Bàn luận về nhu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ĐH Huế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết thể dục thể thao giữa Đại học Huế và các tổ chức thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế (Trang 100 - 103)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1.2. Bàn luận về thực trạng và nhu cầu hoạt động TDTT ngoại hóa của

3.1.2.2. Bàn luận về nhu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ĐH Huế

SV các ngành khác và 91,10% SVCN của ĐH Huế có nhu cầu hoạt động TDTT ngoại hóa. Qua đó, có thể nhận xét rằng: Nhu cầu vận động và hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ĐH Huế vô cùng bức thiết và tương đồng với các kết quả nghiên cứu của L Trường Sơn Chấn Hải xác định một cách tổng thể: “Nhu cầu hoạt động ngoại khóa của HS trung học phổ thông hiện nay là rất lớn nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ...”. Kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Tần đƣa ra ết luận có đến 95% SV ĐH Thái Nguy n mong muốn tập luyện TDTT ngoại khóa [72]; Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành phản ánh có gần đến 70% SV các trường ĐH ở thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa [74]. Nhận định của L Văn Lẫm,, Nguyễn Văn Trạch, Phạm Trọng Thanh, Phạm Văn Vinh, Nguyễn Bích Vân: “Nhu cầu đối với TDTT của HS phổ thông ngày càng tăng” [53].

Với chủ trương phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chúng ta đang cần lực ƣợng tri thức chất ƣợng cao để đáp ứng sự phát triển bền vững. Do vậy, đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của HSSV là mục tiêu cần phải hướng tới.

Đây à mảng hoạt động mà Đảng, nhà nước quan tâm và đã được thể chế hóa bằng các văn bản chỉ thị, hướng dẫn của cả ngành VHTTDL và ngành GDĐT. Thực tiễn, các giải pháp mang tính vĩ mô đã được chủ trương hóa trong đề án tổng thể phát triển toàn diện GDTC và thể thao trường học, trong đó: Đa dạng hóa các hình thức giáo dục kết hợp ở trong nhà trường và ngoài nhà trường giữa nội và ngoại khóa là một trong 4 giải pháp mang tầm chiến ƣợc.

Vấn đề à các cơ sở GDĐT triển khai thực hiện các chủ trương đó như thế nào, để có thể mang lại hiệu quả bền vững đáp ứng nhu cầu người tập.

80

- Về nhu cầu thành lập CLB TDTT CS của SV và các đơn vị thành viên ĐH Huế: Nhu cầu thành lập CLB TDTT CS là bức thiết, thể hiện ở mục 3.1.1.5, bảng 3.7, 3.8 và biểu đồ 3.3 qua tỷ lệ của SV các ngành khác là 74,9% và SVCN GDTC là 88,6%.

Nhu cầu tổ chức hoạt động CLB TDTT CS của các đơn vị thành vi n ĐH Huế (bảng 3.9) thông qua kết quả khảo sát chuyên gia các cấp ĐH Huế có tỷ lệ 97,5%.

Chứng tỏ các nhà ãnh đạo và quản lý giáo dục rất quan tâm đến sự phát triển toàn diện của sản phẩm đào tạo. Các kết quả của đề tài tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành: “...tổng thể có gần 46% SV mong muốn tập luyện ngoại khóa có tổ chức hướng dẫn của GV...93% GV GDTC nhận định ở mức độ cần thiết và rất cần thiết đối với SV tập luyện đƣợc tổ chức quản lý chặt chẽ”[74].

Hoạt động TDTT ngoại khóa có tổ chức hướng dẫn bằng hình thức CLB TDTT CS trường học đã được giáo dục trong nước và nhiều nước trên thế giới thực hiện và mang lại kết quả tổng thể vừa phát triển TDTT quần chúng vừa phát triển năng ực cá nhân và thành tích thể thao. Tác giả trần Kim Cương đưa ra các ết luận tổng thể ở các bậc học bao gồm: 79% khối tiểu học,77% khối cơ sở, 80% khối phổ thông, 80% khối cao đẳng và dạy nghề có nhu cầu tổ chức CLB TDTT [24].

