- Bàn luận về nội dung chi tiết của các tiêu chí cấu thành mô hình CLB TDTT Liên kết: Căn cứ các văn bản mang tính quy phạm pháp luật của chính phủ, Bộ VHTTDL, Bộ GDĐT về hướng dẫn về xây dựng thiết chế TDTT ở cơ sở trường học [65], về quy định tổ chức hoạt động thể thao ngọai khóa cho HSSV [62].
Từ xác định các tiêu chí xây dựng mô hình CLB TDTT Liên kết, đề tài tiến hành xây dựng nội dung cụ thể các tiêu chí trên bằng phương pháp An et tr n các đối tƣợng là chuyên gia các cấp, đặc biệt là các chuyên gia thuộc ĩnh vực Văn hóa thể chất, kết quả các ý kiến đƣợc phân tích và bàn luận nhƣ sau:
+ Về mục đích của CLB TDTT Liên kết: Điều 2 của quy chế quy chế tổ chức hoạt động CLB TTT CS đã xác định: CLB TDTT CS là một tổ chức xã hội, được thành lập để tổ chức, hướng dẫn tập luyện TDTT cho người tập [65].
Mục đích TDTT ngoại khóa của HSSV trong nhà trường cũng được điều 2 của quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho HSSV của Bộ GDĐT chỉ rõ:
Tổ chức hoạt động TDTT ngoại hóa trong nhà trường nhằm động viên, khuyến khích học HSSV tự giác tham gia tập luyện thể thao; Hình thành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên cho HSSV [62].
Như vậy, CLB TDTT Liên kết giữa trường học với các tổ chức TDTT bên ngoài là một hình thức kết hợp giữa nhà trýờng với xã hội để tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa chủ yếu cho HSSV. Do vậy, mục đích cơ bản của nó là phù hợp
105
với các quy định và hướng dẫn chung của quy chế tổ chức hoạt động CLB TDTT CS cũng nhƣ quy định về tổ chức TDTT ngoại khóa cho HSSV của Bộ GDĐT à tăng cường hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm thỏa mãn nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn thể thao ƣa thích; Thông qua đó hấp dẫn và thu hút phát triển số ƣợng người tham gia tập luyện thường xuy n TDTT; Đồng thời phát hiện bồi dưỡng tài năng và phát triển thành tích thể thao cho SV; Góp phần hoàn thiện mục ti u đào tạo toàn diện đội ngũ nhân ực của ĐH Huế và ngăn chặn các tệ nạn xâm nhập học đường. Ngoài ra, CLB TDTT Liên kết còn à nơi để người ngoài xã hội có nhu cầu tham gia tập luyện, nâng cao thể chất và phát triển thành tích thể thao.
+ Về nhiệm vụ của CLB TDTT Liên kết: Nhiệm vụ của CLB TDTT Liên kết phải đƣợc chi tiết hóa từ các nhiệm vụ chung đến các nhiệm vụ về chuyên môn;
Thể hiện đƣợc tính năng hấp dẫn, thu hút quần chúng tham gia tập luyên; Thể hiện vai trò giáo dục cũng như phát triển năng ực và thành tích thể thao cho người tập.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19 cho thấy các nhiệm vụ cơ bản của CLB TDTT Liên kết thỏa mãn với quy định ở điều 3, chương 2 của quy chế tổ chức hoạt động CLB TTT CS về xác định nhiệm vụ của CLB TDTT CS nhƣ sau:
1. Thu hút những người tự nguyện cùng sở thích để tổ chức, hướng dẫn hoạt động TDTT, nhằm thỏa mãn nhu cầu rèn luyện thân thể, vui chơi giải trí, nâng cao sức khỏe và thành tích thể thao của người tập.
2. Tổ chức và tham gia các giải thể thao quần chúng, các hoạt động Văn hóa - Thể thao ở địa phương, đơn vị.
3. Quản lý và phát triển hội vi n; Đảm bảo an toàn về người và tài sản trong quá trình hoạt động; Giữ gìn vệ sinh môi trường.
4. Thực hiện các dịch vụ phục vụ người tập theo đúng quy định của pháp luật.
5. Tuyên truyền, giáo dục vận động để hội viên chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về TDTT.
+ Về tính chất, đặc điểm của CLB TDTT Liên kết: Hoạt động liên kết trong xã hội thể hiện sự gắn chặt, bổ sung và làm cho tổ chức liên kết có đƣợc tiềm năng lớn hơn, nâng cao năng ực cạnh tranh (trong kinh tế). Trong góc độ, liên kết
106
TDTT giữa trường học và các tổ chức TDTT bên ngoài hiện nay, mục ti u cơ bản của liên kết là bổ sung, tăng cường các điều kiện để tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV. Sự liên kết này vừa có ý nghĩa phát triển TDTT cho xã hội vừa có ý nghĩa bảo đảm gia tăng các ợi ích kinh tế của cả hai bên liên kết. Do đó, nhiệm vụ của CLB TDTT Liên kết, ngoài những nhiệm vụ chung cơ bản, nó còn có những nhiệm vụ đặc thù.
