đại học Kinh tế Huế
21 + Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh, tham mưu cho Giám đốc hoạch định và thực hiện những chiến lược kinh doanh của đơn vị. Kiểm tra đôn đốc, giám sát hoạt động của các phòng
b. Phòng kế hoạch kinh doanh
Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, giới thiệu quảng bá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cùng với Phó giám đốc tham mưu hoạch định chiến lược kinh doanh của đơn vị.Tư vấn hướng dẫn thẩm tra, thẩm định trước khi cho vay, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãiđúng thời hạn, thực hiện các loại báo cáo theo quy định.
c. Phòng kế toán – Kho quỹ
+ Tổ chức quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán theo chế độ.
+ Trực tiếp giao dịch với khách hàng các dịch vụ thanh toán tiền gửi, sản phẩm thẻ , thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu ....
+ Quản lý chặt chẻ các nguồn vốn tiền tệ và các hoạt động thu chi
+ Lập báo cáo tài chính và các loại báo cáo theo quy định và theo yêu cầu của giám đốc, và ngân hàng cấp trên.
d. Bàn thu đổi ngoại tệ
+Thực hiện việc thu đổi ngoại tệ tạicửa khẩu Lao Bảo e. Phòng hành chính
Quản lý và cung cấp các loại mẫu biểu, giấy tờ, ấn chỉ, văn phòng phẩm và các công việc hành chính của đơn vị.
2.2.4. Tình hình lao động của ngân hàng
Trong một doanh nghiệp cho dù máy móc có hiện đại đến đâu cũng không thế thay thế con người giải quyết mọi vấn đề, mà nóđóng vai trò như một công cụ hỗ trợ mà thôi.Con người luôn luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào. Nếu con người được bố trí sử dụngmột cách hợp lý sẽ góp phần rất lớn vào thành công của doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ NHN0 & PTNT Lao Bảo luôn nhận thức được tầm quan trọng của lực lượng lao động trong doanh nghiệp mình.Vì thế ngân hàng luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn cho
Đại học Kinh tế Huế
22 đội ngũ nhân viên nhằm đápứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc, đồng thời sắp xếp bố trí công việc phù hợp với năng lực và điều kiện của từng nhân viên. Vậy nên việc bố trí sử dụng lao động đóđã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay NHN0& PTNT Lao Bảo có 18 cán bộ công nhân viên.
Trong đó:
Theo giới tính:
+ Nam là 11 cán bộ chiếm 61%
+ Nữ là 7 cán bộ chiếm 39%
Theo trìnhđộ:
+ Đại học, cao đẳng là 12 cán bộ chiếm 67%
+ Trung cấp, sơ cấp là 6 cán bộ chiếm 34%