Các hướng hạn chế các thuộc tính tiêu cực

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đối với khu du lịch sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình (Trang 91 - 98)

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.2. NHỮNG KIÊN NGHỊ NHẢM GIA TĂNG SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHACH NOI DIA

4.2.2. Các hướng hạn chế các thuộc tính tiêu cực

“Thuộc tính tiêu cực là những điểm hạn chế còn tồn tại, có ảnh hưởng xấu đến mức độ hài lòng của du khách khi đến PNKB.

Đối với 4 thuộc tính tiêu cực có ý nghĩa thống kê, đây là hạn chế cần khắc phục của du lịch PNKB, nó ảnh hưởng xấu đến mức độ hài lòng của du

khách.

Cần giới thiệu các thông tin về PNKB đối với khách, đặc biệt là khách du lịch. Mặc dù đã có bố trí các thông tin du lịch nhưng nó hoạt động vẫn chưa đạt hiệu quả. Cần phải bố trí tại một vị trí thuận tiện để cung cấp các thông tin về PNKB để đáp ứng tốt nhất nhu cầu du lịch của du khách đặc biệt là du

khách nội địa.

“Thiếu nhà vệ sinh công cộng cũng là một trong những điều làm giảm sự

hài lòng của du khách nội địa. Số lượng nhà vệ sinh công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch phát triển hệ

thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch cũng cần phải chú ý xây dựng thêm

các khu vệ sinh công cộng, biển chỉ dẫn để tạo sự thuận tiện cho du khách.

'Việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là việc làm hết sức quan trọng

mà ngành y tế, các ngành liên quan, các nhà hàng, khách sạn đang nỗ lực thực hiện để bảo đảm cho du khách có sức khỏe tốt trong kỳ nghỉ tại Quảng Bình iến

nói chung và PNKB nói riêng. Quá trình này được đảm bảo từ việc chế thức ăn cho đến phục vụ bàn phải tuân thủ đúng các qui trình bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Ngành y tế phải thường xuyên phối hợp với các cấp có thâm

quyền để kiểm tra vệ sinh thực phẩm tại các hàng quán tạo sự ngon miệng cho

du khách khi thưởng thức.

4.2.3. Định hướng phát triển du lịch PNKB đến năm 2020

Trên cơ sở những căn cứ đã được xác định, định hướng phát triển du lịch

PNKB đến năm 2020 bao gồm: tăng cường thu hút khách du lịch, nâng cao nguồn thu nhập du lịch, năm 2015 tăng lên 2,2 nghìn tỉ đồng và đến năm 2020

tăng lên 3,8 nghìn tỉ đông.

Xây dựng hình ảnh điểm đến PNKB hấp dẫn trên cơ sở khai thác lợi thế về phong cảnh, vị trí địa lý, trung tâm điều phối khách du lịch; phát huy các

gid tri văn hóa, lịch sử và tiềm năng du lịch; xây dựng môi trường du lịch than

thiện; gắn kết với các di sản văn hóa thế giới của khu vực miền Trung - Tây

Nguyên.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất, tạo tính chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ du khách, thỏa mãn nhu cầu ngày cao của khách du lịch.

Liên kết tạo các tour du lịch hợp lý, phong phú đa dạng để đáp ứng nhu cầu của du khách.

a. Định hướng thị trường khách du lịch nội địa

Việc tập trung khai thác khách nội địa được triển khai theo hai hướng:

~ Về địa bàn: tập trung vào các tỉnh phía Bắc, phía Nam, khu vực Tây

nguyên, các tỉnh miền Trung lân cận; trong đó thị trường mục tiêu là Hà Nội,

thành phó Hồ Chí Minh

~ Về đối tượng khách: triển khai những chương trình và giá cả phù hợp

cho từng loại đối tượng đi theo hình thức tập thể. Đặc biệt chú trọng khách

hàng mục tiêu là các du khách có thu nhập hoặc khả năng chỉ trả cao.

b. Da dạng hóa các hoạt động du lịch mà du khách muốn tham gia, trải nghiệm

Khu du lịch sinh thái PNKB có tiềm năng rất lớn đề phát triển nhiều loại

hình du lịch độc đáo, hấp dẫn. Tuy nhỉ

tuyến du lịch sinh thái chính đó là Du lịch hang động Phong Nha, Tiên Sơn,

,, cho đến nay PNKB tập trung vào ba

Thiên Đường; Tuyến du lịch Suối Moọc và tuyến du lịch các dạng cảnh quan khác nhau Bản Đoòng - Hang Én Hang Khe Ry. Đây là những tuyến có tính khả thi nhất, dựa trên tài nguyên thiên nhiên sẵn có, dễ khai thác, vốn đầu tư thấp, thời gian hoàn vốn nhanh. Tuy nhiên, "Sự bùng nỗ" du lịch tại PNKB trong thời gian qua đã gây áp lực rất lớn đến sự phát triển của khu du lịch này.

