Bàn luận hiệu quả về mặt thể chất

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết thể dục thể thao giữa Đại học Huế và các tổ chức thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế (Trang 183 - 192)

3.3. Ứng dụng mô hình Câu lạc bộ Thể dục thể thao iên ết giữa Đại học Huế

3.3.3.1. Bàn luận hiệu quả về mặt thể chất

Sau TN, các nhóm TN I và TN II nam đã có sự phát triển đồng đều (P>0,05) và cách biệt so với nhóm ĐC. Có 8/10 chỉ số ở các chỉ tiêu kiểm tra (thể lực, tâm lý, sinh lý) thể hiện sự vƣợt trội với P<0,02~P<0,001. Các nhóm TN I và TN II nữ, kết quả các chỉ số ở các chỉ tiêu kiểm tra cũng thể hiện sự đồng đều (P>0,05)và vƣợt trội so với nhóm ĐC, thể hiện có 8/10 chỉ ti u có ý nghĩa xác suất với P<0,05~P<0,001. Qua các kết quả trên, có thể khẳng định rằng, dù tập luyện ở hình thức CLB TDTT Liên kết với với tổ chức TDTT bán công (Liên kết I) hay liên kết cơ sở tập luyện dân lập (Liên kết II đều mang lại hiệu quả rõ rệt so với loại hình tập luyện hỗn hợp của nhóm ĐC.

Kết quả nghiên cứu đánh giá về sự tăng trưởng của các nhóm tham gia thực nghiệm cho thấy: Ở các nhóm ĐC nam và nữ có 6/10 chỉ ti u đạt đƣợc ý nghĩa thống kê với P<0,05~0,001. Trong hi đó cả 10/10 chỉ số của các chỉ ti u đƣợc kiểm tra ở các nhóm TN I và TN II nam, nữ đều đạt đƣợc ý nghĩa xác suất với P<0,001. Tổng thể các kết quả trên phản ánh rõ nét ở nhóm ĐC tuy hình thức tập luyện chủ yếu vẫn là tự tập luyện, song cũng có các giai đoạn đƣợc tập luyện có tổ chức hướng dẫn hi tham gia vào các đội đại biểu thể thao của trường, do vậy kết quả tăng trưởng của nhóm ĐC cũng hả quan nhưng so với kết quả tăng trưởng của các nhóm TN cả 10/10 chỉ số đều có sự tăng trưởng đạt được ý nghĩa xác suất với

139

P<0,001, thể hiện các nhóm TN I và TN II cả nam lẫn nữ với loại hình CLB TDTT Liên kết có sự phát triển thể chất đồng đều chiếm ƣu thế cách biệt.

Với tính chất của một CLB TDTT CS trường học, CLB TDTT Liên kết có tính năng rõ nét của một đơn vị tập luyện có tổ chức hướng dẫn bởi HLV,HDV;

Đƣợc thực hiện tập luyện theo nhóm, lớp các bài tập thể chất có chọn lọc, bảo đảm tính thường xuyên liên tục có hệ thống, có chương trình, ế hoạch. Hình thức tổ chức tập luyện đa dạng, đảm bảo đƣợc tính hứng thú trong tập luyện. Khác với CLB TDTT CS độc lập trong trường học, trong CLB TDTT Liên kết ngoài đối tượng tập luyện à HSSV, đối tƣợng tập luyện trong CLB TDTT Liên kết đa dạng hơn; Từ đặc điểm này người tập được tiếp xúc, giao ưu với nhiều đối tượng, thành phần trong xã hội. Ngoài ra các hình thức dã ngoại, tham quan, giao ƣu, biểu diễn làm phong phú hoạt động, tăng tính tích cực trong sinh hoạt và tập luyện và đó cũng à các nhân tố àm tăng hiệu quả tập luyện...

