II. THỰC TIỄN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC THÙ ĐẾN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM
2.2. Thực tiễn ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù đến quản trị nhân lực quốc tế tại công ty Coca-Cola
2.2.1. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến quản trị nhân lực quốc tế tại công ty Coca-Cola
a. Yếu tố kinh tế:
Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong các năm từ 2005 – 2008 tương đối cao, nhưng từ năm 2009 – 2010 thì mức tăng trưởng này giảm khá nhiều do chính sách kiềm chế tăng trưởng kinh tế để giảm lạm phát của Nhà nước. Và năm 2018 mức tăng trưởng đã tăng lên con số 6,78%.
=> Kinh tế tăng trưởng dẫn đến chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, công ty có thể mở rộng hoạt động và thu được lợi nhuận cao.
Các chỉ tiêu về tăng trưởng, lạm phát luôn ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị và ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực tại Coca-Cola. Tình hình kinh tế đất nước thay đổi, yêu cầu doanh nghiệp phải có những sự điều chỉnh về kế hoạch, chiến lược kinh doanh của mình dẫn đến sự thay đổi trong các chiến lược và chính sách quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Coca-Cola cần phải rà soát, kiểm tra kĩ càng nguồn nhân lực tránh tình trạng thừa nhân lực ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
Đồng thời phân tích, xem xét kỹ lưỡng các chiến dịch Marketing, bán hàng sao cho hợp lý tránh lãng phí nhân lực.
b. Môi trường công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ làm cho doanh nghiệp phải đầu tư vốn cao và tốn kém chi phí đào tạo nhân lực. Các ứng dụng công nghệ hiện nay trong ngành giải khát tập trung vào quy trình sản xuất và cải tiến bao bì sản phẩm, nỗ lực trong việc giảm lượng nước và năng lượng sử dụng trong sản xuất cũng như tái chế hoặc thu mua lại các chai, can, lọ,… Đặc biệt khi nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm vì vậy đối với các sản phẩm giải khát trong ngành thì việc tái chế hiệu quả vỏ lon nước ngọt là cần thiết.
=> Do đó công việc trở nên phức tạp hơn, vì vậy nhu cầu nhân lực sẽ tăng lên.
Việc áp dụng công nghệ mới cho phép doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng lao động và đòi hỏi những điều kiện nhất định về lao động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quy mô mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
c. Môi trường chính trị - pháp lý
Nền chính trị ở nước ta tương đối ổn định vững vàng, đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các mục tiêu kinh tế gắn với lợi ích của nhân dân đồng thời với sự gia nhập ASEAN, WTO,… đã tạo nên những cơ hội để Coca-Cola phát huy hết tiềm năng của mình, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một nguồn nhân lực đủ mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước và ngoài nước.
Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp bởi yếu tố pháp luật, chính trị. Hệ thống luật pháp buộc Coca-Cola ngày càng phải quan tâm đến quyền lợi của nhân viên và môi trường sinh thái. Bộ Luật lao động, các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động,… là các yếu tố cần thiết làm cơ sở pháp lý cho Coca-Cola giải quyết tốt các mối quan hệ giữa người lao động, là tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển nguồn nhân lực.
d. Yếu tố về nhân khẩu học
Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 97 triệu người, dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng và các thành phố lớn, vì vậy khu vực này là thị trường chủ yếu. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Cơ cấu dân số vàng sẽ đem lại cơ hội cho các công ty trong ngành có được nguồn lao động trẻ, có tay nghề. Tuy nhiên, nước ta cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số.
e. Mức độ cạnh tranh trên thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự. Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản trị. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào bằng con đường quản trị nhân sự một cách có hiệu quả. Nhân sự là tài nguyên quý giá nhất, vì vậy Coca-Cola phải giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều này Coca-Cola có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng kịp thời. Ngoài ra, Coca-Cola cũng đã có chế độ tiền lương đủ giữ nhân viên làm việc với mình, cải thiện môi trường làm việc, cải thiện phúc lợi.
Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sách nhân sự thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng, lôi kéo những người có trình độ và như vậy doanh nghiệp sẽ mất nhân tài.
2.2.2. Ảnh hưởng của môi trường bên trong đến quản trị nhân lực quốc tế tại công ty Coca-Cola
a. Đội ngũ lãnh đạo
Đội ngũ lãnh đạo ảnh hưởng rất nhiều tới công tác quản trị nguồn nhân lực của Coca-cola. Coca-Cola biết lựa chọn những cách thức quản lý phù hợp, khuyến khích thích hợp để tạo động lực làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ban lãnh đạo sử dụng linh hoạt các phương pháp cùng nghệ thuật lãnh đạo để sử dụng nhân viên hợp lý với những điều kiện của công việc cũng như việc bố trí cho phù hợp với chức năng, năng lực và trình độ của họ.
