Hướng dẫn tự học bài 58: ANĐEHIT VÀ XETON

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 64 - 109)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.4.3. Hướng dẫn tự học bài 58: ANĐEHIT VÀ XETON

1. Kiến thức

 Học sinh biết:

‐ Định nghĩa về anđehit và xeton.

‐ Cách gọi tên anđehit và xeton.

‐ Viết được 4 tính chất vật lý của anđehit và xeton.

‐ Kể tên được 3 loại phản ứng hóa học của anđehit và xeton: phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa, phản ứng ở gốc hiđrocacbon.

‐ Nêu được 2 phương pháp điều chế anđehit và xeton.

‐ Một số ứng dụng của anđehit và xeton.

 Học sinh hiểu:

‐ Cấu trúc của nhóm chức cacbonyl.

‐ Anđehit và xeton vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

‐ Mối liên quan giữa cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của chất.

2. Kĩ năng

‐ Viết phương trình minh họa cho tính chất hóa học của anđehit và xeton.

‐ Vận dụng tính chất hóa học của anđehit và xeton để giải các dạng bài tập tương ứng.

‐ So sánh điểm giống và khác nhau giữa anđehit và xeton.

‐ Xây dựng được sơ đồ điều chế anđehit và xeton từ nguồn nguyên liệu khác.

B. Tài liệu tham khảo

1. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền, Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.

2. Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoàn, Cao Thị Thặng, Bài tập hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.

3. Trần Quốc Sơn, Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 11 – 12. Tập 1 – Hóa học hữu cơ, NXB Giáo dục.

C. Hướng dẫn tự nghiên cứu nội dung bài học

Đọc kĩ bài 58: “ANĐEHIT VÀ XETON”, trang 238 – 244/SGK để trả lời các câu hỏi dưới đây:

Câu hỏi 1:

a. Hãy cho biết đặc điểm

I. Định nghĩa, cấu trúc, phân loại, danh pháp và tính chất vật lí

cấu tạo chung của anđehit và xeton.

b. Nhóm cacbonyl là gì?

Hãy dùng nhóm cacbonyl để định nghĩa anđehit và xeton.

c. Đặc điểm cấu trúc electron và cấu trúc không gian của nhóm cacbonyl ?

Câu hỏi 2:

a. Dựa theo cấu tạo của gốc hiđrocacbon, anđehit và xeton được phân thành những loại nào? Lấy 2 ví dụ cho mỗi loại.

b. Hãy gọi tên thay thế các anđehit và xeton có trong mục I.3 (sgk) và cho biết từng chất thuộc loại nào?

c. Quy tắc gọi tên thay thế chung cho anđehit và xeton?

d. Hãy cho biết nhiệt độ sôi của anđehit và xeton so với hiđrocacbon và ancol có cùng số C trong phân tử. Giải thích tại sao?

1. Định nghĩa và cấu trúc a. Định nghĩa:

 Anđehit:...

...

 Xeton:...

...

b. Cấu trúc nhóm cacbonyl:

2. Phân loại:

...

...

3. Danh pháp:

 Anđehit:...

...

 Xeton:...

...

4. Tính chất vật lí:

...

...

...

Củng cố:

1/ Hãy điền tên theo danh pháp thay thế của các chất có cấu tạo cho dưới đây:

CH3-CH2-C=CH-CH=O

CH3

CH3-CH2-C-CH2-CH=CH2

O

(A)... (B)...

CH3-CH-CH=CH-CH2-CH=O CH3

CH3-CH-CH=CH-CH-CH3 CH3

CH2-C-CH3 O

(C)... (D)...

CH CH3

C O

H CH

CH3 C O

CH2-CH3 CH

CH3 C O

C CH3

C CH3

(E)... (F)... (G)...

2/ Viết công thức cấu tạo thu gọn của những chất có mô hình phân tử cho dưới đây:

CTCT: ... ... ...

II. Tính chất hóa học 1. Phản ứng cộng

a. Phản ứng cộng H2 (phản ứng khử) R-CH=O + H2 Ni, to

……….

R C O

R' + H2 Ni, to

……….

b. Phản ứng cộng nước, cộng xianua R C H

O

+ H-CN

R C R' O

+ H-CN ?

