I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về thù lao và phúc lợi nhân lực quốc tế
Nghiên cứu thù lao lao động và một trong những công việc mà một quản trị viên nhân lực phải làm. Nằm trong thù lao lao động nhưng với những đặc thù khác biệt tiền lương, tiền thưởng thì phúc lợi và dịch vụ đã và đang được quan tâm mạnh tại các doanh nghiệp hiện nay.
Hiện nay chúng ta không thể phủ nhận được sự cần thiết phải cung cấp các chương trình phúc lợi và dịch vụ cho người lao động. Nằm trong hệ thống thù lao lao động, nằm ngoài thù lao trả cho người lao động như tiền công, tiền lương, các loại tiền thưởng thì thù lao được trả gián tiếp lại là các loại phúc lợi và dịch vụ. Nó được trả gián tiếp dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống của người lao động như: tiền lương hưu, tiền trả cho các ngày nghỉ,... Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải có những kiến thức quản lý sâu rộng, để xây dựng được những chương trình phúc lợi phù hợp và chắc chắn mới mang lại hiệu quả kinh doanh cao, góp phần phát triển xã hội bền vững.
1.1.1 Khái niệm
Thù lao lao động là tất cả các khoản (bao gồm cả các khoản mang tính chất tài chính và các khoản mang tính chất phi tài chính) mà người lao động nhận được từ các tổ chức/doanh nghiệp thông qua quan hệ thuê mướn lao động giữa họ với tổ chức/doanh nghiệp mà họ làm việc.
Thù lao lao động quốc tế bao gồm các hoạt động xây dựng và quản lý hệ thống thù lao của các công ty đa quốc gia tại tất cả các vùng/chi nhánh của nó trên toàn thế giới:
ã Thự lao lao động quốc tế phức tạp hơn thự lao trong mụi trường nội địa. Sự phức tạp này là do tình hình kinh tế (giá trị tiền tệ, tỷ lệ lạm phát,...) chi phí sinh hoạt (đi lại, vui chơi, ăn ở, giáo dục,..) khác nhau giữa các quốc gia cũng như sự thống nhất trong các
quy định của pháp luật liên quan đến mức lương, phúc lợi, thuế… giữa các quốc gia nơi công ty đa quốc gia hoạt động.
ã Thự lao cơ bản: phần thự lao cố định mà người lao động nhõn được một cỏch thường kỳ dưới dạng tiền lương (theo tuần, theo tháng) hay là tiền công theo giờ. Thù lao cơ bản được trả dựa trên cơ sở của loại công việc cụ thể, mức độ thực hiện công việc, trình độ và thâm niên của người lao động
ã Tiền cụng: số tiền trả cho người lao động tựy thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế (giờ, ngày), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra, hay tùy thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành.
ã Tiền lương là số tiền trả cho người lao động một cỏch cố định và thường xuyờn theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm). Tiền lương thường được trả cho các cán bộ quản lý và các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật. Tuy nhiên, trong thực tế hai thuật ngữ này thường được dùng lẫn lộn để chỉ phần thù lao cơ bản, cố định mà người lao động được nhận trong tổ chức.
ã Cỏc khuyến khớch tài chớnh: khoản thự lao ngoài tiền cụng hay tiền lương để trả cho những người lao động thực hiện tốt công việc. Loại thù lao này gồm: tiền hoa hồng, các loại tiền thưởng, phân chia năng suất, phân chia lợi nhuận.
ã Cỏc phỳc lợi và dịch vụ: cỏc phỳc lợi là phần thự lao giỏn tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống của người lao động như bảo hiểm sức khỏe, bảo đảm xã hội, tiền lương hưu tiên tri cho những ngày nghỉ: nghỉ lễ, nghỉ phép, các chương trình giải trí, nghỉ mát, nhà ở, phương tiện đi lại và các phúc lợi khác gắn liền với các quan hệ làm việc hoặc là thành viên trong tổ chức
1.1.2. Mục tiêu
Thù lao có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn công việc, tình hình thực hiện công việc của người lao động và chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của tổ chức. Mục tiêu cơ bản của thù lao lao động là (1) thu hút được những người lao động giỏi phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức, gìn giữ và động viên họ thực hiện công việc tốt nhất.
(2) Đồng thời giữ chân và tạo điều kiện hỗ trợ thuận lợi để đội ngũ người lao động có thể thực hiện được tốt nhất các công việc của mình.
Đối với công ty đa quốc gia, khi đưa ra các quyết định thù lao lao động quốc tế, có một vài mục tiêu cần phải được xem xét đồng thời. Các mục tiêu đó bao gồm:
ã Thứ nhất, hệ thống thự lao phải hợp phỏp: Thự lao lao động của tổ chức phải tuõn thủ các điều khoản của Bộ Luật Lao Động của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ví dụ: Điều 56 quy định về tiền lương tối thiểu, điều 59, điều 61 về trả lương cho người lao động khi làm thêm giờ…
ã Thứ hai, hệ thống thự lao phải đảm bảo sự thỏa đỏng: Hệ thống thự lao phải đủ lớn để thu hút lao động có chất lượng cao vào làm việc cho tổ chức và giữ chân họ ở lại với tổ chức vì sự hoàn thành công việc của họ có vai trò rất quan trọng giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra và phát triển tổ chức. Tiếp đến người lao động cảm thấy thu nhập hàng tháng của họ phải được đảm bảo và có thể đoán trước được thu nhập của họ.