Chính vì vậy, giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn ở PNKB có một ý nghĩa rất quan trọng. Những sản phẩm du lịch mới không chi

thu hút du khách mà còn tăng thời gian lưu trú của họ, mở rộng không gian

làm tăng sức chứa của khu du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch. Để

phát triển được các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, độc đáo ở PNKB cần có chính sách đầu tư và khuyến khích thoả đáng cho công tác nghiên cứu.

Với lợi thế là một Di sản Thiên nhiên Thế giới, cần tranh thủ các nhà tài trợ, các nhà khoa học của Việt Nam cũng như quốc tế tham gia nghiên cứu

khoa học; xem đây cũng là một hình thức du lịch (du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học). Cần có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên

gia, nghệ nhân tích cực tham gia vào xây dựng các sản phẩm du lịch mang

bản sắc của PNKB và có tính cạnh tranh cao.

c. Nâng cấp các dịch vụ du lịch đi kèm

Để đạt hiệu quả kinh tế cao, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt

động kinh doanh du lịch nói riêng cần phải có sự đầu tư , nâng cấp các dịch vụ thoả đáng

Từ những hoạt động đầu tư phát triển du lịch ở PNKB thời gian qua, một số chính sách, hoạt động cụ thẻ cần phải được xem xét triển khai để đảm bảo cho du lịch ở đây phát triển bao gồm:

~ Có chính sách đầu tư hợp lý cho cơ sở hạ tầng như thành lập các cơ sở ẩm thực, hình thành các điểm/khu vui chơi giải trí tại một số khu vực tập trung, các dịch vụ kèm theo như dich vụ vận chuyển, lưu trú, y tế, ngân và đầu tư nâng cấp, trùng tu các khu bảo tàng, văn hóa, sinh thái Trong những năm qua, Tổng Cục Du lịch và UBND tỉnh Quảng Bình đã rất quan tâm đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở PNKB, nhiều công trình đã được xây hàn;

dựng từ ngân sách Trung ương và địa phương như: đường giao thông, bãi đỗ

xe, bến thuyền, bãi chứa rác thải, hệ thông cấp nước sạch...Trong quá trình đầu tư xây dung co sé ha tang cần phải có sự đầu tư đồng bộ nhằm nâng cao

hiệu quả đầu tư.

- Đầu tư xây dựng các tuyến đường đi bộ trong rừng. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc xây dựng đến động vật hoang dã, xây dựng các công trình hỗ trợ chống xói mòn, hạn chế tối đa hoặc bỏ hãn việc sử dụng xe cơ giới trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia.

d. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Du lịch Quảng Bình nói chung và PNKB nói riêng thực chất mới chỉ phát

triển trong mấy năm gần đây. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ, công nhân viên

lao động phục vụ trong ngành du lịch vừa ít về số lượng lại chưa đảm bảo về

chất lượng. Do đó, phải triển khai thực hiện một cách khan trương. Đào tạo

phát triển nguồn nhân lực không chỉ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du

lịch mà còn làm cho du lịch phát triển một cách bền vững hơn.

~ Thống nhất công tác quản lý hoạt động du lịch tại PNKB. Hiện nay, tài nguyên du lịch ở đây đang bị quản lý một cách chồng chéo do nhiều cơ quan

hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh quản lý dẫn đến tình trạng nảy sinh

mâu thuẫn trong quá trình khai thái sử dụng. Vì vậy, cần tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước tại PNKB và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.

~ Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch, đánh giá trực trạng hiện nay của đội ngũ lao động ngành du

lịch toàn tỉnh và tại PNKB về cả số lượng, chất lượng để có kế hoạch đào tạo.

mới, đào tạo lại.

~ Chú trọng việc đào tạo, tuyển dụng lao động địa phương từ cán bộ quản lý, điều hành đến nhân viên phục vụ, hướng dẫn du lịch. Việc đào tạo người dân địa phương làm bảo vệ, hướng dẫn viên du lịch, thợ chụp ảnh, nhân viên

phục vụ...không chỉ đem lại công ăn việc làm và thu nhập ôn định cho họ mà còn giúp họ từ bỏ những nghề làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái trước đây của mình như săn bắn động vật, khai thác gỗ và lâm sản trái phép, đốt rừng làm rẫy...

e. Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch

'Việc xúc tiền, tuyên truyền quảng bá du lịch đóng vai trò rất quan trọng.

và rất cần thiết cho sự phát triển du lịch ở PNKB. Trong những năm qua, tỉnh

Quảng Bình đã có nhỉ

nhiên, đo còn thiếu kinh nghiệm nên hình ảnh của du lịch ở PNKB chưa thật

sự được biết đến nhiều. Số lượng du khách đến Quảng Bình, đến PNKB chỉ

chiếm chưa đến 1% trong tổng số lượt khách cho thấy du lịch ở đây chưa

gắng trong công tác tuyên truyền quảng bá. Tuy

được tuyên truyền rộng rãi ra nước ngoài.

Đối với công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch cần tập trung,

vào một số hoạt động sau:

~ Đẩy mạnh công tác xúc tiền du lịch dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lich PNKB thu hút khách, góp phần lưu giữ khách tại PNKB nói riêng và Quảng Bình nói chung.

