Định hướng phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và quản lý của Nhà trường

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo trực tuyến tại trường Đại Học Duy Tân (Trang 94 - 98)

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

4.2. MỘT SỐ KIÊN NGHỊ

4.2.2. Định hướng phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và quản lý của Nhà trường

a. Định hướng chung

Công nghệ thông tin hiện nay được xem là một giải pháp “sửa chữa”

các điểm yếu của sản xuất dịch vụ. Ứng dụng công nghệ thông tin cho phép.

nâng cao năng lực và hiệu quả của hệ thống cung ứng dịch vụ. Đối với hoạt động giáo dục đại học của Nhà trường, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin cho phép giải quyết nhiều đồng thời nhiều vấn đề đặt ra hiện nay (hoạt động đào tạo, thư viện, thông kê, hỗ trợ học tập, kiểm tra kết quả, quản trị quan hệ khách hàng, phát triển thương hiệu...), từ đó góp phần nâng cao chất lượng và giá trị dịch vụ, gia tăng sự thỏa mãn của sinh viên. Với ý nghĩa đó, định hướng chung về hoạt động này được đề xuất như sau:

~ Gia tăng các tiện ích trong các ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phát triển các ứng dụng, gia tăng tiện ích của công nghệ thông tin cần đi đôi với việc bảo đảm khả năng phục vụ của hệ thống.

- Nâng cao khả năng tương tác giữa người dùng với hệ thống tạo sự đồng bộ trong các khâu quản lý.

b. Một số kiến nghị cụ thể

* Cải thiện khả năng phục vụ của website Nhà trường

Kết quả thực hiện đề tài đã chỉ rõ, khả năng phục vụ hiện tại của

website chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Vì vậy, cải thiện khả

năng phục vụ của hệ thống đang là một đòi hỏi bức xúc của sinh viên, nhất là khi quy mô đào tạo và các tiện ích cung cấp qua mạng của Nhà trường ngày

cang gia tang.

'Với khả năng phục vụ hiện tại, trong thời gian đến tình trạng quá tải

của website sẽ ngày càng trầm trọng hơn, cần có những hoạt động đầu tư cần thiết dé giảm thiểu sự mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng phục vụ.

Nên đầu tư thêm trang tương tác, tạo môi trường mà các sinh viên có thê làm việc nhóm với nhau, giảng viên có thể kiểm tra được từng nhóm. Các nhóm có thể báo cáo qua online.

* Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong “quản trị quan hệ

khách hàng ”

Với hệ thống dữ liệu về sinh viên được quản lý bởi hệ thống, cần tìm cách khai thác hiệu quả hơn để phát triển các ứng dụng thiết thực phục vụ

sinh viên. Có thể tập trung khai thác theo hai hướng:

- Thông tin mang tính cảnh báo về việc học tập của sinh viên. Tiện ích này được xem như là một hoạt động tư vấn qua mạng. Chẳng hạn cảnh báo về số học phần đăng ký, về việc lựa chọn học phần không hợp lý, cảnh báo về môn học tiên quyết, về nguy cơ kết quả học tập không đáp ứng được yêu cầi

- Thông tin về những lợi ích mà sinh viên có thể được thụ hưởng: thông.

tin về học bồng, về điều kiện bảo vệ luận văn tốt nghiệp, điều kiện học văn

bằng hai, hoặc học tiếp lên bậc cao hơn...

* Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông kê Định hướng của kiến nghị này là phát triển các tiện ích thống kê trực.

tuyến về hoạt động đào tạo của Nhà Trường. Thông tin thông kê không những

mang lại những giá trị thiết thực cho Nhà Trường, giảng viên và sinh viên mà

còn có ý nghĩa trong truyền thông.

Hệ thống thông tin cần lưu giữ và cung cấp các chỉ số thông kê quan

trọng về công tác đào tạo như:

chuẩn đầu vào, cơ cấu sinh viên, trợ cấp xã hội, học bồng, tỷ lệ tốt nghiệp,

thời gian tốt nghiệp trung bình, tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau khi nghiệt

Trong quản lý đào tạo, số liệu thông kê về kết quả học tập của sinh viên trong các học phần cần được theo dõi và tổng hợp nhằm đánh giá sự hợp lý của đề thi, chất lượng giảng dạy và học tập của sinh viên.

Một số thông tin thống kê cần hướng đến phục vụ sinh viên. Chẳng han số liệu về đăng ký học phần, về thời gian tốt nghiệp trung bình, xếp loại tốt

nghiệp, điểm trung bình các học phần... Thông qua số liệu này, người học được hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định về tiến độ, về cách đăng ký học phần, so sánh và đánh giá kết quả học tập của mình với tông thể.