Phần lớn thành viên trong ban lãnh đạo công ty hiện là người Việt với năng lực rất tốt. Tại đây, họ được làm việc trong môi trường thoải mái, được là chính mình và đảm
bảo cân bằng giới từ lãnh đạo đến đội ngũ bán hàng. Do đó việc quản trị nguồn nhân lực cũng rất thành công.
b. Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chiến lược của Coca-Cola là phát triển bền vững.
Toàn bộ mục tiêu và chiến lược của công ty theo đà phát triển của xã hội. Coca- Cola luôn có những chiến lược bắt kịp xu thế và đầy sáng tạo, được đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa thiết bị sản xuất, đổi mới cải thiện công tác quản lý; đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tiếp thị; tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà giữ vững và phát triển thị phần.
Coca-Cola đang ngày càng chú trọng hơn vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hoạt động vận hành đồng thời cũng đi đôi với các chính sách về môi trường, nhân quyền… và lấy yếu tố con người làm trọng tâm để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng bền vững.
c. Cơ cấu tổ chức
Nội bộ công ty được đánh giá là hoạt động khá tốt.
Phòng quản trị marketing hợp tác chặt chẽ với các đơn vị khác của công ty. Phòng tài chính luôn quan tâm và có quyết định đúng đắn đến những vấn đề nguồn vốn và việc sử dụng vốn cần thiết để thực hiện các kế hoạch marketing. Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm giải quyết những vấn đề kỹ thuật thiết kế những sản phẩm an toàn, đẹp và nghiên cứu các phương pháp sản xuất có hiệu quả cao. Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất một số lượng sản phẩm cần thiết. Phòng kế toán theo dõi thu chi, giúp cho bộ phận marketing nắm được tình hình để thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
Coca-Cola đã có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, từ đó xây dựng được đội ngũ nhân lực hợp lý cho từng phòng ban.
d. Chính sách quản trị nguồn nhân lực
Những quyền lợi đặc biệt chỉ dành cho nhân sự của Coca–Cola Việt Nam:
ã Được tạo điều kiện để học hỏi và phát triển từ chính trải nghiệm của bản thân
ã Chớnh sỏch phỳc
lợi hấp dẫn: Coca-Cola luôn nỗ lực để đem đến môi trường làm việc, học tập cùng các chế độ lương thưởng và phúc lợi tốt dành cho nhân viên. Tại đây mỗi nhân viên sẽ được hưởng các chính sách lương, thưởng và phúc lợi vô cùng hấp dẫn.
ã Khụng gian làm
việc hiện đại: Coca-Cola mang đến cho người lao động không gian làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế không chỉ ở văn phòng mà còn ở các khu tiện ích. Không gian làm việc với đội ngũ nhân viên văn phòng hướng đến sự sáng tạo, trong khi đó với đội ngũ sản xuất, yếu tố an toàn lao động được đặt lên hàng đầu.
=> Chính sách của Coca-Cola đã làm cho tài nguyên nhân lực tại đây phát triển rất tốt: giữ chân được người tài, thu hút thêm nguồn nhân lực phù hợp, tạo không gian để nhân viên phát triển khả năng tốt,...
e. Văn hóa doanh nghiệp
Gắn kết với tiêu chí: “Một công ty. Một đội ngũ. Một đam mê.” Họ đề cao hiệu quả làm việc nhóm, đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ để nâng cao hiệu quả làm việc.
Văn hóa học tập của công ty cũng rất được chú trọng. Tại Coca-Cola, mỗi nhóm sẽ có chương trình đào tạo riêng. Ví dụ như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng kết hợp với đội nhóm, chương trình huấn luyện kỹ năng mềm, chuyên môn riêng theo từng nhu cầu cụ thể. Qua đó, mỗi cá nhân sẽ được phát huy tối đa năng lực của mình để tiếp tục mang đến những sáng kiến, kết quả mới và nhận được sự công nhận của công ty, đồng nghiệp, cộng đồng.
Công ty Coca-Cola đặc biệt chú trọng đến khẩu phần ăn của nhân viên. Công nhân cũng được tăng khẩu phần ăn trưa nhằm giúp họ có điều kiện tốt nhất để hoàn thành công việc. Nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ dinh dưỡng cho bữa ăn theo
chuẩn của Coca-Cola tại Mỹ. Nhân viên còn được tự do chọn sản phẩm đồ uống yêu thích hoàn toàn miễn phí từ hệ thống tủ lạnh khắp công ty trong thời gian làm việc.