ã Thứ ba, hệ thống thự lao phải cú tỏc dụng kớch thớch người lao động: sử dụng lao động phải có tác dụng tạo động lực và kích thích người lao động hoàn thành công việc có hiệu quả cao.
ã Thứ tư, hệ thống thự lao phải cụng bằng và cú tớnh cạnh tranh: Nếu chương trỡnh thù lao không công bằng sẽ triệt tiêu động lực lao động. Công bằng đối với bên ngoài và công bằng trong nội bộ.
+ Công bằng đối với bên ngoài: Nghĩa là mức thù lao lao động tương tự hoặc bằng bằng nhau khi so sánh thù lao lao động của cùng một công việc trong tổ chức mình với các tổ chức khác trên cùng địa bàn.
+ Công bằng bên trong: Nghĩa là các công việc khác nhau trong tổ chức phải được trả với mức thù lao lao động khác nhau, các công việc giống nhau có yêu cầu về mức độ phức tạp, trình độ lành nghề giống nhau thì phải nhận thù lao lao động như nhau. Công
bằng còn thể hiện sự công bằng về thủ tục như: thời hạn tăng lượng và điều kiện tăng lượng
Mỗi mục tiêu trong 4 mục tiêu chính trên đều quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống thù lao hợp lý. Tuy nhiên, những mục tiêu đó không phải luôn luôn tương hợp với nhau và những người sử dụng lao động thường bị buộc phải cân đối sự cạnh tranh giữa các mục đích đó.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng
Như đã biết tiền công tiền lương là phần thù lao cơ bản, nó là thành phần chính chiếm tỷ trọng lớn trong thù lao lao động của mỗi người lao động. Do vậy, khi xét các yếu tố ảnh hưởng đến thù lao lao động cũng chính là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiền lương, tiền công của người lao động. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thù lao lao động, nhưng có thể chia làm bốn nhóm được trình bày sau đây: Yếu tố môi trường bên ngoài, những yếu tố thuộc về tổ chức, những yếu tố thuộc về công việc, những yếu tố thuộc về cá nhân người lao động. Dưới đây chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng nhóm yếu tố:
Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài MNE:
ã Thị trường lao động quốc tế: Tỡnh hỡnh cung và cầu lao động, thất nghiệp trờn thị trường lao động là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến số lượng tiền công mà người chủ sử dụng sức lao động sẽ đưa ra để thu hút và gìn giữ người lao động có trình độ. Sự thay đổi cơ cấu đội ngũ lao động, các định chế về giáo dục và đào tạo cũng ảnh hưởng đến mức tiền lương của doanh nghiệp
ã Sự khỏc biệt về tiền lương theo vựng địa lý và tổ chức doanh nghiệp đang cư trỳ, các mong đợi của xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán tại nơi doanh nghiệp đang kinh doanh cũng cần được lưu tâm xem xét khi được xác định mức tiền lương vị tiên lượng phải phù hợp với chi phí sinh hoạt của vùng địa lý.
ã Cỏc tổ chức cụng đoàn: Cụng Đoàn là một tổ chức cú thế lực mạnh mà cỏc cấp quản trị phải thảo luận với họ về các tiêu chuẩn được sử dụng để xếp lương, các mức
chênh lệch về tiền lương, các hình thức trả lương. Nếu doanh nghiệp được công đoàn ủng hộ thì các kế hoạch đề ra rất dễ giành được thắng lợi.
ã Luật phỏp và cỏc quy định của chớnh phủ: Cỏc điều khoản về tiền lương, tiền cụng và các phúc lợi được quy định trong Bộ Luật Lao Động đồi hỏi các tổ chức phải tuân thủ khi xác định và đưa ra các mức tiền lương.
ã Tỡnh hỡnh kinh tế thế giới: Tỡnh trạng của nền kinh tế đang suy thoỏi hay đang tăng trưởng nhanh sẽ tạo cho doanh nghiệp có khuynh hướng hạ thấp hoặc tăng lương cho người lao động. Bởi vì, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái nguồn cung lao động tăng lên, còn trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thì việc làm được tạo ra và cầu về lao động lại tăng lên.
ã Xó hội: Sức ộp của xó hội cũng rất quan trọng. Ai cũng biết rằng lương bổng ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm và dịch vụ. Xã hội mà đại biểu là người tiêu thu sẽ không bao giờ muốn giá cả sinh hoạt gia tăng. Họ tạo sức ép buộc một số công ty không được tăng lương, và phải theo mức lương mà các công ty khác đang áp dụng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu công ty này tăng lương? Các công ty khác buộc lòng cũng phải nhích lên chút đỉnh, và giá cả sẽ tăng. Điều này rất khổ đối với những người sống bằng lương hưu.