Thông qua ý kiến chuy n gia, đề tài xác định đƣợc tính chất đặc thù của liên kết tổ chức theo hình thức CLB TDTT, bao gồm: CLB TDTT Liên kết giữa nhà trường và các tổ chức TDTT bên ngoài là loại hình CLB TDTT CS trường học, là hoạt động XHH TDTT trong trường học, là hình thức để tổ chức hoạt động TDTT ngoại hóa cho SV. Đây cũng à hình thức tổ chức phối hợp, liên kết tự nguyện giữa hai đơn vị TDTT cơ sở; Một bên là tổ chức công lập (trường học) và một bên là tổ chức công lập, bán công, dân lập hoặc tƣ nhân. Do vậy, có thể thực hiện với ba loại hình liên kết: Loại hình thứ nhất là liên kết TDTT với các tổ chức TDTT công lập; Loại thứ hai là liên kết với các tổ chức TDTT bán công và loại hình thứ ba là liên kết TDTT với các tổ chức TDTT dân lập, tƣ nhân.
+ Về cơ cấu tổ chức của CLB TDTT Liên kết: Các chuyên gia cho rằng: Cơ cấu tổ chức trong CLB TDTT Liên kết cần phải phân tích, cân nhắc để tạo nên bộ máy phù hợp với đặc tính riêng của nó. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động đƣợc quy định trong một CLB TDTT CS bao gồm: “Ban chủ nhiệm và các hội viên. Tùy từng điều kiện cụ thể, có thể có HDV, cộng tác viên hoặc HLV… Ban chủ nhiệm đƣợc hội viên bầu. Nhiệm kỳ Ban chủ nhiệm do điều lệ CLB quy định” [12]. Do vậy, tiêu chí cơ cấu tổ chức của CLB TDTT Liên kết đƣợc các chuy n gia đồng ý và xác định các thành phần cơ bản bao gồm ban Chủ nhiệm và các tiểu ban.
+ Về điều kiện để thành lập CLB TDTT Liên kết: Các chuyên gia thống nhất cho rằng, nội dung chi tiết của các điều kiện thành lập CLB TDTT Liên kết phải đảm bảo các yếu tố thành phần cơ bản để hình thành, duy trì hoạt động lâu dài CLB; Phải đƣợc sự ủng hộ của tổ chức Đảng và ãnh đạo chính quyền; Phải xuất phát từ nhu cầu của người tập và cả nhu cầu cần thiết liên kết của các tổ chức TDTT
107
bên ngoài; Chọn lựa đơn vị để liên kết phải có tiềm lực, phù hợp và các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ chuy n môn bảo đảm cho hoạt động với quy mô và số ượng người tập tiềm năng. Về sự quan tâm của ãnh đạo à hâu cơ bản quan trọng nhất để có thể tiến hành tổ chức TDTT ngoại khóa thuận lợi. Qua phân tích tại mục 3.1.2.3 về thực trạng các điều kiện thành lập liện kết, đề tài xác định: Sự quan tâm của ãnh đạo thể hiện sự đầu tƣ inh phí cho các hoạt động TDTT nói chung trong nhà trường. Tuy nhiên, trong nhận thức của hông ít ãnh đạo các trường ở các cấp học, thì môn học GDTC hay TDTT trường học chưa được quan tâm đúng mực, nhiều quan điểm của ãnh đạo cho rằng, đó chỉ là môn học phụ, có hay không thì chẳng ảnh hưởng! Theo trích dẫn nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành về kết quả nghiên cứu của Lê Tiến Khôi, có đến 33% ãnh đạo các trường và các bộ phận liên quan (ở quận Ba Đình Hà Nội) cho là không cần thiết [74]. Kết quả đánh giá về nhận thức của ãnh đạo các trương về công tác GDTC và thể thao trường học hiện nay cho thấy: “Nhận thức của một số cán bộ ãnh đạo các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác GDTC và thể thao trường học chưa đúng tầm làm ảnh hưởng đến chất ượng và hiệu quả GDTC và thể thao trường học”. Do vậy, về vấn đề này được đề án tổng thể phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam (2011 - 2030) nêu rõ: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí quan trọng của GDTC và thể thao trường học từ ãnh đạo các cấp đến HSSV [64].