3.1.2.3. Bàn luận về thực trạng và nhu cầu thành lập liên kết TDTT của ĐH Huế và của các tổ chức TDTT bên ngoài

- Về thực trạng các điều kiện thành lập liên kết TDTT của ĐH Huế và của các đơn vị TDTT bên ngoài: Xét về thực trạng các điều kiện tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa của các đơn vị thành vi n ĐH Huế, qua phân tích kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, hiện nay tại các đơn vị thành vi n ĐH Huế có những thuận lợi đó à:

Đƣợc sự ủng hộ của Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể; Kinh phí hoạt động. Các yếu tố hó hăn bao gồm: Thiếu cơ sở vật chất, sân bãi, nhà tập, phòng tập; Thiếu đội ngũ chuy n môn.

Xét về thực trạng các điều kiện tổ chức hoạt của các tổ chức TDTT bên ngoài, qua phân tích kết quả ở bảng 3.14 cho thấy, hiện nay tại tổ chức TDTT bên ngoài có những thuận lợi đó à đảm bảo đƣợc đội ngũ HLV,HDV; Cơ sở vật chất. Các yếu tố

81

hó hăn bao gồm: Số ượng người tham gia tập luyện hạn chế và inh phí người tập hạn hẹp. Từ những thực tiễn trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng:

Về phía các trường có những hó hăn cơ bản về cơ sở vật chất, sân bãi và đội ngũ chuy n môn, trong hi đó ở các tổ chức TDTT b n ngoài 2 điều kiện này hết sức thuận lợi.

Về phía các tổ chức TDTT bên ngoài lại có những hó hăn hách quan nhƣ số ượng người tham gia tập luyện ít, trong hi đó tại các đơn vị thành vi n ĐH Huế lại có đƣợc sự quan tâm của ãnh đạo, kinh phí và có điều kiện thuận lợi để tuyên truyền, tƣ vấn và thu hút SV tham gia tập luyện.

Nhƣ vậy, nếu hoạt động riêng lẽ giữa các tổ chức TDTT sẽ là giải pháp không khả thi hoặc hoạt động sẽ kém hiệu quả. Việc tổ chức liên kết TDTT sẽ bổ sung các điều kiện để tổ chức hoạt động TDTT ngoại hóa cho SV cũng nhƣ các điều kiện đảm bảo đƣợc sự ổn định, duy trì và phát triển CLB TDTT Liên kết.

- Về nhu cầu thành lập liên kết TDTT của ĐH Huế và của các tổ chức TDTT bên ngoài: Kết quả ở bảng 3.11, 3.12, 3.13 và biểu đồ 3.4 thể hiện ở các chỉ số χ2 cho thấy, tỷ lệ ở nhu cầu “Rất cần thiết” ở trên tất cả các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn có ý nghĩa xác suất cao, với P<0,001. Điều đó, thể hiện nhu cầu ở trên các đối tượng tương đối đồng nhất và rất cấp thiết, là yếu tố quan trọng cơ bản để tổ chức thực hiện liên kết TDTT. Phù hợp với các giải pháp tổng thể phát triển TDTT trường học hiện nay là đa dạng hóa các hình thức giáo dục kết hợp ở trong nhà trường và ngoài nhà trường giữa nội và ngoại khóa.

Có thể nhận thấy rằng, việc lựa chọn nội dung các môn thể thao để thực hiện liên kết là một khâu quan trọng để thu hút và đáp ứng nhu cầu tập luyện của SV. Về kết quả chọn lựa các môn thể thao ƣa thích để tập luyện trong các CLB TDTT CS cũng như CLB TDTT Li n ết của SV ĐH Huế có sự tương đồng. Số môn thể thao chọn lựa của SV ĐH Huế cũng tương đồng với chọn lựa của SV một số trường ĐH ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành [74], bao gồm: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rỗ, cầu lông và một số môn võ thuật...

Kết quả của một số các nghiên cứu lựa chọn nội dung tập luyện của các tác giả

82

Hoàng Minh Tần [72], Hoàng Công Dân [26] cũng cho thấy bóng đá, bóng chuyền, cầu lông vẫn là những môn thể thao đƣợc SV ƣa chuộng nhiều nhất. Từ những phân tích tr n, đề tài có thể nhận thấy rằng: Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế và thể thao khác nhau ở các địa phương mà nhu cầu tập luyện SV có thể ưa chuông th m một số môn thể thao hác (nhƣ bơi ội ở thành phố Hồ Chí Minh), các môn võ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế...

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết thể dục thể thao giữa Đại học Huế và các tổ chức thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(252 trang)