Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5. K ết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.2. K ết quả thực nghiệm về mặt định lượng
Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi cho HS hai nhóm lớp ĐC và lớp TN làm hai bài kiểm tra 1 tiết (Học kì II). Nội dung các đề kiểm tra: phụ lục 3 và 4.
Kết quả TNSP được thống kê trong các bảng dưới đây.
3.5.2.1. Tổng hợp điểm kiểm tra các lớp TN và ĐC
• Kết quả bài kiểm tra số 1:
Bảng 3.3: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 1 các lớp TN Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 1
Lớp TN Sĩ số
Điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số HS đạt điểm Xi
11A2 – Trần Phú 45 0 0 0 0 1 0 11 12 13 8
11TL1 – Ng.Huệ 49 0 0 0 4 9 10 19 6 1 0
11Toan – LVC 36 0 0 0 1 0 1 2 8 16 8
11Tin – LVC 32 0 0 0 0 0 1 8 9 12 2
11A6 – Ph.V.Đồng 44 0 0 4 5 8 7 6 7 4 3
Tổng cộng 206 0 0 4 10 18 19 46 42 46 21
Điểm TB x 7,5
Bảng 3.4: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 1 các lớp ĐC Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 1
Lớp ĐC Sĩ số
Điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số HS đạt điểm Xi
11A3 – Trần Phú 43 0 0 4 7 7 11 9 1 4 0
11TL4 – Ng.Huệ 42 0 0 1 6 7 10 12 5 1 0
11Lý – L.V.Chánh 37 0 0 0 0 1 7 8 7 12 2
11Sinh- LVC 34 0 0 0 2 2 6 9 6 5 4
11A4 – Ph.V.Đồng 48 0 2 4 10 10 5 11 5 1 0 Tổng cộng 204 0 2 9 25 27 39 49 24 23 6
Điểm TB x 6,4
• Kết quả kiểm tra bài số 2:
Bảng 3.5: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 2 các lớp TN Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 2
Lớp TN
Sĩ số
Điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số HS đạt điểm Xi
11A2 – Trần Phú 45 0 0 0 0 1 8 10 15 7 4
11TL1 – Ng.Huệ 49 0 1 1 0 10 10 8 8 8 3
11Toan – LVC 36 0 0 0 0 1 4 2 11 15 3
11Tin – LVC 32 0 0 0 1 1 4 6 6 3 11
11A6 – Ph.V.Đồng 44 0 0 2 5 7 11 12 4 3 0 Tổng cộng 206 0 1 3 6 20 37 38 44 36 21
Điểm TB x 7,3
Bảng 3.6: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 2 các lớp ĐC Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 2
Lớp ĐC Sĩ số
Điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số HS đạt điểm Xi
11A3 – Trần Phú 43 0 0 2 10 11 9 5 4 1 1
11TL4 – Ng.Huệ 42 0 0 5 6 7 10 8 3 0 3
11Lý – L.V.Chánh 37 0 0 0 0 0 5 9 9 8 6
11Sinh- LVC 34 0 0 1 1 2 7 5 8 5 5
11A4 – Ph.V.Đồng 48 0 1 10 11 11 8 7 0 0 0 Tổng cộng 204 0 1 18 28 31 39 34 24 14 15
Điểm TB x 6,2
3.5.2.2. Xử lí kết quả TNSP
• Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tíchvà đồ thị đường lũy tích Bảng 3.7: Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích (bài kiểm tra số 1)
Điểm xi
Số HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
1 0 0 0 0 0 0
2 0 2 0 1,0 0 1,0
3 4 9 1,9 4,4 1,9 5,4
4 10 25 4,9 12,3 6,8 17,7
5 18 27 8,8 13,2 15,6 30,9
6 19 39 9,2 19,1 24,8 50,0
7 46 49 22,3 24,0 47,1 74,0
8 42 24 20,4 11,8 67,5 85,8
9 46 23 22,3 11,3 89,8 97,1
10 21 6 10,2 2,9 100 100
∑ 206 204 100 100
0 20 40 60 80 100 120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đối chứng Thực nghiệm
Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1
Bảng 3.8: Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích (bài kiểm tra số 2) Điểm
xi
Số HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
1 0 0 0 0 0 0
2 1 1 0,5 0.5 0,5 0,5
3 3 18 1,5 8,8 2,0 9,3
4 6 28 2,9 13,7 4,9 23,0
5 20 31 9,7 15,2 14,6 38,2
6 37 39 18,0 19,1 32,6 57,3
7 38 34 18,4 16,7 51,0 74,0
8 44 24 21,3 11,8 72,3 85,8
9 36 14 17,5 6,9 89,8 92,7
10 21 15 10,2 7,3 100 100
∑ 206 204 100 100
0 20 40 60 80 100 120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đối chứng Thực nghiệm
Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2
• Các tham số đặc trưng thống kê:
Bảng 3.9: Điểm trung bình các bài kiểm tra của nhóm TN và nhóm ĐC Điểm trung bình (x)
Nhóm TN Nhóm ĐC
Bài kiểm tra 1 7,5 6,4
Bài kiểm tra 2 7,3 6,2
Bảng 3.10: Tổng hợp phân loại kết quả học tập – bài 1
% HS đạt điểm khá - giỏi
% HS đạt điểm TB
% HS đạt điểm yếu kém Bài kiểm
tra 1
Nhóm TN 75,2% 18,0% 6,8%
Nhóm ĐC 50,0% 32,4% 17,6%
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Yếu - kém Trung bình Khá -giỏi
TN ĐC
Hình 3.3: Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 1
Bảng 3.11: Tổng hợp phân loại kết quả học tập – bài 2
% HS đạt điểm khá - giỏi
% HS đạt điểm TB
% HS đạt điểm yếu kém Bài kiểm
tra 2
Nhóm TN 67,5% 27,7% 4,8%
Nhóm ĐC 42,7% 34,3% 23,0%
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Yếu - kém Trung bình Khá - Giỏi
TN ĐC
Hình 3.4: Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra số 2
‐ Nhóm khá - giỏi: điểm 7, 8, 9, 10.
‐ Nhóm trung bình: điểm 5, 6.
‐ Nhóm yếu kém: điểm 1, 2, 3, 4.
Bảng 3.12: Tổng hợp các tham số đặc trưng Bài kiểm
tra
x ± m S2 S V(%)
TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC
1 7,5 ± 0,12 6,4 ± 0,13 3,0 3,2 1,73 1,80 23,07 28,13 2 7,3 ± 0,13 6,3 ± 0,14 3,2 3,77 1,80 1,94 24,66 31,29 Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử student:
o Bài kiểm tra số 1:
203 ) 80 , 1 ( 205
) 73 , 1 ( ). 1 4 , 6 5 , 7 ( 1 1
). 1
( 2 2 2 2
1
+
−
= + −
−
−
=
ĐC ĐC TN
TN ĐC
TN TN
n S n
S x
x
t = 6,29
o Bài kiểm tra số 2:
203 ) 94 , 1 ( 205
) 8 , 1 ( ). 1 2 , 6 3 , 7 ( 1 1
). 1
( 2 2 2 2
2
+
−
= + −
−
−
=
ĐC ĐC TN
TN ĐC
TN TN
n S n
S x
x
t = 5,94
Tra bảng student với giá trị bậc tự do k = 206 + 204 – 2 = 408, ta có tα = 1,96.
5.3.2.3. Phân tích kết quả TNSP và kết luận
Qua các kết quả TNSP cho thấy chất lượng học tập của HS các lớp TN cao hơn HS các lớp ĐC, thể hiện cụ thể:
‐ Điểm trung bình cộng của HS các lớp TN cao hơn của HS các lớp đối chứng.
‐ Tỉ lệ %HS đạt điểm yếu kém của HS các lớp TN thấp hơn ở các lớp ĐC.
‐ Tỉ lệ %HS đạt điểm khá, giỏi của HS các lớp TN cao hơn ở các lớp ĐC.
‐ Đồ thị các đường lũy tích của các lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới các đường lũy tích của các lớp ĐC.
‐ XTN > XĐC và VTN < VĐC (bảng 3.9), chứng tỏ chất lượng các lớp TN tốt hơn và đồng đều hơn các lớp ĐC.
‐ tTN1 và tTN2 đều lớn hơn tα. Điều đó chứng tỏ sự khác nhau giữa XTNvà XĐC là có ý nghĩa.