?

Chú ý:

R C R' O

+ H-CN C

CN R

R'

OH 3HOH -NH3

C

C(OH)3 R

R'

OH -H2O R C COOH

R' OH

c. Phản ứng cộng natribisunfit (NaHSO3 bão hòa)

R C CH3 O

+ HOSO2Na C

SO3Na R

HO CH3

C OSO2Na R

HO CH3

+HCl C

OH R

HO CH3

-H2O R

C CH3 O - Phản ứng này dùng để tách và tái tạo anđehit và các metylxeton.

2. Phản ứng oxi hóa

a. Tác dụng với brom và kalipemanganat R-CHO + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr

→ anđehit làm mất màu dung dịch nước brom.

Ví dụ: CH3-CHO + Br2 + H2O → ...

CH2=CH-CHO + Br2dư + H2O → ...

C6H5-CHO + Br2 + H2O → ...

b. Tác dụng với ion Ag+/NH3

HCHO + 4AgNO3 + 4NH3 → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 2NH4NO3 R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 → RCOONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3 Hay: R-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → RCOONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

→ dùng nhận biết anđehit và tráng gương, tráng ruột phích.

c. Tác dụng với Cu(OH)2/OH-khi đun nóng

RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → RCOONa + Cu2O↓ + 3H2O Màu đỏ gạch

3. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon CH3-C-CH3

O

+ Br2 CH3COOH CH3-C-CH2Br O

+ HBr

Củng cố:

1.Viết sản phẩm phản ứng của C6H5-CH=CH-CHO với các chất sau:

a. Br2/H2O. b. H2/Ni,to. c. AgNO3/NH3. d. Cu(OH)2/OH-. a/...

b/ ...

c/ ...

d/ ...

2. Hãy nêu dẫn chứng (viết pthh minh họa) chứng tỏ:

a. Anđehit và xeton đều là những chất không no.

...

b. Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

...

c. Anđehit dễ bị oxi hóa còn xeton thì khó bị oxi hóa.

...

d. Fomanđehit có phản ứng cộng HOH.

...

III. Điều chế và ứng dụng (Xem SGK)

Lấy ví dụ cụ thể (viết PTHH) trong mỗi phương pháp điều chế anđehit hoặc xeton nêu sau:

1. Oxi hóa ancol

...

2. Hiđrat hóa ankin

...

3. Thủy phân dẫn xuất đihalogen

...

4. Oxi hóa etielen có xúc tác

...

5. Nhiệt phân muối cacboxylat của natri và canxi

...

6. Điều chế axeton từ benzen hoặc cumen

...

Từ đó, hãy cho biết phương pháp chung để điều chế anđehit và xeton là gì?

Củng cố:

1/ Lập sơ đồ chuyển hóa sau đây với các chất vô cơ và các điều kiện phản ứng thích hợp:

a. Anđehit axetic → axeton. d. Hex-3-in → hexan-3-on.

b. Benzen → benzanđehit. e. Butan → propenal.

c. Etan → butan-2-on.

2/ Viết 6 phương trình hóa học trực tiếp điều chế CH3CHO từ các chất tự chọn.

(1) ...

(2) ...

(3) ...

(4) ...

(5) ...

(6) ...

D. Bài kiểm tra lần 1

Câu 1: Nhận định nào dưới đây về cấu trúc nhóm cacbonyl (>C=O) là sai?

A. Liên kết đôi C=O gồm 1 liên kết σ bền vững và 1 liên kết π kém bền.

B. Góc giữa các liên kết ở nhóm >C=O giống với góc giữa các liên kết ở nhóm

>C=C<.

C. Khác với liên kết C=C, liên kết C=O bị phân cực mạnh.

D. Nguyên tử C ở nhóm cacbonyl ở trạng thái lai hóa sp.

Câu 2: Tên gọi của chất nào dưới đây không đúng?