+ Về đối tƣợng tập luyện của CLB TDTT Liên kết: Là một loại hình CLB TDTT CS trong nhà trường n n đối tượng tập luyện trong CLB TDTT Liên kết chủ yếu à SV và CCVC các đơn vị thành vi n ĐH Huế; Ngoài ra, CLB TDTT Liên kết còn huy động các đối tƣợng ngoài xã hội có nhu cầu tham gia tập luyện. Vấn đề này phù hợp với xu hướng phát triển TDTT của các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật và họ đã có những chủ trương hiệu quả về phối hợp và tăng cường giữa thể thao trường học và cộng đồng dân cƣ.
+ Về sản phẩm của CLB TDTT Liên kết: Căn cứ vào đối tƣợng tập luyện mà CLB TDTT Liên kết có sản phẩm tương ứng. Đối tượng tập luyện trong CLB TDTT Liên kết bao gồm cả người tập trong trường và cả người tập ngoài xã hội
108
tham gia. Do vậy, sản phẩm cụ thể của nó là số người tập luyện thường xuyên TDTT, số ƣợng SV đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, sự phát triển hài hoà về hình thái và chức năng cơ thể và các thành tích thể thao cá nhân và tập thể người tập.
+ Về cơ sở pháp lý của CLB TDTT Liên kết: Một tổ chức người tập bất kỳ dưới dạng CLB TDTT nào, nếu hông có đăng ý hoạt động thì không thể gọi đó à CLB TDTT CS. Do vậy, tất cả ý kiến các chuyên gia cho rằng CLB TDTT Liên kết muốn có cơ sở pháp lý phải tổ chức đăng ý theo uật định [12], dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân phường thông qua phòng VHTTDL thành phố Huế, được quản lý và chỉ đạo trực tiếp của ĐH Huế, chịu sự quản lý chuyên môn của tổ chức Hội thể thao ĐH và chuy n nghiệp trường, của i n đoàn môn thể thao CLB liên kết tổ chức hoạt động. Hơn nữa đây à một trong những yếu tố cơ bản làm cho các bên liên kết thể hiện trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện về nhiều mặt hác nhƣ đầu tƣ, cách thức tổ chức hoạt động và thực thi pháp luật.
+ Về nội dung hoạt động của CLB TDTT Liên kết: Căn cứ vào chương 3 điều 8 của quy chế hoạt động CLB TTTCS đã quy định [12]: “CLB TDTT CS phải báo cáo chương trình, ế hoạch hoạt động với Ủy ban nhân dân xã, phường ”. Do vậy, các nhà chuyên môn cho rằng, nội dung hoạt động là một trong những tiêu chí quan trọng cần đƣợc phân tích và xây dựng hợp lý và khoa học. Căn cứ các yêu cầu hoạt động của nhà trường để xây dựng nội dung hoạt động CLB. Các ý kiến thống nhất với các nội dung hoạt động cơ bản của CLB TDTT Liên kết bao gồm:
Hướng dẫn, giúp đỡ tập luyện các nhóm, lớp; Thành lập đội tuyển và huấn luyện; Tổ chức các giải nội bộ và tham gia thi đấu các giải cấp trên; Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, dã ngoại theo nội dung kết cấu của các bài tập thể chất.
Nội dung biểu diễn, giao ưu trong các dịp lễ hội của nhà trường hàng năm, trong các lễ hội truyền thống đặc trƣng của thành phố Huế; Các hoạt động cắm trại, tham quan, du lịch sẽ làm cho hình ảnh của CLB, nhà trường và ĐH Huế được quãng bá đồng thời làm phong phú hoạt động CLB tạo sức hấp dẫn, thu hút SV tham gia tập luyện.
+ Về hình thức tổ chức của CLB TDTT Liên kết: Mỗi loại hình TDTT
109
ngoại khóa khác nhau thì có các hình thức tập luyện hác nhau. Đây à một hình thức hoạt động có tổ chức, có hướng dẫn, có chương trình, ế hoạch, có cơ sở pháp lý, có sự quản lý về mặt chuyên môn...Do vây, các chuyên gia cho rằng, các hình thức hoạt động CLB TDTT Liên kết khác biệt với các hình thức tập luyện hác nhƣ tự tập luyện, tập luyện trong các đội đại biểu thể thao. Quá trình tập luyện sẽ đƣợc chương trình hóa, hoạt động sẽ được hoạch định cụ thể và có sự dẫn dắt của HLV, HDV. Hình thức hoạt động cơ bản là theo nhóm, lớp và đội tuyển; Tr n cơ sở này, hội vi n được tập luyện thường xuy n, được phát huy năng ực của mình đồng thời các tài năng thể thao sẽ đƣợc phát hiện bồi dƣỡng và đƣợc tham gia tập huấn nâng cao trong các chu kỳ tổ chức giải làm phát triển thành tích thể thao.