Yếu tố thuộc về tổ chức các yếu tố bên trong MNE:
ã Chớnh sỏch của cụng ty: Lương bổng và đói ngộ vừa là một chi phớ tốn kộm vừa là một loại tài sản. Chi phí tốn kém phản ảnh qua chi phí lao động. Trong các ngành dịch vụ, chi phí lao động chiếm vào khoảng 50% tổng chi phí. Tuy nhiên, lương bổng và đãi ngộ cũng là một loại tài sản vì nó thúc đẩy nhân viên nỗ lực. Nó là một tiềm năng ảnh hưởng đến hành vi làm việc của nhân viên, thúc đẩy nhân viên làm việc có năng suất hơn.
Lương bổng giúp cho nhân viên cải tiến công tác, gia tăng năng suất, và tỉ lệ số người bỏ việc sẽ thấp hơn.
ã Bầu khụng khớ văn húa của cụng ty: Bầu khụng khớ văn húa của cụng ty ảnh hưởng rất lớn đến cách tuyển chọn nhân viên, đến thái độ của cấp trên và cấp dưới, đến
hành vi công tác, đến việc đánh giá TTCT, và do đó ảnh hưởng đến việc sắp xếp lương bổng và đãi ngộ.
ã Một cụng ty muốn đứng đầu trong việc trả lương cao hơn cỏc cụng ty khỏc. Cỏc công ty này muốn thu hút nhân tài, bởi vì họ cho rằng trả lương cao hơn các hãng khác sẽ thu hút các ứng viên có khả năng cao hơn. Trả lương cao cũng thúc đẩy nhân viên làm việc có chất lượng cao, và năng suất cao, và vì thế chi phí lao động cho từng đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn.
ã Một số cụng ty khỏc lại ỏp dụng mức lương thịnh hành- nghĩa là mức lương trung bình mà hầu hết các công ty khác đang áp dụng. Họ cho rằng họ vẫn có thể thu hút những người có khả năng vào làm việc, đồng thời họ vẫn duy trì được vị thế cạnh tranh của mình bằng cách không nâng giá các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Nhiều loại công việc trong dây chuyền sản xuất chi đòi hỏi công nhân có khả năng trung bình là được rồi.
Trong trường hợp này, một công nhân xuất sắc cũng không có năng suất cao hơn một công nhân có khả năng trung bình. Chẳng hạn như vặn bulong trong dây chuyền sản xuất.
ã Cơ cấu tổ chức của cụng ty: Cơ cấu tổ chức của một cụng ty cũng ảnh hưởng đến cơ cấu tiền lương. Trong một công ty lớn có nhiều giai tầng, nhiều cấp quản trị, thì quản trị cấp cao thường quyết định cơ cấu lương bổng. Chính điều này dễ gây bất lợi cho nhân viên bởi vì cấp cao ít đi sâu đi sát nhân viên. Ngược lại đối với các công ty có ít cấp quản trị, hoặc ngay cả các hãng lớn có nhiều cấp bậc quản trị, nếu họ để cho cấp quản trị trực tuyến quyết định các vấn đề lương bổng, công nhân sẽ được hưởng lương hợp lý hơn, vì các cấp quản trị này đi sâu đi sát công nhân hơn. Do đó, lương bổng và đãi ngộ cũng tùy thuộc vào cơ cấu của công ty. Khả năng chi trả của công ty, vị thế tài chính của công ty, tình hình kinh doanh của công ty cũng là những yếu tố quan trọng quyết định cơ cấu lương bổng và đãi ngộ của công ty. Các hãng kinh doanh thành công thường có khuynh hướng trả lương cao hơn mức lương trung bình trong xã hội.
ã Cỏc yếu tố thuộc về cụng việc: Như mức độ phụ thuộc và độ chớnh xỏc, chất lượng của công việc, điều kiện làm việc (Các điều kiện của công việc như ánh sáng, tiếng ồn, độ
rung chuyển, nồng độ bụi, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động (physical hazards)… ), phạm vi trách nhiệm công việc; yêu cầu về thể lực và trí lực, sự căng thẳng của công việc,...
ã Yếu tố thuộc về cỏ nhõn người lao động:
+ Cá nhân người lao động là yếu tố có tác động rất lớn đến việc trả lương. Mức tiền lương, tiền công tùy thuộc vào sự hoàn thành công việc của người lao động, trình độ, kinh nghiệm, thâm niên công tác, sự trung thành, tiềm năng.
+ Sự hoàn thành công việc: Người lao động giỏi, có thành tích xuất sắc năng suất cao thường được trả lương cao hơn.
+ Thâm niên công tác là một yếu tố được tính đến khi trả lương. Người lao động có thâm niên lâu năm trong nghề cũng thường được nhận mức lương cao hơn.
+ Kinh nghiệm cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến mức tiền lương và cần được xem xét khi trả lương.
+ Thành viên trung thành có nghĩa là người đó làm việc lâu năm hơn những người khác.