Tất cả những lý do đó, có thể kết luận: Kết quả quá trình kiểm tra của HS các lớp TN tốt hơn các lớp ĐC. Như vậy, việc tự học với tài liệu hướng dẫn đã mang lại hiệu quả tốt hơn trong học tập.
Tóm tắt chương 3 Ở chương 3, chúng tôi trình bày các nội dung cụ thể như sau:
1. Xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung thực nghiệm sư phạm.
2. Trao đổi với giáo viên và học sinh các lớp thực nghiệm về những vấn đề liên quan.
3. Tiến hành quá trình thực nghiệm với tài liệu đã biên soạn ở 5 lớp (206 HS) thuộc 4 trường THPT, tỉnh Phú Yên và Quãng Ngãi.
4. Lấy ý kiến đánh giá của học sinh về tài liệu hướng dẫn tự học sau khi các em được học với tài liệu.
5. Xử lí, đánh giá kết quả TNSP.
Những kết quả thu được (cả về định tính và định lượng) của quá trình thực nghiệm, cho thấy:
o Tài liệu được biên soạn đã đảm bảo được những yêu cầu đặt ra của một tài hướng dẫn tự học. Tài liệu có tác dụng rõ rệt trong việc bồi dưỡng một số kĩ năng tự học môn Hóa học như: tự nghiên cứu nội dung bài học, ôn tập củng cố kiến thức, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập,… góp phần nâng cao năng lực tự học và mang lại kết quả học tập tốt hơn cho các em.
o TNSP đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu. Xác nhận khả năng ứng dụng thiết thực của “Tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11”.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành những vấn đề sau đây:
1.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài:
‐ Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
‐ Tự học: khái niệm, các hình thức tự học; tầm quan trọng của việc tự học trong xã hội tri thức.
‐ Làm rõ những đặc điểm của hoạt động nhận thức của HS trong quá trình tự học;
những khó khăn khi tự học; giải pháp giúp thành công trong tự học.
‐ Tài liệu tự học: khái niệm và tác dụng của tài liệu tự học.
1.2. Nghiên cứu tổng quan phần hóa học hữu cơ trong chương trình hóa học THPT: ý nghĩa, tầm quan trọng của phần kiến thức hóa học hữu cơ; cấu trúc phần hóa học hữu trong chương trình Hóa học phổ thông và chương trình Hóa học11 nâng cao.
1.3. Điều tra thực trạng việc bồi dưỡng phương pháp tự học (nội dung, biện pháp hướng dẫn...) cho HS trong dạy học Hóa học ở trường THPT và khả năng tự học của HS đối với 120 GV và 202 HS. Từ đó đánh giá được:
‐ Khả năng tự học của đa số HS THPT là rất thấp và cần thiết phải được quan tâm, có biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho các em thông qua từng môn học cụ thể.
‐ Nhiều trường THPT hiện nay chưa có tài liệu dùng riêng cho HS, việc hướng dẫn tự học chủ yếu vẫn bằng hình thức giao bài tập về nhà , song lại chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra đánh giá quá trình tự học của các em.
Vì vậy, chúng tôi nhận thấy việc thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học (trong đó chứa đựng nội dung hướng dẫn cụ thể, có xác định mục tiêu cần đạt được khi nghiên cứu vấn đề gì; có phần hướng dẫn HS vận dụng kiến thức và cả công cụ kiểm tra đánh giá) là cần thiết.
1.4. Xây dựng 8 yêu cầu làm cơ sở khoa học định hướng cho việc thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học. Bao gồm:
‐ Đảm bảo tính chính xác, khoa học phù hợp về nội dung kiến thức đối với đối tượng sử dụng tài liệu (HS).
‐ Đảm bảo kiến thức trọng tâm, bám sát nội dung chương trình SGK.
‐ Đảm bảo tính logic, hệ thống của kiến thức.
‐ Trình bày tinh gọn, dễ hiểu.
‐ Có tính phân hóa, cá thể hóa.
‐ Đảm bảo cho HS có thể tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập (có bộ công cụ kiểm tra đánh giá).
‐ Có tác dụng hướng dẫn (có phần hướng dẫn sử dụng rõ ràng).
‐ Đảm bảo hình thành ở HS kĩ năng tự học từ thấp lên cao, tự học từng phần cho đến tự học hoàn toàn.
1.5. Xây dựng qui trình thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học gồm 9 bước:
‐ Nghiên cứu nội dung phần hóa học hữu cơ lớp 11 (SGK) và đọc các tài liệu tham khảo có liên quan.