Ngoài ra, các hoạt động ngoài công việc cũng được tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao tinh thần đồng đội như hoạt động nội bộ, hoạt động cộng đồng, câu lạc bộ, dạ tiệc,…
=> Văn hóa doanh nghiệp xây dựng lên hệ thống nguồn nhân lực tài năng, trung thành có đầy đủ không gian để phát triển tốt nhất.
2.2.3. Đánh giá a. Ưu điểm
Công ty luôn quan tâm đến hoạt động đào tạo, trong bộ máy quản trị nhân lực của công ty đã thành lập hẳn một bộ phận đào tạo và dành một khoản ngân sách khá lớn cho hoạt động đào tạo, cụ thể:
Đơn vị: triệu đồng Năm Chi phí cho đào tạo Chi phí đào tạo trung bình cho 1 lao động
2019 31.712,8 7,6
2020 29.447,6 8,0
Bảng 1: Chi phí đào tạo qua các năm 2019 và 2020
Qua bảng số liệu trên cho thấy chi phí cho hoạt động đào tạo hàng năm là tương đối lớn đặc biệt chi phí đào tạo trung bình cho một lao động tăng đều qua các năm từ 7,6 (triệu đồng/người) năm 2019 lên 8 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.
Đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo với các phương pháp, nội dung cho nhiều đối tượng khác nhau và đã thu được những thành công nhất định thể hiện ở năng suất lao động.
(Đơn vị: nghìn USD)
Năm Năng suất lao động % tăng
2019 34,17
2020 56,1 64,38
Bảng 2: Năng suất lao động
Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất lao động của công ty tăng mạnh qua từng năm. Điều này một phần do các nhân khác như: sau một thời gian xâm nhập thị trường có được chỗ đứng vững chắc công ty đã thực hiện nâng giá bán sản phẩm khiến doanh thu tăng lên đáng kể. Nhưng một phần là do hiệu quả do hoạt động đào tạo đã góp phần nâng cao năng suất lao động. Điều này cho thấy hoạt động đào tạo đã mang lại hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra Coca-Cola đánh giá tương đối chính xác công tác hoạch định nhân lực của công ty từ đó phát hiện kịp thời những sai lệch so với yêu cầu của công ty đã đề ra từ đó đề ra các phương pháp để khắc phục sai lệch không cần thiết đó.
Nhìn nhận tốt về các vấn đề nguồn nhân lực cho các quyết định về hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tiếp theo.
b. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trong công tác hoạch định nguồn nhân lực của Công ty TNHH Coca-Cola tại Việt Nam còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Việc quản lý học viên tại các lớp học tại các trường đại học còn lỏng lẻo. Hầu như chưa có một cơ chế nào được lập ra để theo dõi việc học tập của các học viên mà dựa chủ yếu vào ý thức tự giác của họ.
- Trong công tác đào tạo nhân viên bán hàng, chất lượng đào tạo còn chưa đáp ứng được với mục tiêu đặt ra. Nhân viên bán hàng chưa thực hiện được yêu cầu công việc thể hiện là doanh số bán hàng của nhân viên chưa đạt yêu cầu.
- Vẫn chưa đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực trong công ty. Do công ty đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của các thành viên trong hội đồng của công ty, chưa
dựa trên thực trạng của công ty cũng như sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: Kinh tế, nhân khẩu, công nghệ,…
- Hiện nay, có rất ít Công ty hoạch định nhân lực trong dài hạn. Theo số liệu thống kê, ngày càng tăng cao, công ty cũng đã quan tâm và đề ra chiến lược nguồn nhân lực, nhưng có đến 85% trong tổng số doanh nghiệp thực hiện xác định nhu cầu dựa trên số lượng lao động cần thay thế, chỉ có khoảng 15% là dựa vào sự thay đổi về khoa học, công nghệ, nhu cầu sản phẩm và dịch vụ, quy mô vốn,… Thêm vào đó, việc xác định thừa hay thiếu lao động cũng chỉ do từng phòng ban xác định dựa vào khối lượng công việc hiện tại chứ không có sự tham gia của phòng nhân sự. Phòng nhân sự chỉ có chức năng nhận chỉ tiêu lao động và thực hiện việc tuyển dụng. Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola tại Việt Nam cũng đã xác định được nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngắn hạn và thường chỉ căn cứ vào thời điểm và nhu cầu hiện tại để ra quyết định về nhân lực. Nhưng với quy mô những chiến lược này còn rất sơ sài, chưa thực sự có chiến lược lâu dài về hoạch định nhân lực.