A. CH3 – CO – CH=CH2 : but-3-en-2-on.

B. CH2=CH – CH2 – CH=O : but-3-en-1-on.

C. (CH3)2CH – CH2 – CHO : 3-metylbutanal.

D. C6H5 – CH2 –CO – CH2CH3 : etyl benzyl xeton.

Câu 3: Để phân biệt axeton và axetanđehit có thể dùng:

A. dung dịch nước brom. B. dung dịch AgNO3/NH3. C. dung dịch KMnO4. D. tất cả đều đúng.

Câu 4: Công thức chung của anđehit đơn chức, mạch hở, không no (có 1 liên kết đôi ở gốc hiđrocacbon) là

A. CnH2n-2O ; n ≥ 2. B. CnH2n-2O ; n ≥ 3.

C. CnH2n-1O ; n ≥ 3. D. CnH2n-4O ; n ≥ 3.

Câu 5: Cho sơ đồ:

CO (A) (B) (C)

Các chất A, B, C lần lượt là:

A. CH3OH, HCHO, HCOONH4. B. CH2O, CH3OH, HCOONH4.

C. CH3OH, HCOOH, HCOONH4. D. HCHO, CH3OH, HCOONH4. Câu 6: Một hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức A, B (MA < MB). Cho 0,5 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 172,8 gam Ag. Công thức phân tử của A là

A. HCHO. B. CH3CHO. C. C2H5CHO. D. C2H3CHO.

AgNO3/NH3 O2

H2, xt,

Câu 7: Cho hợp chất hữu cơ X (phân tử chỉ chứa C, H, O và một loại nhóm chức). Biết 5,8g X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo 43,2g Ag. Mặt khác 0,1 mol X sau khi hiđro hóa hoàn tòa phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOH. B. CH3CHO.

C. OHC-CHO. D. CH2=CH-CHO.

Câu 8: Tỉ khối hơi của anđehit X đối với hiđro bằng 28. Công thức cấu tạo của X là A. CH3CHO. B. CH2=CH-CHO. C. HCHO. D. C2H5CHO.

Câu 9: Trong công nghiệp axeton được điều chế từ

A. cumen. B. propan-1-ol.

C. propan-2-ol. D. xiclopropan.

Câu 10: Từ propan-1-ol điều chế axeton tối thiểu bao nhiêu phản ứng?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 11: Để phân biệt ancol CH2=CH-CH2OH và anđehit CH3CHO có thể dùng A. dung dịch brom. B. dung dịch thuốc tím.

C. dung dịch AgNO3/NH3. D. cả A, B, C đều được.

Câu 12: Cho sơ đồ biến hóa: Glucozơ → X → Y → axetanđehit.

Tên của chất Y là

A. axetilen. B. etilen.

C. etanol. D. anđehit fomic.

Câu 13: Khi cho 4,35 gam một anđehit đơn chức X tác dụng với oxi (có xúc tác) thu được 5,55 gam một axit tương ứng. Tên của X là

A. etanal. B. propanal. C. metanal. D. propenal.

Câu 14: Anđehit axetic có tính oxi hóa khi tác dụng với

A. dung dịch nước brom. B. O2 (xt Mn2+, t0).

C. AgNO3/NH3, t0. D. H2 (Ni, t0).

Câu 15: Cặp dung dịch nào sau đây đều có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?

A. HCHO và CH3COOH. B. C3H5(OH)3 và HCHO.

C. C3H5(OH)3 và CH3COOH. D. C2H4(OH)2 và CH3-CO-CH3. Đáp án: 1D 2B 3D 4B 5A 6A 7C 8B 9A 10B

11C 12B 13B 14D 15C.

E. Thông tin phản hồi: Bài lên lớp của giáo viên.

F. Bài tập bổ sung

Bài tập có hướng dẫn:

Bài 1: Chia hỗn hợp 2 anđehit no đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,54g nước. Phần 2 được cộng H2 tạo ra hỗn hợp A. Tính thể tích khí CO2

(đktc) được tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn A.

Hướng dẫn giải:

CnH2n +1CHO + O2 → (n+1)CO2 + (n+1)H2O

 nCO2 = nH2O (phần 1) Nhận xét:

Hỗn hợp được chia làm hai phần bằng nhau nên:

 nCO2 (phần 1) = nCO2 (phần 2) = 0, 54 0, 03 18 = mol

 VCO2 = 0,03.22,4 = 0,672 lít

Bài 2: Cho 8,0g hỗn hợp hai anđehit mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 32,4g bạc kết tủa. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên hai anđehit.

