Thông tin mẫu khảo sát nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế ảnh hưởng của giá trị cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ internet băng thông rộng của viettel (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Thông tin mẫu khảo sát nghiên cứu chính thức

Số bảng câu hỏi khảo sát phát ra cho 300 khách hàng, số bảng câu hỏi thu về là 245 mẫu (chiếm 81,67%), trong đó số có 230 bảng câu hỏi hợp lệ để khảo sát (chiếm 76,67%). Nhƣ vậy số lƣợng mẫu đã đảm bảo cho các điều kiện của mô hình chính thức. 230 mẫu này đƣợc mã hóa đƣa vào phần mềm SPSS 20.0 xử lý

Loại hình dịch vụ: Hiện nay Viettel và cả những mạng khác đều có 2 loại cáp internet: Cáp đồng (ADSL) và cáp quang (FTTH), cáp đồng là loại cáp dây dẫn có lõi đồng, về kỹ thuật loại cáp này có đường truyền dẫn chậm hơn cáp quang, cáp quang là loại dây cáp có đường truyền dẫn có lõi bằng thủy tinh, giá thành khi kết nối cáp quang thường mắc hơn cáp đồng nhưng tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn. Tuy FTTH ra đời sau nhƣng do áp lực cạnh tranh cộng thêm giá cả không quá chênh lệch với cáp đồng nên người tiêu dùng đăng ký dịch vụ sau đều chọn dịch vụ FTTH, trong

khoảng thời gian ngắn 2 năm đổ lại đây, tốc độ phát triển của FTTH tăng lên đáng kể, cộng với nhiều khuyến mãi hấp dẫn mà Viettel đưa ra nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng dịch vụ FTTH, do vậy trong 2 năm thị phần FTTH so với ADSL tăng cao, trong mẫu phân tích tỷ lệ của ADSL chiếm 54.3% và FTTH chiếm 45.7% phù hợp thực tế.

Sử dụng dịch vụ khác ngoài Viettel: Trong những năm gần đây Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Quân Đội Viettel đã không ngừng cải tiếng và mở rộng địa bàn dịch vụ, nếu nhƣ cách đây 3 năm các khu vực nhƣ Bình Tân, Tân Phú, Gò Vấp, ....

mạng internet Viettel chƣa đƣợc phủ sóng thì khác hàng ở những khu vực này không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng mạng internet FPT, tuy nhiên mạng lưới mở rộng đồng thời đƣa ra nhiều gói hấp dẫn nên khác hàng khu vực này có thể dể dàng chuyển sang sử dụng mạng internet Viettel với giá thấp hơn, phù hợp hộ gia đình hoặc cá nhân. Theo mẫu thống kê, khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ mạng khác trước đây chiếm 58.3% và chưa từng sử dụng dịch vụ mạng khác ngoài Viettel chiếm 41.7%. kết quả này cho thấy sự dịch chuyển giữa các nàh mạng tương đối lớn và áp lực cạnh tranh cho các nhà mạng cũng rất cao. (Chi tiết xem Bảng 4.5)

Bảng 4.5: Thống kê mẫu quan sát nghiên cứu chính thức

Số lƣợng

Phần trăm

% hợp lệ

% lũy trích Loại dịch vụ

ADSL 125 54.3 54.3 54.3

FTTH 105 45.7 45.7 100.0

Sử dụng dịch vụ khác ngoài Viettel

Đã từng đăng ký sử dụng mạng khác trước đây 134 58.3 58.3 58.3 Chưa từng đăng ký sử dụng mạng khác trước đây 96 41.7 41.7 100.0 Giới tính

