Th ực trạng hoạt động dạy và học hóa học hiện nay ở trường THPT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 34 - 39)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.5. Th ực trạng hoạt động dạy và học hóa học hiện nay ở trường THPT

Để tìm hiểu thực trạng về việc hướng dẫn tự học và năng lực tự học của học sinh THPT hiện nay, chúng tôi đã tiếp cận với nhiều giáo viên đang công tác giảng dạy tại các trường thuộc nhiều tỉnh khác nhau:

Tỉnh Quãng Ngãi: Trường THPT Trần Quang Diệu (2GV) và Trường THPT Phạm Văn Đồng (3GV).

Tỉnh Phú Yên: Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (8GV); Trường THPT Nguyễn Huệ (9GV); Trường THPT Trần Phú (7GV); Trường THPT Nguyễn Trãi (5GV);

Trường THPT Lê Trung Kiên; Trường THPT Nguyễn Văn Linh; Trường THPT Võ Thị Sáu…

Tỉnh Khánh Hòa: Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Nha Trang) (2GV); Trường THPT Phan Bội Châu (Cam Ranh) (2GV).

Tỉnh Đồng Nai: Trường THPT Ngô Quyền (6GV); Trường THPT Lê Hồng Phong (6GV); Trường THPT Trấn Biên (9GV).

‐ Trường THPT Thống Nhất – Bình Phước (4GV).

‐ Trường THPT An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM (9GV).

‐ Cùng 45 GV ở TP HCM và GV thuộc nhiều tỉnh khác nhau đang theo học cao học tại trường Đại học Sư Phạm và Đại học KHTN TP.HCM, khóa 19, 20.

Kết quả có 120 GV tham gia đóng góp ý kiến. Bên cạnh đó, chúng tôi còn xin ý kiến tham khảo của học sinh các lớp thực nghiệm (202 em) về vấn đề này.

Những kết quả thu được khi thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh nói trên được tổng kết như sau:

1.5.1. Về khả năng tự học của đa số HS ở trường phổ thông hiện nay Bảng 1.2: Khả năng tự học của đa số HS THPT hiện nay

Số ý kiến đóng góp (chiếm %)

Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Còn yếu Đánh giá của GV 0

(0%)

4 (3,33%)

28 (23,33%)

58 (48,33%)

30 (25,01%)

Tự đánh giá của HS 6 (2,97%)

13 (6,44%)

35 (17,33%)

86 (42,57%)

62 (30,69%)

Nhận xét:

Từ kết quả trên, ta dễ dàng nhận thấy: đa số (hơn 70%) giáo viên và học sinh thừa nhận rằng khả năng tự học của HS THPT hiện nay là chưa tốt hay còn yếu.

Thực trạng này là do nhiều nguyên nhân, song qua nghiên cứu thực tế có thể đúc kết lại như sau:

- Hơn 80% GV cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do năng lực học tập độc lập của HS còn yếu; hầu hết các em chưa biết lập kế hoạch học tập; thiếu tinh thần tự giác; và dễ chán nản khi gặp bế tắc. Đây là nguyên nhân xuất phát từ bản thân người học.

- Nguyên nhân thứ đến là do điều kiện học tập của học sinh chưa đảm bảo: thiếu tài liệu hướng dẫn tự học; thiếu hệ thống bài tập tự kiểm tra – đánh giá; chương trình học quá nặng làm cho HS hoang mang, cảm thấy quá tải và thiếu thời gian học tập…

- Do năng lực của học sinh có hạn, chất lượng đào tạo không đồng bộ, nhiều học sinh hổng kiến thức từ lớp dưới. Dẫn đến khả năng hiểu bài của các em rất kém, không thể hiểu được hết kiến thức từ các tài liệu. Do đó, các em không có khả năng tự học.

1.5.2. Về việc hướng dẫn tự học cho HS

Thực hiện nghiên cứu vấn đề này với HS các lớp thực nghiệm với hai câu hỏi, kết quả thu được như bảng tổng hợp dưới đây:

Câu hỏi 1:Ở trường THPT, các em có được hướng dẫn phương pháp tự học?

Câu hỏi 2: Khoảng thời gian trên lớp GV hướng dẫn tự học cho HS là: …

Bảng 1.3: Thực trạng việc hướng dẫn tự học cho HS THPT

Câu hỏi 1

Trả lời Có, rất thường

xuyên

Thỉnh thoảng Ít khi Hoàn toàn không

Số lượng 33 126 41 2

Tỉ lệ % 16,34 62,38 20,29 0,99

Câu hỏi 2 Trả lời

5 phút/ 1 tiết học

10 phút/1 tiết học

15 phút/1 tiết học

Không có

Số lượng 86 81 33 2

Tỉ lệ % 42,57 40,10 16,34 0,99

Nhìn chung, hơn 80% học sinh thừa nhận họ được hướng dẫn phương pháp tự học dù ở mức độ khác nhau. Thời gian GV thường dùng để hướng dẫn tự học là từ 5-10 phút/1 tiết học (45 phút). Điều đó cho thấy GV đã có sự quan tâm, hướng dẫn và bồi dưỡng năng lực tự học cho các em.

1.5.3. Về nội dungbiện pháp hướng dẫn tự học cho học sinh

Câu hỏi: Trong quá trình dạy học phần hóa học hữu cơ, Thầy/Cô đã thực hiện việc hướng dẫn tự học cho học sinh như thế nào?