~ Tăng cường quan hệ với các hãng thông tấn, báo chí, phát thanh truyền

hình, để hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến và tuyên truyền quảng bá. Phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức, các địa phương để cùng.

tuyên truyền, nhất là các tuyến du lịch "Con đường Di sản Thế gi Hồ Chí Minh huyền thoại", "Tuyến Du lịch hành lang Đông-Tây".

~ Tham gia hội chợ, triển lãm; tổ chức hội nghị, hội thảo du lịch trong

"Đường

nước và quốc tế. Tranh thủ các nguồn lực, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tô chức phi chính phủ, các nhà tài trợ, diễn đàn của Uỷ ban Di sản Thế giới của UNESCO trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

~ Xây dựng thống nhất các hoạt động marketing, quảng cáo, thông tin du

lịch cho việc phát triển khu du lịch sinh thái như : nghiên cứu thị trường, thị

hiếu của du khách để xác định hình thức và phương thức thực hiện đề đạt kết quả cao nhất với từng loại thị trường, từng nhóm khách hàng.

~ Xây dựng trang thông tin điện tử, sách, ảnh, bản đồ, cập nhất các thông.

tin mới nhất, cụ thể nhất về Khu du lịch sinh thái PNKB với nhiều thứ tiếng trên thế giới

Rõ ràng nếu được xúc tiến tốt, Khu du lịch sinh thái PNKB sẽ là một địa

chỉ rất phù hợp, hấp dẫn

ứ. Nõng cao nhận thức và khuyến khớch cộng đồng dõn cư địa phương

tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch

ới khách trong và ngoài nước.

Sự tham gia của công đồng vào phát triển du lịch có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch. Trong một thời gian dài, PNKB là

một vùng miền núi với địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Do đó,

trình độ dân trí nói chung và nhận thức về du lịch của cộng đồng dân cư ở đây

còn rất thấp. Việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng ở PNKB là hết sức cần

thiết, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc ít người

~ Lồng ghép việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phát triển du lịch vào các chương trình, dự án như chương trình phát triển kinh tế-xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo, dự án phát triển du lịch bền vững vì người nghèo, các dự án của các Tổ chức Phi chính phủ trên địa bàn...Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch cho cư dân địa

phương.

- Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lich-dich vu trên địa bàn, đầu tư cho các chương trình đào tạo nâng cao nhận

thức của cộng đồng dân cư địa phương về các kiến thức nghiệp vụ du lịch và dịch vụ phục vụ du khách; đồng thời đào tạo và sử dụng lao động của địa

phương vào các hoạt động du lịch, kể cả công tác quản lý.

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào các hoạt

động du lịch; nỗ lực bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; tham gia

giữ gìn vệ sinh môi trường ở các khu du lịch, khu vui chơi giải trí trên địa ban sinh sống của họ. Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn du lịch, dịch vụ ăn uống, chụp ảnh

lưu niệm và các dịch vụ khác cần thiết phải hướng dẫn, khuyến khích người

dân địa phương cung cấp các hàng hoá, dịch vụ như cung cấp lương thực,

thực phẩm; sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du khách.

h. Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá của các dân tộc ít người ở PNKB

Bên cạnh các giải pháp ồn định và nâng cao đời sống kinh tế cho đồng

bào các dân tộc ít người, việc bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá của các dân tộc ở PNKB cũng cần những người làm công tác quản lý đặc biệt

quan tâm. Đầu tư kinh phí để nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, bảo tồn những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thê của các đồng bào dân tộc ít người ở đây.

~ Xây dựng các chính sách khuyến khích các làng bản, dòng họ, những giả làng, trưởng bản có những đóng góp tích cực vào công tác giữ gìn và phát

huy các giá trị văn hoá truyền thống. Mặt khác, tuyên truyền, giáo dục đồng

bào các dân tộc loại bỏ các hủ tục lạc hậu; các quan niệm đất, rừng, muông

thú là của riêng do tổ tiên họ để lại.

~ Nghiên cứu, bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể sẽ góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của các dân tộc ít người ở đây; làm cơ sở để

phát triển du lịch làng bản, du lịch văn hoá các dân tộc ít người. Các di sản văn hoá phi vật thể cần tập trung bảo tồn như: Văn nghệ dân gian (các loại

truyện cổ, thần thoại, ngụ ngôn, các làn điệu dân ca, các loại nhạc cụ dân

gian); Tôn giáo tín ngưỡng (các hình thức tín ngưỡng, thờ cúng); Các tập tục của các tộc người (ma chay, sinh đẻ, chữa bệnh, xin keo, làm nhà); Các luật

tục (phạt đền, xử phạt). Khôi phục các lễ hội truyền thống của các tộc người ở

đây để thu hút khách du lịch cần phải được chú trọng (như các lễ hội Lễ đập

trồng, Lễ đâm trâu, Lễ lắp lỗ, Lễ cơm mới vẫn còn lưu truyền).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đối với khu du lịch sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)