Thực tiễn cho thấy: Tập luyện TDTT ngoại khóa hiện nay rất đa dạng và bằng nhiều hình thức khác nhau. bao gồm các bài tập cá nhân, tập thể áp dụng các phương tiện theo hướng vệ sinh tập luyện, hồi phục khả năng àm việc và thực dụng chữa bệnh. Các hình thức này có thể mang tính chất cá nhân (thể dục vệ sinh buổi sáng, chế độ giờ giấc hàng ngày, các hình thức rèn luyện...); Hình thức tập luyện theo nhóm lớp với sự giúp đỡ của giáo viên TDTT [77].

Kết quả nghiên cứu của đề tài tương đồng với các kết luận và đánh giá của nhiều công trình nghiên cứu đến tập luyện TDTT ngoại khóa. Hoạt động TDTT ngoại khóa bằng hình thức tự tập luyện cũng mang ại sự phát triển thể chất nhƣng hiệu quả thấp so với các hình thức tập luyện khác, tập luyện trong các hình thức có tổ chức hướng dẫn ở mỗi dạng khác nhau lại cho hiệu quả khác nhau. Sự khác nhau về hiệu quả các h nh thức tập luyện ngoại hóa, ngoài tính thường xuyên liên tục còn phụ thuộc vào sự hướng dẫn, giúp đỡ của giảng viên, HLV, HDV.

Tác giả Nguyễn Văn Hòa (2004), hi nghi n cứu đề tài: “Ảnh hưởng của hoạt động TDTT ngoại hóa đến thể chất và chất ƣợng học tập của SV ĐH Cần Thơ”

cũng đã đƣa đến kết luận: “Nhóm TN tập TDTT ngoại khóa có nhịp điệu phát triển

140

thể chất cao hơn nhiều so với nhóm ĐC hông tập luyện ngoại hóa”. Tác giả Nguyễn Ngọc Việt cũng đã nhận định: “Trong tất cả hình thức tập luyện ngoại khóa thì hình thức tập luyện ngoại hóa có hướng dẫn của giáo viên với các môn tự chọn của HS là hiệu quả nhất. Thông qua hoạt động thể thao ngoại hóa đã hắc phục đƣợc tình trạng thiếu hụt vận động, tác động tích cực đến thể lực và tầm vóc của HS tiểu học”[89]. Tác giả Trần Thị Xoan cũng đƣa ra ết quả nghiên cứu cho rằng:

“Tập luyện TDTT ngoại khóa có tổ chức chặt chẽ, dù tập luyện dưới hình thức nào cũng đều có ảnh hưởng tốt đến thể chất. còn tập luyện TDTT ngoại khóa không đƣợc tổ chức chặt chẽ sẽ hông đảm bảo phát triển đáng ể về thể chất cho nữ SV;

Không những thế có những chỉ số nhƣ vòng bụng, chạy bền, chạy nhanh không có sự cải thiện mà còn giảm sút rõ rệt” [91]...

Có thể khẳng định ngoại hóa à con đường chủ yếu để tích ũy và phát triển thể chất HSSV. Khoa học đã chứng minh muốn nâng cao thể chất thì phải tập luyện tích cực và thường xuyên. Một trong những nguyên tắc của phương pháp GDTC có i n quan đến tính thường xuyên trong tập luyện và uân phi n ượng vận động với nghỉ ngơi, cũng nhƣ tính tuần tự trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa các nội dung tập luyện, đó à nguy n tắc hệ thống. Tính liên tục của quá trình GDTC và luân phiên hợp lý giữa ượng vận động với nghỉ ngơi, tập thường xuyên mang lại hiệu quả tập luyện. Từ cơ sở lý luận, thực tiễn và với sự ãnh đạo, chỉ đạo của Bộ GDĐT đã hẳng định vai trò của TDTT trường học trong bảo vệ sức khỏe, tăng cường thể lực, góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho HSSV.

