CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘTTỈNH BÌNH DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2018-2022
2.3 Thực trạng chính phát triển DNVVN trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 – 2022
2.3.1 Chính sách hỗ trợ DN về tài chính
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp, Doanh nhân Việt đã được thành lập dưới sự hướng dẫn của Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVVN. Cụ thể, tỉnh Bình Dương đã thông qua đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN, theo Đề án số 52/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 về việc phê duyệt đề án thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN tỉnh Bình Dương. Quỹ này được xác định là một tổ chức tài chính hoạt động vì mục tiêu không lợi nhuận, có trách nhiệm cung cấp bảo lãnh tín dụng cho các khách hàng thuộc các DN trong nhóm DNVVN,
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, chủ trang trại, hộ nông dân và công dân khi họ không có đủ tài sản để thế chấp hoặc cầm cố.
Với mục tiêu hỗ trợ DNVVN vượt qua khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế, Chính quyền Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện chức năng bảo lãnh tín dụng cho DNVVN. Mặc dù hoạt động bảo lãnh cho các DN vay vốn tại các ngân hàng thương mại được triển khai trong thời gian ngắn và kết quả bảo lãnh còn hạn chế, tuy nhiên, nó đã có vai trò quan trọng trong việc giúp một số DN vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
Theo Kế hoạch số 6464/KH-UBND ngày 14/12/2021 của UBND tỉnh Bình Dương về việc hỗ trợ các DN, trong mỗi giai đoạn thời kỳ, sẽ có sự hỗ trợ về chênh lệch lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của DNVVN tham gia vào hoạt động khởi nghiệp sáng tạo hoặc tham gia vào các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thông qua các tổ chức tín dụng với mức là 2%/năm. Tổ chức tín dụng sẽ tiến hành cho vay với hỗ trợ lãi suất nằm trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được bố trí.
Để phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, Thành phố Thủ Dầu Một tiếp tục triển khai các biện pháp để hỗ trợ DN trong việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và duy trì nhóm nợ ban đầu. Đồng thời, tỉnh cũng đẩy mạnh việc kết nối ngân hàng với DN, thông qua các chương trình liên kết này, DN có thể nắm bắt thông tin về tình hình khó khăn của mình và được hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các thủ tục tín dụng. Tỉnh cũng tạo điều kiện cho DN tiếp cận và cập nhật các chính sách mới về hỗ trợ từ Chính phủ và Ngân hàng Trung ương. Mục tiêu của các biện pháp này là giúp DN có sự tiếp cận tốt hơn đến nguồn vốn và nắm bắt các chính sách hỗ trợ tài chính mới nhất để phục hồi và phát triển kinh doanh.
Tính đến hiện nay trên địa bàn thành phố TDM có 32 tổ chức tín dụng hoạt động. Để hỗ trợ các DNVVN ngân hàng nhà nước, UBND tỉnh Bình Dương đã có các văn bản chỉ đạo, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng sau đại dịch Covid 19 các tổ chức tín dụng đã thực hiện đúng chủ trương hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho các
DNVVN phục hồi sản xuất sau giai đoạn tạm ngưng do dịch bệnh. Tổng số DN được hỗ trợ trong năm 2022 trên địa bàn là 3258 DN được tiếp cận với nguồn vốn với lãi suất ưu đãi và ân hạn lãi suất.
Thực hiện chủ trương của tỉnh các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn cho các DN phục hồi khả năng sản xuất kinh doanh.
Chính sách hỗ trợ về thuế
Chính sách hỗ trợ thuế được quy định trong Thông tư số 16/2013/TTBTC ngày 8/2/2013 của Bộ Tài chính. Thông tư này hướng dẫn về việc gia hạn và giảm một số khoản thuế thuộc Ngân sách Nhà nước, nhằm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7 tháng 1 năm 2013 của Chính phủ. Nghị quyết này tập trung vào các biện pháp giải quyết khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu. Đặc biệt, Nghị quyết tập trung vào việc gia hạn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế bảo vệ môi trường và tiền thuê đất.
Giảm tiền thuế đất: Để giảm tiền thuê đất một cách đơn giản trong quá trình triển khai, quy định về thủ tục được sửa đổi. Khi thực hiện dự án, chủ đầu tư có thể được Nhà nước giao đất mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất do đối mặt với khó khăn tài chính. Trong trường hợp này, chủ đầu tư được phép nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ thanh toán tiền bán hàng trong thời hạn tối đa là 24 tháng, tính từ ngày có thông báo nộp tiền sử dụng đất của cơ quan thuế.
