KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN
4.1.1. Thu thập thông tin phản hồi là thực sự cần thiết và nhận
được sự hưởng ứng tích cực của sinh viên
Sự cần thiết của việc thu thập thông tin phản hồi từ sinh viên đã được
trình bày trong các nội dung trước của đề tài. Trong phần này, chỉ tập trung
nhấn mạnh giá trị của thông tin, và một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình điều tra thực tế.
a. Thông tin thu thập thông qua hoạt động điều tra là có giá trị
Mặc dù chưa thực sự phản ánh tất cả những gì Nhà trường mong đợi, cũng như còn bộc lộ một số khiếm khuyết trong thiết kết công cụ thu thập thông tin, tuy nhiên việc điều tra sinh viên trực tiếp sẽ mang lại những thông tin đáng tin cậy và khá toàn diện. Cụ thể:
~ Trong quá trình khảo sát, sinh viên được độc lập và tự nguyện hoàn
toàn trong việc trả lời phiếu điều tra, khi cần có thể đề xuất ý kiến trực tiếp.
Quy mô mẫu khá lớn và kết cấu mẫu phù hợp với tỷ trọng sinh viên trong các
ngành, các hệ, các khóa, không phân biệt học lực và vai trò của sinh viên. Với
phương pháp thực hiện, quy mô và kết cấu mẫu hợp lý, độ tin cậy của thông
tin được bảo đảm.
lội dung thông tin thu thập liên quan hầu hết đến tất cả các mặt của đời sống học tập của sinh viên, vì thế tính toàn diện của thông tin được bảo
dam.
Kết quả thu được từ việc thực hiện đề tài là có giá trị và cần thiết cho hoạt động của Nhà Trường. Điều này ủng hộ thêm quan điểm, “thông tin phản hồi của sinh viên là cần thiết cho quản lý và cải tiến chất lượng giáo dục trong.
các trường đại học”.
b. Sinh viên có tỉnh thần hợp tác và trách nhiệm cao khi tham gia vào
cuộc điều tra
Quá trình tiếp xúc thực tế cho thấy đa số sinh viên có thái độ tích cực
trong việc tham gia đóng góp ý kiến hoàn thành bản câu hỏi cũng như trả lời
phiếu điều tra.
Thông tin được cung cấp thông qua bản câu hỏi và những đóng góp ý kiến, thể hiện tỉnh thần hợp tác và trách nhiệm cao. Điều này được thể hiện phân nào thông qua kết quả trả lời trong các bản câu hỏi. Cụ thể:
- Tỷ lệ thu hồi phiếu điều tra cao chiếm 31.2% (khảo sát online) và tỷ lệ phiếu không hợp lệ thấp;
- Những vấn đề không đủ thông tin đề trả lời, được bỏ qua, điều này bảo đảm sự tin cậy của kết quả (đã phân tích kỹ ở chương 3);
Tóm lại, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, cho thấy việc thu thập thông.
tin phản hồi từ sinh viên là cần thiết cho công tác quản lý và cải tiến chất
lượng giáo dục đại học của Nhà Trường.
4.1.2. Công nghệ thông tin (mạng và website) rất quan trọng đối
với sinh viên trong học tập, nhưng chất lượng hiện tại chưa thực sự đáp ứng được mong đợi
Một trong những quang trọng của quá trình đào tạo trực tuyến là việc ứng dụng hầu hết các công nghệ mới vào trong giảng dạy để sinh viên có thể tiếp thu bài một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tuy nhiên việc Nhà trường triển khai các kênh tương tác 2 chiều đề giảng viên — sinh viên, nhân
viên — sinh viên còn nhiều hạn chế (cụ thể đã mô tả trong chương 3). Khó
khăn khi thực hiện chương trình này là kinh phí và khả năng liên kết, phát
triển của hệ thống.