Theo đó, tổ chức CLB TDTT CS là một hình thức cơ bản trong thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đã dược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thông qua hình thức CLB TDTT sẽ duy trì sự bền vững đối với rèn luyện thân thể trong SV và huy động toàn xã hội tham gia. Do vậy, sự tập luyện thường xuyên liên tục dưới tác động của các bài tập thể chất có định hướng, có chọn lọc phù hợp với khoa học tập luyện đã làm biến đổi tích cực hình thái và chức năng của người tập trong CLB TDTT Liên kết thể hiện qua kết quả TN. Với quan điểm này, tác giả Lưu Quang Hiệp xác định:

141

“Hoạt động thể thao thường xuyên một cách có hệ thống sẽ tạo ra những ảnh hưởng tác động đến thể chất và thể trạng của con người”[38].

Tập luyện TDTT bất kỳ dưới hình thức nào cũng đều có sự tác động đến sự phát triển thể chất, song với các hình thức tổ chức tập luyện có tổ chức hướng dẫn chặt chẽ và khoa học thì các tác động có hiệu quả tốt hơn. Tác giả L Văn Thiện cũng đã đưa ra ết luận: “Cùng học chung chương trình nội khóa, tham gia tập thêm ngoại khóa ở các đội đại biểu thể thao của trường sẽ có sự phát triển thể lực tốt hơn so với những SV bình thường khác [76]; Tác giả Huỳnh Trọng Khải (2006), trong nghiên cứu đề tài: “Tập luyện TDTT với sự phát triển tầm vóc cơ thể HS” đã ết luận: Tình trạng dinh dƣỡng của HS nữ từ 7 đến 11 tuối sẽ có diễn biến tích cực hơn dưới tác dụng tập thêm TDTT ngoại hóa thường xuyên [49].

Nhƣ vậy, có thể xác định rằng,: Các nhóm TN I và TN II nam, nữ hoạt động có tổ chức hướng dẫn và được tập luyện thường xuyên liên tục đã có những tác động tích cực đối với thể chất người tập. Cả hai nhóm TN có sự phát triển đồng đều và vƣợt trội so với các nhóm ĐC nam, nữ.

Ở các nhóm ĐC người tập có được công đoạn được tập luyện hướng dẫn theo các đội đại biểu của trường, nên kết quả tăng trưởng thể chất cũng có sự biến đổi tích cực, song tập luyện mang tính thời vụ, hông có được sự thường xuyên, liên tục dẫn đến hiệu quả tập luyện mặc dù có khả quan nhƣng thấp hơn hẳn so với các nhóm TN I và TN II nam, nữ à điều hiển nhiên.

3.3.3.2. Bàn luận hiệu quả về tâm sinh lý, xã hội của người tập trong các hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa

Có thể nói rằng, trong bất kỳ loại hình tổ chức TDTT ngoại khóa nào nếu có sự ổn định và phát triển số ượng người tập thì có thể khẳng định rằng loại hình TDTT ngoại hóa đó đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người tập.

Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3.45 và biểu đồ 3.8 cho thấy: Số người tập không ổn định và giảm của loại hình hỗn hợp trong cả hai giai đoạn là rất lớn.

Kết quả chỉ số χ2 =43, và χ2=33,15 khẳng định rằng: Quá trình tập luyện đơn điệu, hông đƣợc tổ chức quản lý và sự hông đảm bảo về các điều kiện tập luyện, cùng

142

với các yếu tố bất lợi về thời tiết của miền trung... là những yếu tố làm cho người tập trong loại hình hỗn hợp thiếu sự ổn định và giảm sút. Trong hí đó ở loại hình CLB TDTT Liên kết không những số ượng người tập không những được duy trì ổn định mà còn có sự gia tăng cách biệt so với loại hình tập luyện hỗn hợp.