‐ Xác định kiến thức trọng tâm và nội dung hướng dẫn tự học.
‐ Nghiên cứu, tìm hiểu trình độ nhận thức của HS trong quá trình học tập và trong tự học.
‐ Thiết kế nội dung hướng dẫn tự học cho từng phần, hoặc bài đã chọn.
‐ Xây dựng bộ đề tự kiểm tra - đánh giá cho HS dùng trong tự học.
‐ Tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
‐ Chỉnh sửa nội dung và hình thức.
‐ Tiến hành thực nghiệm.
‐ Hoàn thành tài liệu.
1.6. Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 (nâng cao), gồm các nội dung:
+ Hướng dẫn tự học đối với một số bài học quan trọng (bài 35, 40, 43, 46, 54, 58, 61) thuộc chương trình hóa học hữu cơ lớp 11.
+ Hệ thống bài tập phù hợp với quá trình nhận thức đa cấp độ của học sinh.
+ Bộ đề giúp học sinh tự kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. Gồm: 20 đề kiểm tra thường xuyên (trắc nghiệm); 10 đề kiểm tra định kì (phối hợp trắc nghiệm và tự luận) và 10 đề kiểm tra học kì (3 đề tự luận, 7 đề trắc nghiệm).
+ Hướng dẫn học sinh tự học theo chu trình PDCA - giúp rèn kĩ năng tự học từ thấp lên cao, tự học từng phần cho đến tự học hoàn toàn.
1.7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm sử dụng tài liệu đã thiết kế ở 10 lớp 11 (với 206 HS lớp TN và 204 HS lớp ĐC) của tỉnh Phú Yên và tỉnh Quãng Ngãi. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả thiết thực của việc sử dụng tài liệu này: HS có khả năng tự học, tự rèn luyện
tốt hơn; kết quả học tập của HS những lớp TN luôn đạt chất lượng cao hơn HS các lớp ĐC. Các kết quả thu được căn bản đã xác nhận giả thuyết khoa học của đề tài.
2. KIẾN NGHỊ
Những nghiên cứu bước đầu của đề tài có mang lại kết quả đáng khích lệ về tính khả thi và hiệu quả thiết thực của Tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11. Tuy nhiên, muốn nâng tầm tác dụng của tài liệu cũng như đưa mục tiêu rèn luyện năng lực tự học cho HSđạt kết quả tốt hơn, thì còn nhiều việc phải quan tâm và phải tiếp tục nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện và củng cố chất lượng đích thực, bền vững. Muốn như vậy, tôi xin phép nêu một số kiến nghị sau đây:
2.1. Đối với giáo viên THPT:
‐ Cần chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS; có biện pháp kiểm tra, giúp đỡ các em giải quyết những khó khăn trong tự học.
‐ Cung cấp nguồn tài liệu hướng dẫn tự học phong phú cho HS; hỗ trợ các em trong việc tìm kiếm, lựa chọn tài liệu tham khảo.
‐ Tham gia nghiên cứu khoa học. Biên soạn các tài liệu chuyên môn, tài liệu hướng dẫn tự học cho HS.
2.2. Đối với các trường THPT:
‐ Tạo điều kiện để HS được sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học nhiều hơn trong nhà trường:
Đưa tài liệu vào thư viện hoặc trang web của trường để HS tham khảo; phổ biến tài liệu đến HS trong trường và khuyến khích các em sử dụng; hỗ trợ kinh phí để photo tài liệu cấp phát cho HS (nếu có thể).
‐ Khuyến khích các tổ bộ môn xây dựng tài liệu hướng dẫn tự học, xây dựng bộ đề kiểm tra – đánh giá, xây dựng các chuyên đề… góp phần làm phong phú nguồn tư liệu chuyên môn của trường, hỗ trợ tài liệu học tập cho HS để nâng cao chất lượng học tập cho các em.
‐ Khuyến khích GV tham gia công tác nghiên cứu khoa học; đồng thời có biện pháp sử dụng những thành tựu nghiên cứu được trong quá trình giảng dạy.
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
‐ Nghiên cứu bổ sung việc hướng dẫn tự học một số bài quan trọng thuộc chương đại cương và chất hữu cơ để hoàn thiện và nâng cao chất lượng “Tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11”.