Nam 168 73.0 73.0 73.0

Nữ 62 27.0 27.0 100.0

Độ tuổi

Từ 18-35 tuổi 183 79.6 79.6 79.6

Từ 35-50 tuổi 39 17.0 17.0 96.5

Trên 50 tuổi 8 3.5 3.5 100.0

Trình độ học vấn

Trung học phổ thông/ trung cấp 45 19.6 19.6 19.6

Cao đẳng/ Đại học 139 60.4 60.4 80.0

Sau đại học 46 20.0 20.0 100.0

Nghề nghiệp

Còn đi học, giảng dạy, nghiên cứu 18 7.8 7.8 7.8

Nhân viên, công nhân, lao động phổ thông 81 35.2 35.2 43.0

Chủ doanh nghiệp 49 21.3 21.3 64.3

Kinh doanh dịch vụ internet 28 12.2 12.2 76.5

Nghề nghiệp khác 54 23.5 23.5 100.0

Thu nhập

Dưới 5 triệu 35 15.2 15.2 15.2

Từ 5-10 triệu 124 53.9 53.9 69.1

Từ 10-20 triệu 51 22.2 22.2 91.3

Trên 20 triệu 20 8.7 8.7 100.0

Thời gian sử dụng dịch vụ internet

Dưới 3 tháng 23 10.0 10.0 10.0

Từ 3-12 tháng 78 33.9 33.9 43.9

Trên 12 tháng 129 56.1 56.1 100.0

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Về giới tính: Theo mẫu thống kê, nam chiếm 73% và nữ chiếm 27%, do lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện nên kết quả thống kê cho thấy không có sự cân bằng giới tính trong mẫu quan sát, tính đại diện của giới tính trong mẫu không cao.

Độ tuổi: Có 3 nhóm tuổi chính trong mẫu khảo sát này, nhóm từ 18-35 tuổi chiếm tỷ trọng 79.6%, nhóm từ 35-50 tuổi chiếm 17% và nhóm trên 50 tuổi chiếm 3.5%, nhƣ vậy nhóm từ 18-35 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất, đây là nhóm trong độ tuổi lao động cao và năng động.

Trình độ học vấn: Theo mẫu khảo sát, trình độ đƣợc chia làm 3 nhóm, nhóm trung học phổ thông/ trung cấp chiếm 19.6%, nhóm cao đẳng/ đại học chiếm 60.4% và nhóm sau đại nhọc 20%.

Nghề nghiệp: Vì dịch vụ intermet là một hoạt động có thể kinh doanh cá thể và đây là loại hình kinh doanh khá phổ biến ở Việt Nam, nên nghề nghiệp đƣợc chia làm 5 nhóm chính: Nhóm còn đi học, giảng dạy, nghiên cứu thường xuyên phải sử dụng dịch vụ internet để phục vụ công tác học tập nghiêm cứu của mình và công việc của họ thường là gửi văn bản, tài liệu, tìm kiếm trên các trang web, hoặc thi thập tài liệu từ báo, sách online, nhóm này chiếm 7.8%, Nhóm thứ 2 là nhân viên, công nhân, lao động phổ thông, tùy tính chất công việc tần suất họ sử dụng dịch vụ internet nhiều hay ít, nhóm này chiếm 35.2%, chủ doanh nghiệp chiếm 21.3%, kinh doanh dịch vụ internet chiếm 12.2% và các nghê nghiệp khác chiếm 23.5%. Vì hiện nay cuộc sống hiện đại gần nhƣ tất cả đều phải sử dụng internet phụ vụ cho hoạt động công việc, cá nhân, nên internet không còn quá xa lạ đối với người tiêu dùng.

Thu nhập: Thu nhập được chia làm 4 nhóm, nhóm có thu nhập từ dưới 5 triệu chiếm 15.2%, nhóm này thường là những người lao động phổ thông hoặc làm sinh viên còn đang đi học. Nhóm có mức thu nhập cao hơn 5-10 triệu chiếm 53.9%, nhóm này chiếm tỷ lệ cao nhất, mức thu nhập này thường tập trung ở đối tượng là nhân viên văn phòng. Nhóm có thu nhập từ 10-20 triệu chiếm 22.2% thường là nhóm thuộc cấp lãnh đạo bậc trung hoặc những hộ kinh doanh. Nhóm cuối cùng có thu nhập trên 20 triệu chiếm 8.7%.

Thời gian sử dụng dịch vụ internet: Đối tƣợng sử dụng dịch vụ internet của Viettel dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ 10%, nhóm từ 3 đến 12 tháng chiếm 33.9% và nhóm trên 12 tháng chiếm 56% là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế ảnh hưởng của giá trị cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ internet băng thông rộng của viettel (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)