(Các mức độ từ I đến IV được hiểu là: I– chưa từng áp dụng; II – thỉnh thoảng có áp dụng; III – thường xuyên áp dụng; IV – rất thường xuyên).

Bảng 1.4: Kết quả điều tra về nội dung, biện pháp hướng dẫn HS tự học Nội dung, biện pháp hướng dẫn

học sinh tự học

Mức độ áp dụng

I II III IV

Số lượng (tỉ lệ %)

Số lượng (tỉ lệ %)

Số lượng (tỉ lệ %)

Số lượng (tỉ lệ %) 1. Hướng dẫn HS đọc trước bài

sắp học.

5 (4,17%)

25 (20,83%)

66 (55,0%)

24 (20,0%) 2. Hướng dẫn HS tự soạn bài

mới theo vở ghi được thiết kế riêng của trường.

39 (32,5%)

27 (22,5%)

42 (35,0%)

12 (10,0%) 3. Phát bài tập của từng chương

(hoặc bài học) trước cho HS.

14 (11,67%)

34 (28,33%)

56 (46,67%)

16 (13,33%) 4. Chia nhóm HS chuẩn bị trước

từng nội dung khác nhau của bài mới.

17 (14,17%)

86 (71,67%)

15 (12,5%)

2 (1,66%) 5. Giới thiệu nguồn tư liệu khác

SGK cho HS tự tham khảo.

11 (9,17%)

69 (57,5%)

37 (30,83%)

3 (2,5%) 6. Giới thiệu một số trang

web/diễn đàn hóa học để HS tham gia.

7 (5,83%)

76 (63.33%)

37 (30,83%)

0 (0%) 7. Cung cấp cho HS đề kiểm

tra để các em tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của mình.

24 (20,0%)

57 (47,5%)

29 (24,17%)

10 (8,33%)

Biện pháp khác: …. Không có ý kiến

 Từ bảng kết quả tổng hợp các ý kiến (bảng 1.4), cho phép ta đánh giá phần nào về phương pháp dạy học sinh tự học của một số GV phổ thông hiện nay như sau:

‐ Nhiều GV mặc dù có quan tâm hướng dẫn học sinh tự học bằng nhiều biện pháp khác nhau, song về mức độ và tính chất thì vẫn chưa sâu sắc lắm, GV gần như dùng biện pháp đơn giản là nhắc nhở các em đọc trước bài sắp học và làm bài tập ở nhà; hoặc giới thiệu nguồn tài liệu (tư liệu, sách, website,...) cho HS, với cách này HS không thể biết được mình sẽ tự học cái gì, học như thế nào?

‐ Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đặc biệt quan tâm đến biện pháp thứ 2, 3 và 7. Xét từ mức độ thường xuyên áp dụng trở lên, thì biện pháp 2 có 45%, biện pháp 3 có 60%

và biện pháp 7 có 32,5% GV lựa chọn. Kết quả này cho thấy, nhiều trường hiện nay chưa có tài liệu dùng riêng cho HS, việc hướng dẫn tự học chủ yếu vẫn bằng hình thức giao bài tập về nhà, song lại chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra đánh giá quá trình tự học của các em.

Vậy, nên chăng có một tài liệu hướng dẫn tự học trong đó chứa đựng nội dung hướng dẫn cụ thể, có xác định rõ những mục tiêu (kiến thức, kĩ năng) cần đạt được khi nghiên cứu vấn đề gì (bài nào, phần nào của chương trình); có phần hướng dẫn vận dụng kiến thức (bài tập vận dụng) và đồng thời có cả khâu hướng dẫn HS tự kiểm tra – đánh giá mức độ hiểu bài, đánh giá sự tiến bộ của bản thân?

Theo tôi, điều đó là rất cần thiết. Và đó cũng là lý do tôi nghiên cứu thiết kế “Tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11” để góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho các em.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày các vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài như:

‐ Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

‐ Tự học: Khái niệm, các hình thức tự học.

‐ Hoạt động nhận thức và đặc điểm hoạt động nhận thức của HS trong quá trình tự học.

‐ Đặc điểm của xã hội tri thức và tầm quan trọng của việc tự học trong xã hội tri thức.

‐ Những khó khăn khi tự học.

‐ Nêu được những giải pháp giúp thực hiện thành công phương pháp tự học. Đặc biệt, định hướng HS áp dụng chu trình Deming (PDCA) trong quá trình tự học - một trong những biện pháp giúp HS quản lí tốt quá trình tự học của bản thân.

‐ Tài liệu tự học: khái niệm, tác dụng của tài liệu hướng dẫn tự học.

‐ Tổng quan phần hóa học hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông: ý nghĩa, tầm quan trọng của phần kiến thức hóa hữu cơ; cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ chương trình hóa học phổ thông và chương trình lớp 11 (nâng cao).

‐ Điều tra thực trạng về khả năng tự học của đa số HS THPT hiện nay; việc hướng dẫn tự học môn Hóa học ở một số trường THPT; về nội dung và biện pháp hướng dẫn tự học cho HS trong dạy học Hóa học.

‐ Từ đó đánh giá mức độ cần thiết của việc “Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11” dùng bồi dưỡng năng lực tự học cho các em học sinh THPT.

Chương 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 THPT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)