Tính tích cực của người tập TDTT thường thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức nhằm hoàn thành những nhiệm vụ học tập - rèn luyện. Nó bắt nguồn từ một thái độ học tập tốt, sự cố gắng nắm đƣợc những kỹ năng, ỹ xảo vận động cùng hiểu biết có liên quan, phát triển các phẩm chất về thể lực và tinh thần… cùng hắc phục hó hăn tr n con đường đó. Tính tự lập là một trong những hình thức cao nhất của tích cực biểu hiện qua hoạt động hăng hái để tự giải quyết những nhiệm vụ do kích thích nội tâm của từng người tạo nên.

Rõ ràng hiệu quả của quá trình sƣ phạm phần lớn phụ thuộc vào bản thân người được giáo dục có thái độ tự giác và tích cực như thế nào đối với công việc của mình. Việc hiểu đƣợc bản chất các nhiệm vụ cũng nhƣ cách thực hiện với sự quan tâm, tích cực sẽ giúp học nhanh, tốt hơn, nâng cao hiệu quả các động tác cần thực hiện.

Tự giác và tích cực là các biểu hiện xuất phát từ sự hứng thú. Theo quan điểm của GDTC, sự hứng thú của người tập bắt nguồn từ nhiều hướng và từ nhiều yếu tố hác nhau, tuy nhi n, trước tiên cần phải đề cập đến động cơ tập luyện và các biện pháp khác bắt nguồn từ giáo viên, HLV, HDV...

Các động cơ ích thích tập luyện rất đa dạng, có thể đó à sự cảm nhận tức thời, có thể là do sự hấp dẫn của hình thức bên ngoài, ham muốn có thể hình đẹp, thích thú thể thao theo ý nghĩa nông cạn...

- Người giáo viên, HLV phải àm cho người tập hiểu được ý nghĩa chân chính của của môn thể thao tập luyện và dẫn dắt người tập hiểu được bản chất xã hội sâu sắc của TDTT.

- Sự hứng thú vững chắc đối với hoạt động TDTT cũng đƣợc phát triển cùng với nhận thức về bản chất của hoạt động này.

143

Nếu tính hấp dẫn của buổi tập và các yếu tố khác mà không xuất phát từ bản chất của giáo dục thì không thể là nguồn kích thích vững bền, có hiệu lực để động vi n người tập tập luyện có hệ thống. Do đó, vai trò của người giáo viên, HLV,

HDV là phải xây dựng hứng thú tạo cơ sở vững chắc phát huy tính tự giác tích cực cho người tập. Bao gồm: Xây dựng hứng thú nhất thời và hứng thú bền vững.

+ Xây dựng hứng thú nhất thời: Xây dựng thái độ tự giác, tích cực cho người tập có thể xây dựng hứng thú nhất thời bằng cách tiến hành buổi tập sinh động, có sức lôi cuốn bằng các hình thức tổ chức buổi tập hợp ý; Tăng cường các cuộc thi đấu nhỏ và sử dụng phương pháp trò chơi, dã ngoại; Sử dụng các mẫu trực quan hợp ý, đẹp để tăng tính nghệ thuật của động tác..

+ Xây dựng hứng thú bền vững: Làm cho người tập có được biểu hiện tự giác và tích cực trong suốt quá trình học tập. Vì vậy, àm sao để cho người tập hiểu được ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT. Điều đó sẽ tạo cho người tập có thái độ tự giác tích cực trong suốt quá trình tập luyện.

- Xây dựng thái độ tự giác tích cực còn đòi hỏi xa và cụ thể hơn. Cần làm cho người tập nhận thức được ý nghĩa cụ thể của các nhiệm vụ cần được thực hiện. Làm cho người tập nhận thức ngày càng sâu sắc hơn bản chất công việc của mình và trở thành những người giúp sức cho giáo vi n, HLV trong xác định các nhiệm vụ sắp tới và cách hoàn thiện thể chất cho họ...[80].