Hướng dẫn giải:

Đặt công thức chung của hai anđehit là C Hx 2x 1+CHO (x< < +x x 1)

 Nếu hỗn hợp có HCHO suy ra chất kia là CH3CHO Gọi a, b lần lượt là số mol của HCHO và CH3CHO

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3

a mol 4a mol

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

b mol 2b mol

Ta có hệ phương trình: 4a 2b 0,3 30a 44b 8

+ =

 + =

Hệ này vô nghiệm.

 Nếu hỗn hợp không có HCHO:

3 3 2 4 4 3

x 2x 1 x 2x 1

C H +CHO + 2AgNO +3NH +H O→C H +COONH + 2Ag + 2NH NO

Ag

32, 4

n 0,3 (mol)

= 108 =

⇒ nhh 1nAg 0,15 (mol) M 8, 0 53,33

2 0,15

= = ⇒ =

14x 30 53,33 x 1, 67

⇒ + = ⇒ =

Vậy 2 anđehit đó là: CH3CHO (anđehit axetic) và C2H5CHO (anđehit propionic).

Bài 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp

hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư AgNO3/NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là

A. 7,8. B. 8,8. C. 11,7. D. 9,2.

Hướng dẫn giải: Gọi công thức phân tử trung bình của 2 ancol là CnH2nOH CnH2n+1OH + CuO → CnH2nO + Cu + H2O

0,3 0,3 0,3 0,3 CnH2nO → 2Ag

0,3 0,6

Hỗn hợp Y gồm anđehit và hơi nước Theo đề bài ta có :

2

2

0, 3 18

13, 75 2 11,1 0, 6

n n

n n

C H O

Y C H O

m m g

M = + × = × ⇒ =

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

m + 0,3×80 = 11,1 + 0,3×64 + 0,3×18 m = 11,7g

Bài tập không có hướng dẫn:

Bài 4: Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra theo các sơ đồ chuyển hóa sau:

a/

C2H2 + H2O

HgSO4, to E + H2O, NaOH RCOOCH=CH2

PdCl2/CuCl2 5000C

Vinylclorua

CuO, t0D

+ H2O, NaOH A + B

b/

C6H5CH2CH3 + Cl2, as

A1 A2 A3

B1 B2 B3 B4 (polime)

H2SO4

TH - H2O

H2SO4, t0 + H2O

OH

+ CuO t0 + H2O

OH

AgNO3/NH3

A4 A5 (axit huu co)

Bài 5: Đốt cháy 10,2 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở (A, B) kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Sản phẩm cháy cho vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng dung dịch lại có thêm 20 gam kết tủa nữa xuất hiện.

Xác định công thức phân tử của A, B và tính thành phần % khối lượng của A, B trong hỗn hợp X.

ĐS: CH3CHO (43,14%) và C2H5CHO (56,86%).

Bài 6: Cho hỗn hợp gồm một anđehit A đơn chức và một anđehit B hai chức tác

dụng với dung dịch AgNO3/NH3 rồi tách riêng hỗn hợp muối hữu cơ cho tác dụng với dung dịch NaOH dư. Cô cạn dung dịch sản phẩm rồi nung cho đến phản ứng hoàn toàn thì thu

được khí hữu cơ duy nhất là metan. Xác định CTCT của A, B và viết các PTHH của phản ứng xảy ra.

ĐS: CH3CHO và OHC-CH2-CHO.

Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 0,05 mol một anđehit đơn chức và 0,05 mol một xeton đơn chức. Thu toàn bộ sản phẩm cháy vào một bình nước vôi trong dư, thì khối lượng bình tăng 12,4 gam và khi lọc thu được 20 gam kết tủa.

1. Xác định CTCT của anđehit và xeton.

2. Viết phản ứng của anđehit với AgNO3 trong dung dịch NH3.

ĐS: HCHO và CH3-CO-CH3. Bài 8: 1,72g một hỗn hợp gồm anđehit acrylic và anđehit axetic tham gia phản ứng cộng vừa đủ với 1,12 lít H2 (đktc).

a. Tính số gam mỗi anđehit trong hỗn hợp.

b. Cho thêm 0,696 gam anđehit B là đồng đẳng của anđehit fomic vào 1,72gam hỗn hợp 2 anđehit trên rồi cho hỗn hợp thu được tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 10,152 gam Ag. Tìm công thức cấu tạo của B.