Chính sách hỗ trợ về lãi suất
Chi nhánh đã tạo ra Kế hoạch hành động theo số 170/KH-BDU2 ngày 15/02/2022 để thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ và các giải pháp chính để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ngoài ra, còn triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ liên quan đến nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia trong năm 2022. Chi nhánh cũng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022, và đưa ra các bước tiến cụ thể đến các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn. Theo đó, Ngân hàng nhà nước tỉnh Bình Dương đã xây dựng Kế hoạch hành động số 170/KH-BDU2 ngày 15/02/2022 để triển khai các văn bản, nghị định của Chính phủ nhằm hỗ trợ các DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các TCTD trên địa bàn đã tự đề ra các phương án và giải pháp tích cực theo chỉ đạo của NHNN Chi nhánh tỉnh Bình Dương để hỗ trợ và giải quyết khó khăn cho các DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Các biện pháp này bao gồm cơ cấu nợ, giãn nợ và cho vay mới; hạn chế tình trạng nợ xấu và tăng cường xử lý nợ xấu bằng cách đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ xấu bằng dự phòng, bán nợ và xử lý tài sản đảm bảo. Đồng thời, các giải pháp này được thực hiện một cách đồng bộ và được kiểm soát chặt chẽ, đồng bộ nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng tiêu dùng, hạn chế tốc độ tăng cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn vào sản xuất và kinh doanh, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và giới hạn nợ xấu mới phát sinh.
Thành lập quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bình Dương.
Quỹ định hướng cung cấp vốn cho các ngành, lĩnh vực có thế mạnh và điều kiện cấp thiết của địa phương, đặc biệt là tập trung vào DNVVN (DNNVV), chiếm hơn 80% tổng số DN vay vốn từ Quỹ. Đồng thời, Quỹ cũng đã tích cực tăng cường quảng bá hình ảnh thông qua việc tham gia hội nghị, hội thảo, kết nối hợp tác và tiếp xúc với các DN trong khu vực. Ngoài ra, Quỹ cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý nghiệp vụ và phát triển website. Mục tiêu hướng dẫn chủ đầu tư có dự án khả thi trong danh sách vay vốn để hoàn thiện hồ sơ pháp lý. Mục tiêu là đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian xử lý và giải ngân. Đồng thời, đề nghị tạo mối liên kết và hợp tác với tất cả các tổ chức tín dụng trong tỉnh để tìm kiếm dự án khả thi và đảm bảo nhiệm vụ bảo lãnh cho các DNVVN.
Theo số liệu cho thấy Quỷ đầu tư và phát triển tỉnh Bình Dương đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho các DNVVN, đặc biệt có 2 hình thức hỗ trợ nhiều nhất cho các DN này đó là bảo lãnh tín dụng và cho vay đầu tư. Đối với hoạt động bảo lãnh tín dụng có những DN được quỹ bảo lãnh lên đến 100% giá trị khoản vay với thời gian bảo lãnh cho đến khi các DNVVN hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cho các tổ chức tín dụng. Theo bảng dưới cho thấy số lượng DNVVN được Quỹ bảo lãnh tăng đều qua các năm. Năm 2018 số lượng DN được bảo lãnh là 18 DN và tăng lên 54 DN trong năm 2022. Hoạt động cho vay là hoạt động chính của Quỹ với số lượng DN cho vay tăng qua các năm và số tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2018 tổng số DN Quỷ cho vat là 6 DN với tổng số tiền cho vay là 1.633 tỷ đồng, đến năm 2022 Quỹ cho 17 DN vay với tổng số tiền 2.269 tỷ đồng. Các DN tiêu biểu Quỹ đã cho vay đó là: Trang trại nông nghiệp UNIFARM, Trường trung tiểu học Việt Anh, khu chung cư Hiệp Thành 3 do Công ty Biconsi làm chủ đầu tư, Trường THCS & THPT Phan Chu Trinh…Lãi suất cho vay của Quỹ đang thấp hơn các tổ chức tín dụng tùy vào lĩnh vực hoạt động của các chủ đầu tư. Đối với lĩnh vực giao thông, môi trường và năng lượng lãi suất từ 5,5% đến 6%; lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao và cộng nghiệp phụ trợ lãi suất từ 6% đến 6,5%.
Bảng 2.7: Tình hình hỗ trợ DN của quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bình Dương
Nội dung ĐVT 2018 2019 2020 2021 2022
Số lượng DN bảo
lãnh tín dụng DN 18 26 32 48 54
Số lượng DN cho
vay đầu tư DN 6 11 12 14 17