- Người tập trong CLB TDTT Liên kết xuất phát từ nhu cầu cá nhân và có thể đã có nhận thức sâu sắc về môn thể thao tham gia tập luyện. Do vậy, động cơ tập luyện đã đƣợc xác định rất rõ ở mỗi đối tƣợng tham gia tập luyện. Hình thức tập luyện phong phú và đa dạng nhƣ nhóm ớp, thi đấu, giao ƣu, biểu diễn, dã ngoại àm tăng th m hứng thú cho người tập. Việc sử dụng các bài tập có chương trình, có kế hoạch và sắp xếp hợp ý tr n cơ sở khoa học tập luyện, àm cho người tập tiếp thu cũng nhƣ nhanh chóng hoàn thành đƣợc nhiệm vụ tập luyện của cá nhân. Điều này cũng àm cho người tập tự hào với bản thân và mức độ hứng thú của họ ngày càng tăng và bền vững trong quá trình tập luyện. Các điều kiện tập luyện nhƣ sân bãi dụng cụ đảm bảo cũng à một yếu tố giúp người tập có thể àm tăng hứng thú

144

nhất thời cũng nhƣ hứng thú bền vững. Đối tƣợng tập luyện trong CLB TDTT Liên kết đa dạng cũng à một yếu tố tăng cường giao ưu và cũng à yếu tố àm cho người tập trong CLB TDTT Liên kết tăng th m hứng thú tập luyện.

Sự hứng thú trong tập luyện ở các CLB TDTT Liên kết cũng thể hiện ở kết quả ở bảng 3.49 về sự chuyên cần của các hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa.

Chính sự tập luyện thất thường, thiếu khoa học của loại hình TDTT ngoại khóa hỗn hợp làm cho thể lực người tập không ổn định, có khi còn bị ảnh hýởng ðến sức khỏe do lƣợng vận ðộng không hợp ý; Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mƣa bão éo dài cũng à ý do để số ượt người vắng tập luyện ở nhóm ĐC rất lớn đó à điều hiển nhiên. Ở các nhóm TN I và TN II, đƣợc đảm bảo các điều kiện cơ bản cho tập luyện, được tổ chức hướng dẫn, có quy định chặt chẽ về thời gian đã àm cho ý thức tự nguyện, tự giác và ý chí vượt khó của người tập được nâng lên, xây dựng được thói quen tập luyện thường xuyên TDTT.

Các kết quả trên của đề tài tương đồng với đánh giá của Nguyễn Đức Thành cho rằng: “...được tập luyện trong môi trường bạn bè thân quen, cùng trang lứa, sở thích, đặc biệt là có sự hiện diện vai trò của người tổ chức, hướng dẫn...nên SV có nhiều cảm hứng và ham thích tập luyện hơn...[74]”

Trạng thái thể thao có thể phân thành 3 loại, bao gồm: Trạng thái sẵn sàng, trạng thái bồn chồn và trạng thái thờ ơ. Thực tế cho thấy, nếu đƣợc huấn luyện phù hợp với khoa học tập luyện, người tập được tiếp cận, làm quen mội trường và tăng cường cọ xát sẽ giúp cho họ đánh giá được thực tiễn năng lực của mình đồng thời tăng inh nghiệm thi đấu cũng nhƣ phát triển năng ực giao tiếp xã hội.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.50 cho thấy: Ở các nhóm TN I và TN II, kết quả thu đƣợc cho thấy mức độ “ổn định hơn" ở cả 3 loại hình tham gia TN có kết quả có kết quả tích cực, trong đó cả 2 nhóm TN đều chiếm ƣu thế hơn so với các nhóm ĐC, bởi quá trình tập luyện thường xuyên cùng với kế hoạch tập luyện được sắp xếp khoa học, hợp ý àm cho người tập phát triển thuận lợi về thể chất và có sự tiến bộ trong tập luyện, đồng thời làm cho khả năng thích ứng với các áp lực hơn so với nhóm ĐC.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết thể dục thể thao giữa Đại học Huế và các tổ chức thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế (Trang 183 - 192)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(252 trang)