Các nhân tố tác động từ bên ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt Động kinh doanh lữ hành của công ty tnhh thương mại du lịch bình dương tourist (Trang 29 - 32)

Thực tế đó, thực hiện tốt các quy định pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch là giải pháp căn cơ, nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Việc thực thi pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, những hạn chế vẫn tồn tại trong lĩnh vực này cần được nhìn nhận, đánh giá, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc thực hiện các quy định của pháp luật chưa có sự đồng đều giữa các khu vực, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số còn chiếm phần đa dân cư; việc thực hiện các quy định của pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu thốn về điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ quản lý.

Thứ hai, tại nhiều điểm du lịch tài nguyên còn mang tính chất phân tán, trải rộng ở nhiều địa bàn khác nhau, tài nguyên du lịch tự nhiên sinh thái thường đan xen với tài nguyên du lịch văn hóa cộng đồng. Hiện trạng này gây rất nhiều khó khăn cho công tác tiếp cận, khai thác, quản lý, đặc biệt là việc triển khai các văn bản quy định, pháp luật. Nhiều khu vực có tiềm năng du lịch, nhưng mới định hình, có nhiều vấn đề không được quản lý chặt chẽ, dẫn đến xuất hiện những hiện tượng gây tổn hại đến môi trường. Nhất là các điểm chưa có điều kiện hình thành các ban quản lý, hoặc có nhưng hoạt động chưa thật sự hiệu quả, việc xây dựng và phát triển quy hoạch để khai thác cho những vực này còn nhiều kẽ hở, khiến cho tài nguyên môi trường khai thác chưa có kế hoạch, rất dễ xảy ra sự cố môi trường nếu các quy định của pháp luật không được triển khai nhanh chóng và đồng bộ.

Thứ ba, số lượng và chất lượng đội ngũ quản lý về pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch chưa đồng đều, mặc dù những năm qua hệ thống các cán bộ quản lý, chuyên viên, nhân viên có trình độ được điều động về tuyến huyện, xã đã được lưu tâm. Hệ thống cán bộ nhân viên này số lượng còn mỏng và ít, những cán bộ chuyên

21

viên có kinh nghiệm và trình độ cao chủ yếu tập trung ở huyện, thành phố, còn ở các tuyến thị trấn, xã thôn lại thiếu vắng, thường do các cán bộ chuyên trách kiêm luôn nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức, giám sát việc thực hiện pháp luật của các chủ thể có

liên quan. Tuy nhiên, môi trường là một trong những lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, độ chính xác về mặt số liệu thống kê là điều kiện tiên quyết, việc chỉ để các chính sách quy định này ở mức độ chủ trương mà không áp dụng và thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn thì sẽ không đạt được hiệu quả cao như kỳ vọng.

Thứ tư, do việc quản lý áp dụng thực hiện pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, nên vẫn để lọt lưới các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các chủ thể tham gia hoạt động môi trường. Việc thực hiện thanh, kiểm tra, giám sát thường được tổ chức thực hiện mang tính chất định kỳ vào các mốc thời gian cố định trong năm, các số liệu cũng được xác định thường theo kiểu áng chừng vẫn có độ sai số. Việc xây dựng hệ thống các biển hiệu về bảo vệ môi trường vẫn còn phải đốc thúc các ban quản lý điểm, khu du lịch thực hiện. Việc tuyên truyền phổ biến nội quy về bảo vệ môi trường đến du khách tham quan còn yếu.

Thứ năm, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn gặp nhiều hạn chế, trang thiết bi đo đạc các thông số môi trường còn thiếu thốn, lỗi thời lạc hậu. Môi trường ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, trong khi đó các hành vi gây tổn hại môi trường ngày càng tinh vi, hậu quả ngày càng lớn, có những hành vi không thể khắc phục được hậu quả.

Do thiếu các trang thiết bị đo lường thông số môi trường, việc cập nhật để sử dụng đo đạc tình trạng môi trường đất, nước, không khí tại các điểm các khu du lịch khó có thể

tiến hành. Chính vì thế, việc các báo cáo đánh giá tác động môi trường thiếu số liệu hoặc số liệu không chuẩn đã dẫn tới đánh giá sai về tác động môi trường không thấy rõ được những hậu quả xấu.

Thứ sáu, việc thu hút một nguồn, lượng đầu tư lớn về phát triển các khu nghỉ

dưỡng, vui chơi giải trí, trung tâm thương mại phục vụ hoạt động phát triển du lịch trong một thời gian ngắn, địa bàn hẹp cũng có những tác động không hề nhỏ đến môi trường nếu không có kế hoạch. Hoạt động xây dựng các hệ thống trục giao thông vận tải mới để phát triển giao thông giữa Hòa Bình và các địa phương khác cũng gây ra những tác động xấu, như: khoan núi, nổ mìn, ngăn sông, suối, thay đổi dòng chảy,…

22

• Cơ hội:

Nền chính trị của Việt Nam tương đối ổn định, chính sách giảm thuế nhập khẩu xuống 0% tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoc hỏi kinh nghiêm và phát triển .

Hệ thống các chính sách, luật pháp về tiêu dùng, bình ổn giá dịch vụ du lịch và lữ hành đã bước đầu hoàn thiện.

• Thách thức:

Việc quản lí giá cả thị trường của cơ quan nhà nước vẫn còn lỏng lẻo. Quá trình thực thi luật cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chưa thực sự

hiệu quả.

Kiểm định chất lượng dịch vụ du lịch và lữ hành vẫn còn lỏng lẻo, mới chỉ dừng lại ở kiểm tra an toàn thực phẩm, mà chưa kiểm soát được hàm lượng chất gây khó

khăn cho doanh nghiệp dịch vụ du lịch và lữ hành.

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: là những ngành đã và đang họa động trong ngành, có

ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Với những đặc điểm hấp dẫn của ngành, thị trường dịch vụ du lịch và lữ hành đang trở nên đông đúc hơn và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Hiện nay có khoảng hơn 500 công ty dịch vụ du lịch và lữ hành ở Việt Nam, phần lớn là các công ty vừa và

nhỏ. Các nhà sản xuất qiu mô lớn gồm Viettourist, Saigontour, danangtravel, Gotravel….

Đe dọa từ các gia nhập mới. Đặc điểm ngành dịch vụ du lịch và lữ hành là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần tương đối ổn định, để gia nhập ngành các công ty mới phải có tiềm lực vốn và năng lực đủ mạnh để vượt qua các rào cản gia nhập ngành bước vào kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành.

2.2.3 Khách hàng

Nhu cầu của khách hàng: Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ du lịch và lữ hành tại Việt Nam tăng trưởng ổn định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và sử dụng các sản phẩm nhiều hơn, đặc biệt là dịch vụ du lịch và lữ hành outbound, dịch vụ du lịch và lữ hành. Theo báo

23

cáo của TNS Worldpanel Việt Nam về thị dịch vụ du lịch và lữ hành Việt Nam năm 2024, dịch vụ du lịch và lữ hành nội địa 51% giá trị thị trường dịch vụ du lịch và lữ hành.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt Động kinh doanh lữ hành của công ty tnhh thương mại du lịch bình dương tourist (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)