Qua nghiên cứu nhận thấy, thành công ban đầu trong hoạt động này là
việc sinh viên đánh giá cao về mức độ hữu ích của quy trình đào tạo trực
tuyến và hệ thống bài giảng được thiết kế hấp dẫn và cuốn hút người học và thư viện trực tuyến có liên kết với các nơi khác tạo tiền đề cho sinh viên có thể nghiên cứu thêm rất nhiều. Thể hiện qua hai khía cạnh: Sinh viên đánh giá
cao tầm quan trọng của yếu tố này nhất.
'Với tầm quan trọng và tính tiện ích ngày càng tăng, sự phụ thuộc của sinh viên, giáo viên, các bộ phận chức năng vào công nghệ thông tin ngày
càng lớn, điều này đặt ra áp lực cho khả năng phục vụ của hệ thống
Kết quả khảo sát cho thấy, tính hữu ích của hệ thống công nghệ thông tin do Nhà Trường xây dựng được đánh giá cao cả về chất lượng và mức độ quan trọng, trong khi khả năng phục vụ của hệ thống không nhận được sự ủng hộ từ
phía sinh viên. Điều này không chỉ gây ra những khó khăn cho sinh viên trong
quá trình học tập mà còn ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của Nhà Trường.
Thực trạng trên đây có thể được nhận biết mà không nhất thiết phải thực hiện hoạt động khảo sát, tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy tính cấp thiết trong việc nâng cấp khả năng phục vụ của website, cũng như việc bảo đảm sự ồn định và liên tục của hệ thống mạng intemet trong Trường trong các đợt
đăng ký tín chỉ.
4.1.3. Tài nguyên thư viện đáp ứng tốt mong đợi của sinh viên
nhưng còn hạn chế về khã năng mượn tài
Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên đánh giá cao về vai trò, sự hữu ích,
mức độ đáp ứng của tài liệu đối với nhu cầu học tập, nghiên cứu. Sự liên kết
hệ thống website thư viện của nhà trường với các website khác và thư viện
online phong phú là điều sinh viên đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, vì đây là quy trình đảo tạo trực tuyến cho nên sinh viên vẫn không thể đến các phòng đọc, cho nên dé xuất phải cho những sinh viên mượn sách ở xa vẫn có thể mượn được sách tại thư viện nhà trường có thể
bằng cách gửi qua đường bưu điện...
Phân tích trên đây, gợi ý kiến nghị trong việc tìm kiếm giải pháp giúp
sinh viên có thể mượn sách từ xa, liên kết hệ thống thư viện với một số địa chỉ cung cấp báo nước ngoài đề sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu hơn.
4.1.4. Năng lực và phương pháp làm việc của các bộ phận chức năng (ngoài thư viện) được đánh giá cao, nhưng quá trình giao tiếp vẫn
cần có những thay đỗi tích cực hơn
Với những nỗ lực trong việc hoàn thiện hoạt động quản lý đảo tạo và
công tác sinh viên của Nhà trường trong thời gian qua, kết quả thu được là đáng kích lệ. Nhìn chung sinh viên đánh giá cao về chất lượng hoạt động,
cách thức làm việc khoa học, giải quyết tốt nhu cầu công việc của sinh viên.
Tuy nhiên, về khía cạnh giao tiếp vẫn cần tiếp tục có những cải tiến nhất định.
Ngoài số liệu thống kê từ bản câu hỏi, các góp ý qua câu hỏi mở cho thay qua
trình giao tiếp giữa sinh viên và nhân viên vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề thuộc về thái độ và không khí giao tiếp.
Mặc dù bản câu hỏi không cho phép tìm kiếm nguyên nhân, nhưng
thông qua việc tiếp cận với các bộ phận chức năng trong trường cho thấy, vấn đề này xuất phát chủ yếu từ hai nguyên nhân:
~ Sinh viên chưa nắm vững thủ tục, quy trình, quy chế... dẫn đến những.
xung đột nhất định trong giao tiếp.
- Sự không ôn định về nhu câu, có th dẫn đến sự quá tải của nhân viên
trong các bộ phận chức năng (tại những thời điểm nhất định) cũng là một
nguyên nhân làm không khí giao tiếp không được như mong đợi.
