Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.5. S ử dụng tài liệu hướng dẫn tự học nâng cao kết quả học tập phần hóa học hữu cơ lớp 11
Với mục tiêu tăng cường năng lực tự học cho HS, nhằm mang lại kết quả tốt hơn trong học tập thông qua việc sử dụng ″Tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11”, chúng tôi đã hướng dẫn HS sử dụng tài liệu theo các bước sau:
Bước 1: Lập thời gian biểu hay kế hoạch tự học.
Bước 2: Đối với từng bài được hướng dẫn cụ thể (trong tài liệu), HS tự học theo trình tự sau:
1. Tìm hiểu trước nội dung bài học:
o Nắm mục tiêu của bài học: Đây là những yêu cầu về kiến thức và các kĩ năng cần đạt được, như đã xác định ở mục A của mỗi bài.
o Phối hợp ″Tài liệu hướng dẫn” với ″Sách giáo khoa hóa học 11 - nâng cao, NXB Giáo dục”. Có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:
- Sách bài tập hóa học lớp 11, NXB Giáo dục.
- Trần Quốc Sơn, Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 11 – 12. (Tập 1, Hóa học hữu cơ), NXB Giáo dục.
o Nghiên cứu nội dung bài học bằng cách trả lời những câu hỏi ở mục C của tài liệu. Trong mục này, tác giả xây dựng hệ thống câu hỏi theo từng nội dung của bài học; HS nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi, ghi lại những nội dung cần thiết vào những chỗ trống (...) đã được thiết kế sẵn. Sau mỗi phần kiến thức cụ thể là những câu hỏi hoặc bài tập vận dụng (ví dụ: đọc tên các chất, viết PTHH, so sánh, .... ) nhằm giúp HS củng cố các kiến thức vừa học, từ đó hiểu và nhớ bài lâu hơn.
o Sau khi kết thúc việc nghiên cứu nội dung bài học, HS tự kiểm tra mức độ hiểu bài bằng cách làm bài kiểm tra lần 1 (mục D). Đây là bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan được thiết kế ở mức độ cơ bản, giúp HS đánh giá khả năng ghi nhớ (biết) và hiểu bài vừa nghiên cứu.
Từ kết quả của bài kiểm tra, HS biết được những chỗ mình chưa hiểu, bản thân không tự giải quyết được và có nhu cầu giải đáp những thắc mắc đó.
2. Kết hợp với bài giảng trên lớp của giáo viên:
Bài lên lớp của giáo viên sẽ cung cấp những thông tin phản hồi cho HS một cách đầy đủ, chính xác nhất về nội dung kiến thức đó; giúp HS giải quyết những khó khăn hay những vấn đề chưa rõ khi tự học, từ đó HS có hiểu biết đúng đắn, toàn diện và sâu sắc hơn.
3. Luyện tập, củng cố kiến thức: giải các bài tập bổ sung ở mục F.
Mục này bổ sung các bài tập dưới dạng tự luận (có phần hướng dẫn giải hoặc đáp án), giúp HS vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết những vấn đề của mỗi bài tập đặt ra.
4. Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của bản thân: làm bài kiểm tra lần 2 (mục G).
Đây là bài kiểm tra với hình thức trắc nghiệm khách quan, mức độ khó hơn so với bài kiểm tra lần 1. Từ kết quả của bài kiểm tra này, cho phép HS tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân, biết những chỗ còn yếu kém mà khắc phục.
Bước 3: Học sinh nghiên cứu những bài khác (không có hướng dẫn cụ thể trong tài liệu) một cách tương tự.
Bước 4: Có kế hoạch ôn tập kiến thức thường xuyên và thực hiện các bài kiểm tra định kì để thấy được sự tiến bộ hay sa sút của bản thân mà từ đó biết khắc phục những sai sót, xem lại những phần kiến thức còn yếu kém.
Tóm tắt chương 2 Trong chương này, tôi đã trình bày được một số nội dung sau:
‐ Cơ sở khoa học của việc thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học.
‐ Quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11.
‐ Từ đó, thiết kế được tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11, với nội dung gồm:
+ Phần 1:
Hướng dẫn tự học một số bài quan trọng: Bao gồm nội dung hướng dẫn tự học các bài: 35, 40, 43, 46, 54, 58 và 61 thuộc chương trình Hóa học hữu cơ lớp11 (nâng cao).
+ Phần 2: Bộ đề giúp HS tự kiểm tra – đánh giá kết quả tự học. Bao gồm:
20 đề kiểm tra thường xuyên.
10 đề kiểm tra định kì.
10 đề kiểm tra học kì.
Hướng dẫn giải và đáp án.
‐ Hướng dẫn HS phương pháp tự học và cách sử dụng tài liệu hiệu quả.
‐