+ Về thành viên quản lý CLB TDTT Liên kết: Trả lời câu hỏi: Thành viên quản lý CLB TDTT Liên kết cần thỏa mãn những yếu tố nào? Ý kiến chuyên gia cho rằng: Là một tổ chức hoạt động liên kết n n thành vi n trong cơ cấu tổ chức cán bộ CLB nhất thiết phải có sự tham gia của cả hai đơn vị cơ sở để chỉ đạo và thực hiện các hoạt động của CLB; Từ đó sẽ tạo đƣợc sự gắn kết, khách quan và minh bạch trong tổ chức hoạt động.
Ban chủ nhiệm phải có kinh nghiệm quản lý hoặc đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ quản ý TDTT cơ sở; Các tiểu ban phải có nghiệp vụ chuyên môn hoặc đƣợc bồi dƣỡng về nghiệp vụ quản ý TDTT cơ sở; Đội ngũ HDV, HLV phải có đẳng cấp (cấp 2 trở lên) hoặc đƣợc bồi dƣỡng về nghiệp vụ chuyên môn (Lớp bồi dƣỡng HDV hoặc có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên).
“Phải bảo đảm thù lao cho các thành viên quản ý CLB”. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đây à cũng một trong những yếu tố để tạo nên sự tích cực đối với người tham gia điều hành hoạt động CLB.
+ Về nguồn đầu tƣ tài chính - cơ sở vật chất cho CLB TDTT Liên kết: Với câu hỏi: “Trách nhiệm của các bên liên kết về đầu tƣ cơ sở vật chất và tài chính nên nhƣ thế nào?” Các chuy n gia cho rằng, cho dù CLB TDTT Liên kết đƣợc tổ chức tập luyện tại trường hoặc tại các tổ chức TDTT bên ngoài phải thống nhất, cả hai b n đều có trách nhiệm đầu tƣ về cơ sở vật chất trong giai đoạn ban đầu và cả quá
110
trình tổ chức hoạt động. Đây à một trong những điều kiện cơ bản để tiến hành thực hiên liên kết, cũng nhƣ tạo thuận lợi cho việc ổn đinh và phát triển CLB.
Do vậy, song song với việc chọn lựa liên kết với các tổ chức TDTT bên ngoài có điều kiện tốt về cơ sở vật chất, sân bãi, diện tích tập luyện, nhà trường cần tận dụng, huy động diện tích đất trống, biên chế hoặc tạm thời sử dụng các ph òng ốc, nhà tập để có thể bảo đảm quy mô từng giai đoạn hoạt động. Ở giai đoạn đầu tổ chức hoạt động thì các ý kiến đồng ý thống nhất cho rằng:
Thứ nhất: Nếu hoàn toàn tổ chức tập luyện tại cơ sở TDTT bên ngoài thì tổ chức TDTT bên ngoài chủ yếu đầu tƣ cơ sở vật chất và dụng cụ tập luyện.
Thứ hai: Nếu vừa tổ chức tập luyện tại trường vừa tập luyện tại cơ sở bên ngoài thì nhà trường có trách nhiệm đầu tư sân bãi và mặt bằng tập luyện tại cơ sở trường; Tổ chức TDTT b n ngoài đầu tư cơ sở vật chất và dụng cụ tập luyện tại cơ sở TDTT bên ngoài.
Về vấn đề tài chính, các chuyên gia cho rằng: Ngoài nguồn thu cơ bản từ hội phí, CLB vận động có thể đƣợc hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức cá nhân, các cơ quan đoàn thể và từ các nguồn thu hợp pháp khác. Kinh phí hoạt động CLB tự trang trãi.
Tuy nhi n, để tạo điều kiện cho hoạt động CLB, nhà trường có thể hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tập huấn và thi đấu đội tuyển.
- Bàn luận về mô hình tổ chức CLB TDTT Liên kết giữa các đơn vị thành viên ĐH Huế và các tổ chức TDTT bên ngoài
+ Ban chủ nhiệm: Kết quả phỏng vấn các chuyên gia có 98,55% ý kiến cho rằng cần thực hiện theo phương thức hiệp thương và đồng ý với ý kiến ban chủ nhiệm và thành viên ban chủ nhiệm bao gồm: Chủ nhiệm CLB do chủ tịch hội thể thao ĐH và chuy n nghiệp nhà trường ( hoa, trung tâm) đảm nhiệm; 02 phó chủ nhiệm, trong đó phó chủ nhiệm thường trực do Thư ý hội thể thao ĐH và chuy n nghiệp trường đảm nhiệm và phó chủ nhiệm thứ hai phụ trách chuyên môn do người đứng đầu cơ sở tổ chức TDTT bên ngoài phụ trách.
Thông thường trong các trường ĐH, cao đẳng và chuyên nghiệp hiện nay, cơ cấu chủ tịch hội thể thao ĐH và chuy n nghiệp trường thường do phó hiệu trưởng