~ Giao tiếp của sinh viên và các bộ phân khác chủ yếu thông qua điện thoại, email, yahoo... chứ không có thực hiện việc gặp trực tiếp nên sự hợp tác giữa 2 bên không được thống nhất
Nhận định trên, cho phép đề xuất những kiến nghị trong việc truyền
thông cho sinh viên và giải pháp giảm tải cho hệ thống phục vụ, tạo ra một
kênh riêng để có thể tương tác với các sinh viên thuộc hệ đào tạo trực tuyến hoặc một khung giờ riêng chỉ giải quyết cho những sinh viên này hằng tuần nhằm giải quyết tốt hơn những tồn tại này.
4.1.5. Cảm nhận chung về giá trị giáo dục đại học trong sinh viên
chưa cao, sinh viên chưa thực sự tự tin về kiến thức có được trong học tập
“Trong quá trình thiết kế bản câu hỏi, sự thiếu sót trong việc tìm hiểu về
“mức độ nắm vững yêu cầu môn học”, “nắm vững kiến thức của môn học”,
“mức độ yêu thích ngành học”, đã cản trở việc bàn luận rộng về khía cạnh này (theo nghiên cứu của Hoàng Trọng và Hoàng Thị Phương Thảo (2007), thực
hiện tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, sự yêu thích ngành học ảnh hưởng lớn đến sự tự tin, đến cảm nhận về giá trị và chất lượng).
Cảm nhận về giá trị giáo dục, đặc biệt là sự tự tin về kiến thức, năng lực có được trong học tập, là điều hết sức quan trọng đối với sinh viên. Kết quả của nghiên cho thấy cảm nhận chung về giá trị giáo dục đại học chưa cao,
sinh viên chưa thực sự tư tin với kiến thức được tích lũy. Kết luận này đặt ra
các vất
- Cần phải được tìm hiểu thêm trong nghiên cứu khác
- Cần chú trọng nhiều hơn đến việc tạo lập và gia tăng giá trị cho sinh viên trong quá trình học tập tại Trường.
~ Cần giảm tải sự so sánh của sinh viên theo học quy trình đào tạo trực
tuyến với thông thường, sinh viên học trường dân lập với sinh viên học
trường công lập
4.1.6. Chất lượng giảng viên về bài giảng và cách giúp đỡ sinh viên
được đánh giá cao, tuy nhiên việc giao tiếp trong môn học gặp nhiều trở.
ngại
Chất lượng giảng viên được đánh giá cao và có đóng góp nhất định vào sự
hài lòng của sinh viên. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy, khía cạnh giao tiếp,
định.
sự cảm thông... của giáo viên với sinh viên vẫn còn những hạn chế
Kết hợp với các góp ý trong câu hỏi mở, có thẻ nhận thấy:
- Sinh viên có nhu cầu cao trong giao tiếp với giáo viên;
~ Giảng viên ít có khuynh hướng mở rộng (tạo sự thuận lợi) trong giao
tiếp với sinh viên.
Trong điều kiện hiện tại, với khối lượng công việc và áp lực cao, điều
kiện để sinh viên giao tiếp, học hỏi thêm ở giảng viên ngoài thời gian lên lớp cũng là điều dễ hiểu.
Xu hướng phát triển các hình thức giao tiếp gian tiếp (qua e_learning,, diễn đàn, cung cấp tài liệu qua mạng...) có thể xem là giải pháp hữu hiệu trong việc cải thiện vấn đề này.
Về lâu dài, cần ủng hộ xu hướng hình thành môi trường giao tiếp “thân
thiện”, “cởi mở” giữa giảng viên đôi với sinh viên.
Trên đây là 6 kết luận chính về kết quả nghiên cứu của đề tài. Có thể
nhận t
, về cơ bản sinh viên đánh giá cao chất lượng và giá trị của những yếu tố đáp ứng nhu cầu cốt lõi trong học tập (chất lượng kỹ thuậU), trong khi đánh giá không cao các yếu tố liên quan dịch vụ ngoại vi (chất lượng chức
năng). Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, chất lượng kỹ thuật quan trọng hơn chất lượng chức năng, tuy nhiên vẫn cần có những giải pháp để
hoàn thiện thêm.