“Tóm lại, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, hoạt động thống kê về đào tạo trong Trường cần được chú trọng và phát triển. Thông tin thông kê

không chỉ hỗ trợ cho quản lý, cải tiến và truyền thông mà còn là công cụ hữu hiệu hướng đến sinh viên, nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của

người học. Hơn hết, vì đây là dịch vụ đào tạo của nhà trường thông qua hệ

thống trực tuyến cho nên công nghệ thông tin là điểm cốt lõi mà nhà trường, cần phát huy.

* Sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Ưu điểm của việc sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra kết quả học tập là tính chính xác, độ đồng đều cao, tiết kiệm thời gian

“Trong quá trình thực hiện đề tài, nhiều ý kiến của sinh viên ủng hộ việc kiểm tra kết quả học tập qua mạng, nhưng cũng phàn nàn hiện tượng mạng

không ồn định và việc kiểm soát thi không tốt làm phát sinh tiêu cực trong

kiểm tra. Kết quả này gợi ý việc bảo đảm những điều kiện cần thiết, tiến tới mở rộng hình thức kiểm tra kết quả học tập qua mạng trong hoạt động giáo

dục đại học của Trường.

4.2.3. Một số định hướng trong công tác truyền thông cho sinh viên Do đặc tính riêng của giáo dục đại học mà sự hiểu biết, thái độ và hành động của người học có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ mà chính sinh viên là người thụ hưởng. Hoạt động truyền thông không những tập trung

vào việc quảng bá hình ảnh của Nhà trường mà còn là công cụ “đào tạo” hiệu

quả để sinh viên có những hiểu biết và thái độ tốt trong học tập, qua đó góp.

phân nâng cao chất lượng và giá trị của giáo dục đại học.

Xuất phát từ ý tưởng trên, ngoài các nội dung truyền thông mà Nhà trường đang thực hiện, cần trọng tâm hơn ở một số khía cạnh sau:

a. Ting cường truyền thông về giá trị cộng đồng trong các hoạt động

của INhà trường và trách nhiệm của người học đối với xã hội

Đặc thù của các cơ sở giáo dục công lập là hướng đến giá trị cộng đồng, thông qua việc cung cấp giá trị cho cá nhân người học. Mét phan chi

phí học tập của sinh viên dang theo học nhà trường phải nộp với mức giá cao, cho nên việc miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội cho các đối tượng chính sách và cấp học bồng cho sinh viên có kết quả học tập tốt. Ngoài ra, chúng ta cần phải tăng cường truyền thông để sinh viên theo học chương trình trực tuyến ít

mặc cảm hơn so với các hệ đảo tạo khác.

Đặc tính và giá trị trên đây cần được phô biến sâu rộng hơn đến người

học, qua đó hình thành thái độ và ý thức học tập tốt hơn trong sinh viên, là cơ

sở đề nâng cao chất lượng và giá trị của hoạt động giáo dục đại học trong Nhà

Trường.

Truyền thông phải làm cho mỗi sinh viên tự ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội. Qua đó có những đóng góp tích cực hơn cho Nhà

trường, cho cộng đồng trong và sau quá trình học tập.

b. Tăng cường truyền thông về phương pháp học tập, cũng như phổ biến thường xuyên quy chế, quy trình và thú tục cho sinh viên

Hoạt động truyền thông của Nhà trường phải hướng đến việc trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về những quy định, quy chế, quy trình và

thủ tục cho sinh viên khi tham gia vào các hoạt động của Nhà trường. Cần chú

trọng đến việc tạo ra sự thuận tiện cao nhất, cũng như xây dựng ý thức tự giác chấp hành trong sinh viên. Đây là cơ sở để bảo đảm việc thực thi đầy đủ và

hiệu quả các quy định của Nhà trường, góp phần vào việc xây dựng ý thức và

thái độ học tập tốt trong sinh viên.

Truyền thông trong Nhà trường cũng cần hướng đến việc phô biến tốt hơn cho sinh viên đặc điểm, mục tiêu của giáo dục đại học, qua đó cung cấp

cho sinh viên ý thức và phương pháp học tập hiệu quả. Công việc này cần

được Nhà trường thực hiện một cách thống nhất, thông qua các hình thức

truyền thông hợp lý (trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua khoa, giảng viên...) e. Truyền thông theo hướng tạo dựng giá trị cho sinh viên

Một trong những giá trị quan trọng nhất mà Nhà trường mang đến cho.

sinh viên là sự tin tưởng của cộng đồng vào chất lượng sinh viên tốt nghiệp.

'Với ý nghĩa đó, truyền thông về hình ảnh và giá trị của Nhà trường trong cộng

đồng, xét trên một khía cạnh nào đó, chính là việc tạo lập giá trị cho sinh viên.

Cùng với những nỗ lực trong việc bảo đảm và gia tăng chất lượng, truyền thông cũng cần được xem là một giải pháp quan trọng để tạo lập giá trị cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo trực tuyến tại trường Đại Học Duy Tân (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)