Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên dịa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘTTỈNH BÌNH DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2018-2022

2.4 Đánh giá thực trạng chính sách phát triển DNVVN trên địa bàn TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Hoạt động bảo lãnh tài chính, cho vay của Quỹ đầu tư tỉnh Bình Dương vẫn còn nhiều hạn chế do quy định về thủ tục bảo lãnh DN, nguồn vốn của Quỹ mặc dù tăng đều qua các năm nhưng số nguồn vốn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Rào cản lớn nhất đối với việc tiếp cận tín dụng của DN là khó khăn trong việc xin phê duyệt từ ngân hàng, do tất cả đều yêu cầu chứng minh năng lực tài chính và có tài sản đảm bảo. Ví dụ, để dự thầu và thực hiện các hợp đồng xây dựng, các DN trong lĩnh vực này cần cung cấp chứng từ bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ ngân hàng để chứng minh năng lực tài chính. Tuy nhiên, để có chứng từ đó, DN phải đặt cọc tài sản hoặc nộp tiền mặt vào ngân hàng. Điều này gây ra khó khăn đáng kể đối với các DN nhỏ, bởi họ thường có hạn chế về năng lực tài chính và gặp khó khăn khi không có nguồn vốn dự phòng để thực hiện các dự án. Tình hình này đã dẫn đến sự giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, tăng trưởng tín dụng chậm, và gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ gốc. Điều kiện vay vốn hiện tại chưa phù hợp cho DNVVN, và chỉ rất ít DN đáp ứng được yêu cầu không nợ thuế quá hạn và không nợ lãi suất quá hạn.

Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV đang gặp nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả về nguồn vốn, cơ chế hoạt động và khả năng thực hiện của các quỹ này. Tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN đã được cải thiện, nhưng hoạt động của các quỹ này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của DNVVN.

Các DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Việc vay tín chấp đòi hỏi phải có phương án và dự án kinh doanh của DN, nhưng nhiều DN chưa thể có một phương án kinh doanh tốt do thiếu đơn hàng xuất khẩu.

- Về chính sách hỗ trợ mặt bằng

70% các DN hiện tại không có khả năng tiếp. Nguyên nhân chính là do không có nhu cầu, đặc biệt là các DN này với quy mô nhỏ không cần hỗ trợ về mặt bằng sản xuất. 20% trong tổng số các DN đã thiếu thông tin về các chính sách hỗ trợ nên không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ mặt bằng. Hiện nay, việc tăng số lượng DNNVV mới ra đời đã tạo ra nhu cầu gia tăng về đất đai để phục vụ cho mục đích

công nghiệp và thương mại, bao gồm xây dựng nhà xưởng, văn phòng và các cơ sở kinh doanh khác. Tuy nhiên, khối DNNVV đang gặp khó khăn đáng kể trong việc tiếp cận đất với giá cả minh bạch và thủ tục đơn giản. Tuy nhiên, phần lớn của các DNNVV phát triển và sử dụng mặt bằng sản xuất tại địa phương của mình. Do đó, các khó khăn hiện tại liên quan đến mặt bằng sản xuất để phục vụ kinh doanh không được coi là nghiêm trọng, nhưng nhiều DN cho rằng họ sẽ gặp khó khăn khi muốn mở rộng mặt bằng để phát triển. Tuy nhiên vấn đề nghiêm trọng hiện nay là các DN đang đối mặt với yêu cầu di dời ra khỏi khu vực dân cư hoặc thay đổi công năng đặc biệt là các DN hoạt động trong lĩnh vực gốm, đồ gỗ, giày da, dệt may...

- Về chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ

Hiện nay, trên lãnh thổ tỉnh Bình Dương, đã có hơn 57.000 DN hoạt động, trong đó số DNVVN (DNNVV) chiếm hơn 97%. Đây là một đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực từ thị trường và tình hình kinh tế - xã hội. Vì vậy, nhằm giảm thiểu số lượng DN rút lui khỏi thị trường, giúp DNNVV thích ứng với tình hình mới, ổn định sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho sự phát triển và cải thiện tuổi thọ trung bình, các biện pháp sau được đề xuất:

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tăng cường chương trình và chính sách hỗ trợ cho DNNVV trên toàn tỉnh.

Đặc biệt, tập trung vào việc hỗ trợ và thúc đẩy DN tiếp cận, nâng cao nhận thức và tăng tốc quá trình số hóa và sự phát triển bền vững trong các DN.

- Về chính sách cải cách thủ tục hành chính

Các DN ở Bình Dương đang đối mặt với một vấn đề khác, đó là quá trình thẩm duyệt và cấp phép phòng cháy chữa cháy, gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, các quy định hiện hành đang gặp vướng mắc và khó khăn trong việc tuân thủ, dẫn đến tình trạng gián đoạn hoạt động của hàng ngàn nhà máy. Xin giấy phép cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại tỉnh Bình Dương.

Việc làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài và xác nhận kinh nghiệm làm việc của họ theo quy định tại khoản 4, Điều 9, Nghị định số

152/2020/NĐ-CP của Chính phủ về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng gây khó khăn cho một số DN.

- Về chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Mặc dù Thành phố Thủ Dầu Một là nơi với nhiều tiềm năng và lợi thế, hiện tại, tỉnh đang gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, đặc biệt là vấn đề về phát triển nguồn nhân lực. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là:

Thành phố đối mặt với tình trạng cung cấp sức lao động vượt quá cầu trong thị trường lao động. Trong ngành lao động và việc làm ở tỉnh Bình Dương nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng, cung cấp sức lao động thường cao hơn nhu cầu thực tế. Hàng năm, số người đến độ tuổi lao động tăng lên, nhưng thị trường lao động vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.

Lực lượng lao động thường có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Vì Bình Dương xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp, đa phần người lao động ở đây có trình độ học vấn thấp và không có kiến thức chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của tỉnh đang đòi hỏi lực lượng lao động có chất lượng cao, kiến thức chuyên sâu và trình độ kỹ thuật.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Thành phố Thủ Dầu Một hiện vẫn thiếu nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao. Tuy nhiên, chưa có sự sáng tạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, và thiếu sự đóng góp của các chuyên gia hàng đầu và cán bộ kỹ thuật giỏi.

Tóm tắt chương 2

Trong chương này tác giả trình bày về thực trạng thực hiện các chính sách phát triển DNVVN trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một giai đoạn 2018 – 2022 như các chính sách: Chính sách hỗ trợ về tài chính; Chính sách hỗ trợ mặt bằng cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Chính sách đổi mới hỗ trợ công nghệ; Chính sách cải cách thủ tục hành chính; Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Từ kết quả của phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế trong quá trình thực hiện các chính sách của thành phố TDM trong giai đoạn nghiên cứu làm cơ sở đề xuất các giải pháp trong chương 3.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên dịa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)