ĐS: a/ CH2=CH-CHO (0,84g); CH3CHO (0,88g). b/ C2H5CHO.

Bài 9: Oxi hóa m gam rượu đơn chức bậc 1 (A) bằng CuO ở nhiệt độ cao được anđehit (B).

Hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng được chia làm 3 phần bằng nhau:

Phần 1: cho tác dụng với Na (dư) được 5,6 lít H2 (đktc).

Phần 2: cho tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được 64,8 gam Ag.

Phần 3: đem đốt cháy hoàn toàn bằng oxi thu được 36,6 lít CO2 đktc và 27 gam nước.

1. Tính hiệu suất phản ứng oxi hóa rượu thành anđehit.

2. Xác định CTCT của A và B.

ĐS: H = 60%; A: CH2=CH-CH2OH và B: CH2=CH-CHO.

Bài 10: Cho 6 gam rượu no đơn chức, mạch hở phản ứng hết với kim loại Na được 1,12 lít khí H2 (đktc). Xác định CTPT, CTCT của rượu biết sự oxi hóa của rượu

chuyển thành xeton. Viết phản ứng oxi hóa rượu thành xeton.

ĐS: CH3-CH(OH)-CH3. Bài 11: Oxi hóa hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic thành anđehit. Khi oxi hóa lượng anđehit sinh ra được axit axetic với hiệu suất 80%. Cho lượng axit tạo thành tác dụng với rượu etylic có mặt H2SO4 đặc được 8,488g chất hữu cơ Z.

a. Viết các phản ứng xảy ra.

b. Tính khối lượng anđehit, axit axetic thu được và tính hiệu suất phản ứng tạo thành chất Z từ axit axetic.

ĐS: Z là CH3COOC2H5; 8,8g CH3CHO, 9,6g CH3COOH, H = 60,28%.

G. Bài kiểm tra lần 2

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 4,02g hỗn hợp khí (X) gồm 1 ankanol và 1 ankanal có cùng số nguyên tử cacbon thu được 7,92g CO2. Hai chất trong X là

A. CH3OH và HCHO. B. C2H5OH và CH3CHO.

C. C3H7OH và C2H5CHO. D. C2H5OH và C2H5CHO.

Câu 2: Phương trình hóa học nào dưới đây viết sai?

A. CH2=CH2 + ẵ O2 CH3-CH=O.

B. (CH3)2CH-OH + CuO CH3CH2CHO + Cu + H2O.

C. CH3CHCl2 + 2NaOH CH3CHO + 2NaCl + H2O.

D. HC≡CH + HOH CH3CHO.

Câu 3: Hợp chất thơm X (C8H8O2) tác dụng được với Na, NaOH, dd AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của X có thể là

A. (HO-CH2)C6H4(CHO). B. HCOOC6H4CH3. C. HOC6H4CH2CHO. D. C6H4(CHO)2. Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hóa :

C3H5Br3 X + ... (1) X + AgNO3 Ag ↓ + … (2) X + Na H2 + ... (3) Công thức cấu tạo của C3H5Br3 là

A. CH2Br-CHBr-CH2Br. B. CH3CHBr2-CH2Br.

C. CH3-CH2-CBr3. D. CHBr2-CHBr-CH3.

Câu 5: Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.

Oxi hoá hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3

trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là

A. 15,3. B. 8,5. C. 8,1. D. 13,5.

Câu 6: Từ ancol sec-butylic có thể điều chế trực tiếp sản phẩm:

A. anđehit butiric. B. anđehit isobutiric.

PdCl2, CuCl2

t0 t0 HgSO4, 800C

NH3 +H2O/OH-

C. metyl etyl xeton. D. axeton.

Câu 7: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, to) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là

A. CnH2n-1CHO (n ≥ 2). B. CnH2n+1CHO (n ≥0).

C. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0). D. CnH2n-3CHO (n ≥ 2).

