Khái niệm năng suất lao động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Công ty cổ phần Cấp nước & Môi trường đô thị Đồng Tháp (Trang 25 - 28)

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG SUÁT LAO ĐỘNG

3.1.1. Khái niệm năng suất lao động

2.1.1.1. Khải niệm truyền thống

Theo Karl Marx thi nang suat lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Khi năng.

suất lao động tăng thì số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian sẽ

tăng hay số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

sẽ giảm. Do đó lượng giá trị của một hàng hóa giảm xuống, giá cả hàng hóa sẽ rẻ hơn

Khi năng suất lao động giảm thì số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian sẽ giảm hay số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ tăng. Do đó lượng giá trị của một hàng hóa tăng, hàng hóa sẽ đất hơn

Quan niệm của Marx về năng suất chủ yếu là hướng vào đầu vào, tập trung hướng vào yếu tố đầu vào như lao động, vốn. Trong đó lao động sống là yếu tố trung tâm.

Đây là một khái niệm trừu tượng, nhấn mạnh đến mặt chất và phản ảnh

tính phức tạp của năng suất với các đặc trưng: năng suất được hiểu rộng hơn, như là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội. Quan niệm này đòi

hỏi mối quan hệ lợi ích người lao động - doanh nghiệp - người tiêu dùng.

'Với quan niệm truyền thống, năng suất lao động chỉ thuần túy thể hiện mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào. Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một đầu vào thì có thể nói năng suất lao động cao hơn. Quan niệm truyền thống đề cập về mặt tĩnh.

và chủ yếu nhấn mạnh về mặt số lượng. Còn theo quan niệm mới thì năng suất lao động được hiểu rộng hơn, đó là tăng số lượng sản xuất đồng thời với tăng chất lượng đầu ra. Điều này có nghĩa là sử dụng một lượng lao động để sản xuất một khối lượng lớn các đầu ra có cùng chất lượng hoặc chất lượng cao hơn.

'Với quan niệm như vậy, năng suất có thẻ hiểu là trả ít hơn và nhận nhiều.

hơn mà không tổn hại đến chất lượng. Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc.

vào số lượng mà còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, đặc điểm của đầu ra và tính hiệu quả trong sản xuất

Từ những quan niệm trên ta nhận thấy rằng: Năng suất lao động là một

trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động có ích trong một đơn vị thời gian,

tăng năng suất lao động không chỉ đơn thuần là chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm sản xuất ra mà còn chỉ ra mối quan hệ giữa năng suất - chất lượng - cuộc.

sống — việc làm và sự phát triển bền vững.

3.1.1.2. Khái niệm theo cách tiếp cận mới

a/. Năng suất

Năng suất theo cơ quan Năng suất Châu Au (EPA) là một hình thái tư duy, đó là thái độ luôn tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Vì có một sự chắc chắn rằng, con người ngày hôm nay có thể làm việc tốt hơn hôm qua — ngày mai tốt hơn hôm nay và dù kết quả có như thế nào, ý chí cải tiến mới là

quan trọng; đó là khả năng luôn thích ứng với cái điều kiện thay đổi và nỗ lực

không ngừng để áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới; và là niềm tin chắc.

chắn vào sự tiến bộ của nhân loại”.

'Về mặt định lượng, năng suất được đo bằng quan hệ tỷ lệ giữa “tổng đầu ra” và

“tổng đầu vào”. “Đầu ra” có thé là giá trị tổng sản lượng, sản lượng, lợi nhuận, giá trị tăng thêm,... “Đầu vào” có thể là vốn, lao động, đất đai, nguyên vật liệu.... Do đó sẽ có: năng suất chung, năng suất các yếu tổ (nguyên vật liệu, vốn, lao động...)

Năng suất theo cách tiếp cận mới có những đặc trưng sau:

Nhắn mạnh vào giảm lãng phí trong mọi hình thức.

