Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2.5. Nh ững giải pháp để thành công trong tự học
Theo GS.Nguyễn Cảnh Toàn [30], muốn thành công trong tự học người học phải:
‐ Huy động hết mọi nguồn lực có trong tay và trong tầm tay trước khi sử dụng hỗ trợ từ bên ngoài.
‐ Chủ động, siêng năng; chống tư tưởng lười biếng, dễ thỏa mãn, thụ động, tránh thói quen ỷ lại,...
‐ Vừa học kiến thức, kĩ năng, vừa rèn luyện nhân cách: “Cả hai mặt “kiến thức,
kĩ năng” và “nhân cách” đều quan trọng và tác động lẫn nhau vì có kiến thức chắc chắn, kĩ năng thành thạo mới ứng dụng có hiệu quả vào cuộc sống, từ đó mới có lòng tin, có cơ sở khoa học rồi nhân sinh quan và thế giới quan; ngược lại những nguồn lực này giúp củng cố kiến thức, phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, qua đó mà sáng tạo. Nhân cách có ý nghĩa cơ bản đối với hiệu quả của lao động trí óc và biết lao động trí óc thành thạo, tinh vi là cái đảm bảo nhất cho việc chiếm lĩnh kiến thức, ứng dụng kiến thức, sáng tạo ra kiến thức mới.
‐ Biết cách học mọi nơi, mọi lúc, mọi người bằng mọi cách và qua mọi nội dung.
‐ Rèn luyện tư duy: tư duy logic, tư duy hình tượng, tư duy thuật toán, tư duy quản lí, tư duy kinh tế, tư duy kỹ thuật,...
Đối với học sinh THPT, việc rèn luyện năng lực tự học cho các em là một quá trình lâu dài, trong suốt quá trình học tập, với nhiều hình thức phong phú và mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Để góp phần xây dựng những giải pháp giúp thực hiện thành công phương pháp tự học cho học sinh. Trong phần này, tôi định hướng cho các em áp dụng chu trình Deming (PDCA) trong quá trình học tập của chính mình.
Khái niệm chu trình PDCA [46], [47], [48], [49]:
Đây là một chu trình hoạt động chuẩn, khái quát hoá các bước đi thông thường trong công tác quản trị. Trước hết, mọi việc bắt đầu bằng việc hoạch định, tức lập kế hoạch (Plan) cho những việc cần làm. Sau đó là đến khâu triển khai thực hiện (Do) những công việc đó.
Tiếp theo là kiểm tra (Check) lại những việc đã làm xem có đúng không, có phù hợp không, có sai sót gì không. Cuối cùng là hành động khắc phục, phòng ngừa những sai sót, yếu kém,
những điểm không phù hợp (Act) để cải tiến. PDCA giúp cho công việc được hoạch định và triển khai một cách bài bản, hạn chế được những sai sót dẫn đến thiệt hại, mất mát. Đặc biệc, trong lĩnh vực quản trị chất lượng, PDCA được coi là một công cụ không thể thiếu – tương tự như người bác sĩ không thể thiếu tai nghe, người thợ may không thể thiếu chiếc kéo cắt vải, anh thợ hồ không thể thiếu chiếc bay vậy [49].
Có thể hiểu đơn giản: PDCA là một chu trình khép kín bao gồm việc đề ra kế
hoạch (Plan), thực hiện kế hoạch (Do), kiểm tra việc thực hiện tìm yếu điểm sai sót (Check), từ đó có các hành động bổ sung, cải tiến để hoàn thiện công việc đề ra (Action).
‐ Thực hiện xong một chu trình công việc được hoàn thiện hơn trình độ được nâng lên.
‐ Chu trình nọ nối tiếp chu trình kia để hoàn chỉnh mục tiêu đề ra.
‐ Chu trình trước là tiền đề, cơ sở cho chu trình sau.
‐ Trong mỗi chu trình các bước có mối liên quan chặt chẽ.
Hình 1.2: Phương pháp quản lí kết quả học tập của mỗi cá nhân theo chu trình PDCA
Áp dụng nội dung chu trình PDCA trong quá trình học tập:
1.2.5.1. Xây dựng kế hoạch tự học (Plan)
Khi xây dựng kế hoạch tự học và nhất là thời gian biểu tự học cần tuân thủ một số yêu cầu sau:
‐ Đảm bảo thời gian tự học cho từng môn phù hợp với khối lượng thông tin tương ứng.
‐ Đảm bảo xen kẻ, luân phiên một cách hợp lí các dạng tự học, các bộ môn khác nhau.
‐ Đảm bảo xen kẻ, luân phiên một cách hợp lí giữa tự học và nghỉ ngơi.
‐ Đảm bảo tính mềm dẻo và tính thực tế của kế hoạch và thời gian biểu tự học.
P D C A Trình độ
Thời gian Xuất sắc
Giỏi
Khá TB
Yếu/ kém
1.2.5.2. Thực hiện kế hoạch và thời gian biểu tự học (Do)
Phải làm việc độc lập
Hoạt động tự học đòi hỏi HS phải nắm được cách thức làm việc độc lập: đọc sách và tài liệu học tập, hoàn thành các bài tập, chuẩn bị bài xeminar, thực hành,... Thông qua sự tự học – lao động trí óc, HS rèn luyện được cách suy nghĩ độc lập, những quan điểm và chính kiến.
Biết tập trung tư tưởng
Theo kinh nghiệm, để tập trung tư tưởng tốt khi tự học, cần:
‐ Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của từng bộ môn, từng hoạt động học tập.
‐ Gây được sự say mê học tập, tạo được cảm giác thoải mái, phấn khởi trong tự học.
‐ Kiên trì rèn luyện tập trung tư tưởng học tập, tránh dao động, nản lòng, kiên quyết loại trừ các yếu tố nhiễu làm phân tán sự tập trung tư tưởng.
Biết tiết kiệm thời gian
Để tiết kiệm thời gian trong tự học cần:
‐ Làm việc một cách tự giác, tích cực chủ động, không lơ là, hời hợt.
‐ Tổ chức ngăn nắp, có trật tự nơi tự học để có thể dễ dàng, nhanh chóng tìm kiếm được những thứ cần dùng (sách vở, tài liệu, học cụ, phương tiện kĩ thuật, ...), tránh thói quen lộn xộn, bừa bãi.
‐ Biết tận dụng thời gian dự trữ bằng cách tận dụng cả những khoảng thời gian ngắn, không nên để những giờ phút trôi đi một cách lãng phí.
‐ Biết làm việc khẩn trương, biết hợp lí hóa công việc.
1.2.5.3. Tự kiểm tra – đánh giá kiến thức (Check)
Có ý thức tự kiểm tra kết hợp với kiểm tra của thầy
Trong quá trình tự học, việc tự kiểm tra của học sinh phải được thực hiện có hệ thống bằng nhiều hình thức như:
‐ Tái hiện những điều đã học theo bố cục, đề cương nhất định và tập trình bày cho bản thân hay cho người khác.
‐ Làm các bài tập.
‐ Trả lời những câu hỏi kiểm tra trong sách giáo khoa hoặc tài liệu hướng dẫn tự học.
1.2.5.4. Bổ sung kiến thức còn yếu kém (Action)
‐ Tìm điểm yếu, lỗ hổng kiến thức.
‐ Học lại phần chưa nắm vững, bổ sung kiến thức còn yếu.
‐ Hệ thống, tổng kết lại kiến thức.
‐ Cải tiến phương pháp học.
‐ Đưa ra biện pháp phòng ngừa sai sót.