Câu 8: Chỉ ra phát biểu đúng:

A. Anđehit axetic, axeton đều làm mất màu dung dịch nước brom.

B. Anđehit axetic, axeton đều không làm mất màu dung dịch nước brom.

C. Anđehit axetic làm mất màu dung dịch brom, còn axeton thì không làm mất màu dung dịch brom.

D. Axeton làm mất màu dung dịch brom, còn anđehit axetic thì không làm mất màu dung dịch brom.

Câu 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư AgNO3/NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là

A. 7,8. B. 8,8. C. 11,7. D. 9,2.

Câu 10: Cho canxicacbua phản ứng với nước thu được khí X. Dẫn khí X sinh ra sục qua dung dịch M gồm HgSO4, H2O ở 800C thu được hỗn hợp khí A gồm hai chất khí. Cho 2,02 gam hỗn hợp A phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 11,04 gam hỗn hợp rắn Y. Hiệu suất phản ứng hợp nước của khí X là

A. 60%. B. 80%. C. 85%. D. 75%.

Đáp án: 1B 2B 3C 4D 5B 6C 7A 8C 9C 10B.

2.4.4. Bộ đề tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập

Như đã nói ở trên, bộ đề là công cụ giúp HS tự kiểm tra kết quả học tập của mình sau mỗi bài học hoặc mỗi chương. Đây là một khâu quan trọng trong chu trình tự học (Plan – Do – Check – Action) mà tác giả đã định hướng cho HS nhằm hoàn thiện phương pháp tự học.

Nội dung của bộ đề tự kiểm tra – đánh giá gồm 20 đề kiểm tra thường xuyên (hình thức trắc nghiệm); 10 đề kiểm tra định kì (trong đó 5 đề có cả tự luận và trắc nghiệm; 5 đề trắc nghiệm hoàn toàn); 10 đề kiểm tra học kì (3 đề tự luận và 7 đề trắc nghiệm).

Phần trình bày dưới đây là nội dung một số đề kiểm tra, mang tính chất đại diện cho bộ đề nói trên. Bao gồm: 6 đề kiểm tra thường xuyên (đề 9, 10, 11, 18, 19, 20); 4 đề kiểm tra định kì(đề 1, 4, 6, 8) và 4 đề kiểm tra học kì (đề 1, 4, 9, 10).

Phần đáp án của các đề nói trên được trình bày ở phụ lục 5 của luận văn.

Một số đề kiểm tra thường xuyên (Thời gian làm bài: 15 phút) ĐỀ KIỂM TRA SỐ 9

(Hiđrocacbon)

Câu 1: Đốt cháy hết 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm ankan X và anken Y có cùng số nguyên tử C, thu được 26,4g CO2. CTPT của X, Y lần lượt là

A. C5H10 và C5H12. B. C3H8 và C3H6. C. C2H6 và C2H4. D. C4H10 và C4H8.

Câu 2: Oxi hóa hoàn toàn 0,224 lít (đktc) xicloankan X thu được 1,76g CO2. Biết X làm mất màu dung dịch nước brôm, X là

A. xiclopropan. B. Metylxiclopropan.

C. Metylxiclobutan. D. Xiclopentan.

Câu 3: Chất nào sau đây không phải là đồng phân của những chất còn lại?

A. Xiclobutan. B. cis-buten-2.

C. Butan. D. metylxiclopropan.

Câu 4: Để nhận biết toluen, benzen và stiren (đựng trong các bình riêng biệt) có thể dùng thuốc thử duy nhất là

A. dd KMnO4. B. Br2/CCl4.

C. dd nước brom. D. dd AgNO3/NH3.

Câu 5: Hỗn hợp B gồm axetilen, etylen và một hiđrocacbon X. Đốt cháy hoàn toàn một lượng B thu được hỗn hợp CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích 1: 1. Nếu dẫn ra V lít B (đktc) qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình dung dịch tăng 0,82g. Khí còn lại đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O. CTPT của X và giá trị của V là

A. C3H4 ; 0,896. B. C3H6 ; 0,896.

C. C3H8; 0,896. D. C3H8; 0,672.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 64 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)