Năng suất là làm việc thông minh hơn chứ không phải nhiều hơn.

—Khả năng tư duy và nguồn nhân lực của con người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đạt được năng suất cao hơn và hành động là kết quả của quá trình tư.

duy.

~Tăng năng suất đông nghĩa với sự cải tiến và đổi mới liên tục.

~Năng suất được coi là biểu hiện của cả hiệu lực và hiệu qua trong việc sit

dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu.

tắt gắn với bảo vệ môi trường.

ach.

—Nang suat theo cach tiép cận mới là năng.

xuất hiện khái niệm năng suất xanh, năng st

Năng suất theo cách tiếp cận mới trở thành khái niệm động, tổng hợp nhiều yếu tố, cằn phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với bản chất và môi trường kinh tế cụ thể mà trong đó các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tính tông hợp còn thể hiện chất lượng, đặc điểm của đầu ra và

hiệu quả của các yếu tố đầu vào được xem xét ở mọi cấp độ khác nhau như quốc tế,

quốc gia doanh nghiệp và từng cá nhân. Đề phân tích đánh giá về năng suất của nền kinh tế, ngành kinh tế hay năng suất của một doanh nghiệp, theo cách tiếp cận mới người ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu tính năng suất gồm 2 nhóm chỉ tiêu sau:

~ Năng suất tính theo từng yếu tố đầu vào (Factor Productivity), được tính bằng: đầu ra/ một yếu tố đầu vào. Ví dụ: NSLĐ: đầu ra/ số lao động; năng suất vốn... Nhóm chỉ tiêu này dùng đề phân tích hiệu quả của từng yếu tố đầu vào.

~ Năng suất tính theo cdc yéu t6 dau vao (Total Factor Productivity) hay con goi là năng suất yếu tố tông hợp (TFP). Chỉ tiêu này phản ánh kết quả được tạo ra do tác động của các yếu tố: chất lượng lao động, áp dụng công nghệ tiên tiến,

nâng cao trình độ quan ly,

2.1.2. Phân loại năng suất lao động

Năng suất lao động có thể chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, thông thường người ta phân loại gồm năng suất lao động cá nhân, năng suất lao động.

tập thể và năng suất lao động xã hội.

~ Năng suất lao động cá nhân

Năng suất lao động cá nhân là năng suất lao động tính cho từng cá nhân người lao động. Là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số số.

lượng sản phẩm hoàn thành với thời gian lao động đề hoàn thành số sản phẩm đó.

~ Năng suất lao động tập thể

Năng suất lao động tập thể là năng suất lao động tính cho một nhóm người

lao động. Đó có thể

Là tổng hợp năng suất lao động của một nhóm tập thể trong doanh nghiệp,

một tổ sản xuất, một phân xưởng, một doanh nghiệp.

tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng, là yếu tố giúp doanh nghiệp không ngừng mở rộng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Từ đó góp phần tiết kiệm lao động đầu tư cho lưu thông hàng hóa tạo.

điều kiện tăng lao động cho các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân.

Có rất nhiều nhân tố tác động đến năng suất lao động cá nhân, năng suất

lao động tập thể, tuy nhiên các nhân tố chủ yếu là các yếu tố gắn với bản thân

người lao động (kỹ năng, kỹ xảo, cường độ lao động, thái độ lao động, tỉnh thần trách nhiệm...), dung cụ lao động.

~ Năng suất lao động xã hội

Là mức năng suất của tất cả các nguồn lực của toàn xã hội. Năng suất lao.

động xã hội được đo bằng tỷ số giữa đầu ra của xã hội với số lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí đề sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Hay nói cách khác, năng suất lao động xã hội là chỉ số thống kê bình quân dùng để đo lường.

hiệu suất làm việc của những người trong độ tuôi lao động, chỉ số này có được khi lấy GDP chia cho số lượng lao động của quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Công ty cổ phần Cấp nước & Môi trường đô thị Đồng Tháp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)