‐ Trong quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT, cần tăng cường cho HS sử dụng tài liệu này đồng thời có biện pháp kiểm tra, chỉ đạo giúp HS đạt kết quả tốt hơn trong học tập.
‐ Mở rộng hướng nghiên cứu bồi dưỡng năng lực tự học cho HS thông qua nội dung chương trình Hóa học phổ thông phần Hóa học Đại cương và Hóa học Vô cơ lớp 10, 11, 12.
***
Thông qua việc nghiên cứu đề tài và từ những kết quả nghiên cứu nói trên, chúng tôi nhận thấy thiết kế các tài liệu hướng dẫn tự học là một biện pháp hữu ích trong việc bồi dưỡng phương pháp tự học - nâng cao chất lượng học tập cho HS; góp phần đáng kể trong việc thực hiện chủ trương quan trọng của đổi mới PPDH mà ngành Giáo dục đã đề ra, đó là:
tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS. Chúng tôi mong được sự góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp để tài liệu hướng dẫn tự học được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Cao Thị Thiên An (2008), Phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hóa học hữu cơ, NXB Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Duy Ái, và các cộng sự (2000), Một số vấn đề chọn lọc của hóa học, Tập 1, 2, 3. NXB Giáo dục.
3. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP.HCM.
4. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
5. Trịnh Văn Biều (2003), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP.HCM.
6. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXB Giáo dục.
7. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Hữu Đĩnh – Đặng Thị Oanh – Đặng Xuân Thư (2008), Dạy và học hóa học 11 theo hướng đổi mới, NXB Giáo dục.
9. Cao Cự Giác (2003), Bài tập lý thuyết và thực nghiệm hóa học, Tập 2 – Hóa học hữu cơ. NXB Giáo dục.
10. Cao Cự Giác (2010), Bài giảng trọng tâm – chương trình chuẩn hóa học -12, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Cao Cự Giác (2006), “Sử dụng hình vẽ mô phỏng thí nghiệm vào việc thiết kế bài tập hóa học thực nghiệm”, Tạp chí hóa học và ứng dụng – tháng 1.
12. Dương Hoàng Giang (2010), Phân loại và phương pháp giải đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực
tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11 – Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh.
14. Trần Bá Hoành, Dạy học lấy học sinh làm trung tâm – Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 96/2003.
15. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, NXB Giáo dục.
16. Nguyễn Thị Ngà (2009), Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần hóa học đại cương THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh giỏi hóa học – Luận án tiến sĩ khoa học, ĐHSP Hà Nội.
17. Nguyễn ngọc Nguyên (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT – Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh.
18. Lê Như Nguyện (2009), Rèn trí thông minh cho học sinh thông qua việc giải bài tập trong dạy học hóa học ở trường THPT – Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
19. Đặng Thị Oanh (chủ biên) (2008), Câu hỏi lý thuyết và thực nghiệm hóa học, Tập 2 – Hóa học hữu cơ, NXB Giáo dục.
20. Đặng Thị Oanh, Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng của hóa học phổ thông.
21. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – lần IX.
22. Phan Trọng Quý - Nguyễn Hoàng Hạt - Lê Kiều Anh (2006), Hóa học hữu cơ ở trường phổ thông – Các chuyên đề luyện thi đại học, NXB tổng hợp TP HCM.
23. Trần Quốc Sơn (2008), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 11-12, Tập 1, NXB Giáo dục.
24. Nguyễn Thị Sửu, Tổ chức quá trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông.
25. Nguyễn Trọng Thọ - Phạm Minh Nguyệt – Lê Văn Hồng – Vũ Minh Đức – Phan Sĩ Thuận (2005), Giải toán hóa học 12, NXB Giáo dục.
26. Nguyễn Trọng Thọ (2004), Hóa hữu cơ – Phần 1: Hiđrocacbon, NXB Giáo dục.
27. Nguyễn Trọng Thọ (2004), Hóa hữu cơ – Phần 2: Các chức hóa học, NXB Giáo dục.
28. Đỗ Văn Thông (2001), Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Trường Đại học An Giang.
29. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên – Chu kỳ III.
30. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) - Nguyễn Kỳ -Vũ Văn Tảo – Bùi Tường (1998), Quá trình Dạy – Tự học, NXB Giáo dục.