CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018 – 2022
3.1 Định hướng phát triển DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm
3.2.4 Chính sách cải cách thủ tục hành chính
UBND TP.TDM xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân và DN, hướng tới cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư của nước ngoài vào địa phương, do vậy UBND cần thực hiện đồng thời các giải pháp sau:
Xác định cải cách thủ tục hành chính mang lại sự hài lòng cho người dân và DN là hoạt động ưu tiên hàng đầu thông qua việc thực hiện các giải pháp để cải cách hành chính gắn liền với chuyển đổi số để cải thiện được chỉ số PCI và đồng hành hỗ trợ các DN.
Cần chỉ đạo các cơ ban ban ngành liên quan nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia. Điển hình như Chi Cục Thuế TP.TDM cần nhanh chóng hoàn thiện và triển khai việc đăng ký thuế của cá nhân không qua kinh doanh qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến tới sử dụng mã định danh cá nhân làm mã số thuế theo định hướng của Tổng Cục Thuế Việt Nam.
Rà soát tất cả các thủ tục hành chính sau đó điều chỉnh theo hướng đơn giản hoá và rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức khi liên hệ đến các tổ chức liên quan để thực hiện thủ tục hành chính. Đồng thời phối hợp triệt để với Bưu điện để tiến hành giao và nhận hồ sơ qua dịch vụ Bưu chính. Giảm thời gian thực hiện các giấy tờ như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nên giảm từ 15 ngày xuống 10 ngày; thủ tục hành chính đăng ký kết hôn của người nước ngoài có thể giảm từ 10 ngày xuống còn 8 ngày làm việc; giảm bớt một số giấy tờ không cần thiết khi các DN thực hiện nhiều thủ tục hành chính cần đính kèm nhiều loại giấy tờ liên quan trùng lặp thì có thể chỉ cần một bộ giấy tờ minh chứng để có thể làm được nhiều thủ tục hành chính khác nhau.
UBND tỉnh Bình Dương cần có văn bản chỉ đạo các cơ quan trực thuộc trong việc liên thông giải quyết các thủ tục hành chính. Cần có 1 đơn vị chịu trách nhiệm chính là đầu mối trong việc xử lý các hồ sơ hành chính, chủ động liện hệ các cơ quan liên thông cung cấp hồ sơ, theo đó cần có quy định thời gian cụ thể cho từng đơn vị và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Tỉnh.
Cải cách thủ tục hành chính là cải cách trên mọi phương diện: từ thủ tục giấy tờ, phong cách làm việc, con người…do đó cần có các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ của công chức, viên chức đồng thời nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN và tầm quan trọng của sự tồn tại và phát triển của các DN trong đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Xây dựng quy trình làm việc và phổ biến cho các đơn vị liên quan và các DN được biết, để chính các doanh nghiệp là đơn vị theo dõi, giám sát quá trình thực hiện công vụ của cán bộ công chức.
Chủ trương giảm thủ tục hành chính và các loại chi phí: Rà soát lại các quy định, quy trình cấp phép, xử lý hồ sơ thủ tục để loại bỏ các giấy tờ không cần thiết, giảm thiểu các yêu cầu phức tạp. Giảm các chi phí liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, xin cấp các loại giấy phép…
Xây dựng các quy trình, quy định để hỗ trợ DN: đảm bảo các văn bản này được thiết kế nhằm hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho các DN tồn tại và phát triển tại địa phương.
Tạo kênh phản hồi và giải quyết khiếu nại: Tạo kênh phản hồi đặt ra mục tiêu quan trọng là tạo điều kiện cho DN có cơ hội gửi phản hồi về các vấn đề, thách thức hoặc yêu cầu hỗ trợ đối với tổ chức hoặc cơ quan quản lý. Điều này giúp xây dựng môi trường mở, trong đó DN có tiếng nói trong quyết định liên quan đến chính sách và quy trình kinh doanh.Để tăng sự tin tưởng cho các DN và hỗ trợ họ trong quá trình hoạt động, UBND cần thiết lập kênh tiếp nhận. Việc tạo kênh phản hồi và giải quyết khiếu nại cho các DN là một phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thân thiện và hỗ trợ sự phát triển của DN. Quá trình này đòi hỏi sự minh bạch, công bằng và sự cải tiến liên tục để đảm bảo rằng các DN có thể gửi phản hồi và khiếu nại một cách hiệu quả và nhận được sự hỗ trợ và giải quyết xứng đáng.
Tăng cường sự minh bạch và quản lý công: Cung cấp thông tin một cách rõ ràng về quy trình hành chính, quy định và tiến độ xử lý. Sử dụng công nghệ để cải thiện sự minh bạch và quản lý công trong các cơ quan, giúp giảm bớt thủ tục rườm rà và ưu tiên sự công khai và minh bạch.
Xây dựng quy định hỗ trợ DN: Đảm bảo rằng các quy định hành chính được thiết kế nhằm hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của DN. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, khởi nghiệp và mở rộng DN thông qua chính sách thuế, quyền sở hữu và quyền sử dụng đất.
Tạo cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu nại: Thiết lập cơ chế mạnh mẽ và hiệu quả để tiếp nhận, xử lý và giải quyết khiếu nại từ DN một cách công bằng và kịp thời. Điều này giúp tăng sự tin tưởng và sự hỗ trợ cho các DN trong quá trình hoạt động.
Thúc đẩy hợp tác công tư: Tạo ra môi trường thuận lợi để chính phủ và DN có thể hợp tác trong việc cải thiện quy trình hành chính. Thông qua việc tham gia vào diễn đàn, cuộc họp và thẩm định chính sách, DN có thể góp ý và đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.