Kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế ảnh hưởng của giá trị cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ internet băng thông rộng của viettel (Trang 68 - 73)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Kiểm định thang đo

4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Hệ số Cronbach‟s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau ( Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Cronbach‟s Alpha sẽ loại bỏ những thang đo (biến quan sát) của khái niệm không phù hợp. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo đạt yêu cầu khi Cronbach‟s Alpha lớn hơn 0,6 (Nunnally &

Burnstein (1994)). Một thang đo có độ tin cậy tốt khi Cronbach‟s Alpha nằm trong khoảng [0,7 – 0,8]. Hệ số Cronbach‟s Alpha quá lớn (α > 0.95) cho thấy có nhiều biến thiên trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Hiện tƣợng này đƣợc gọi là hiện tƣợng trùng lắp trong đo lường (redundancy) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả kiểm định độ tin cậy của các khái niệm nghiên cứu nhƣ sau:

Từ Bảng 4.6 cho thấy, các thang đo đều có hệ số Cronbach‟s Alpha lớn hơn 0.7 và nhỏ hơn 0.95, hệ số Cronbach‟s Alpha thấp nhất ở biến: Chất lƣợng cảm nhận (0.820) và cao nhất ở biến: Ý định hành vi (0.903). Hệ số tương quan biến tổng của từng quan sát đều lớn hơn 0.3, vì vậy không thang đo nào bị loại. Nhƣ vậy, các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và phù hợp đưa vào phân tích nhân tố ở bước tiếp theo.

Bảng 4.6: Đánh giá độ tin cậy các thang đo trong nghiên cứu chính thức

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến phương sai thang

đo nếu loại biến Hệ số tương

quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpah nếu loại biến Chất lƣợng cảm nhận (clcn) - Cronbach's Alpha: .820

clcn1 14.92 9.435 .649 .777

clcn2 15.07 9.109 .643 .776

clcn3 14.87 8.903 .654 .773

clcn4 14.90 9.257 .508 .819

clcn5 14.97 8.908 .629 .780

Phản ứng cảm xúc (pucx) - Cronbach's Alpha: .870

pucx1 11.08 4.871 .704 .841

pucx2 11.07 5.227 .674 .852

pucx3 11.04 4.880 .788 .808

pucx4 11.11 4.817 .727 .832

Giá cả tiền tệ (gctt) - Cronbach's Alpha: .847

gctt1 14.10 6.506 .579 .835

gctt2 14.08 5.933 .679 .809

gctt3 14.13 5.910 .716 .799

gctt4 14.02 5.576 .682 .810

gctt5 13.68 6.595 .636 .822

Giá cả hành vi ( gchv) - Cronbach's Alpha: .0855

gchv1 15.21 7.155 .626 .836

gchv2 15.29 6.852 .693 .818

gchv3 15.36 6.423 .746 .803

gchv4 15.07 7.270 .683 .821

gchv5 15.33 7.839 .605 .841

Danh tiếng dịch vụ (dtdv) - Cronbach's Alpha: .834

dtdv1 11.07 4.449 .640 .800

dtdv2 11.41 4.601 .658 .792

dtdv3 11.30 4.515 .651 .795

dtdv4 10.95 4.159 .704 .771

Giá trị cảm nhận (gtcn) - Cronbach's Alpha: .831

gtcn1 11.80 4.178 .587 .819

gtcn2 11.61 4.012 .726 .757

gtcn3 11.53 4.015 .703 .767

gtcn4 11.72 4.079 .626 .802

Sự hài lòng của khách hàng (hldv) - Cronbach's Alpha: .842

hldv1 10.67 3.732 .737 .773

hldv2 10.73 4.327 .616 .826

hldv3 10.78 4.339 .613 .827

hldv4 10.50 3.640 .749 .767

Ý định hành vi (ydhv) - Cronbach's Alpha: .903

ydhv1 10.96 5.168 .724 .894

ydhv2 10.90 4.662 .795 .870

ydhv3 10.83 4.811 .808 .865

ydhv4 10.85 4.729 .802 .867

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Mục tiêu phân tích nhân tố khám phá (EFA) là đánh giá giá trị hội tụ (convergent validity) và giá trị phân biệt (discriminant validity) và đồng thời thu gọn các tham số ƣớc lƣợng theo từng nhóm biến. Để đánh giá thang đo bằng EFA trong phần mềm SPSS 20.0 cần 5 điều kiện sau:

Kiểm định Bartlett: dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị (I) hay không. Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê khi Sig< 0.05. Điều này chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Kiểm định KMO: KMO là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ só tương quan giữa các biến đo lường với độ lớn của hệ số tương quan riêng phần của chúng (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trích từ Norusis, 1994). Hệ số KMO càng lớn càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hệ số KMO phải đạt giá trị từ 0.5 trở lên (KMO ≥ 0.5) thể hiện phân tích là phù hợp. Hệ số KMO<0.5 thì không thể chấp nhận đƣợc (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trích từ Kaiser, 1974).

Chỉ số Eigenvalue: Thể hiện phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố. Số lƣợng nhân tố đƣợc xác định ở nhân tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 (≥ 1) và những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại ra khỏi mô hình. (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên, nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng và sai số (từ 60% trở lên đƣợc coi là tốt) (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Hệ số tải nhân tố (Factor loading): Là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (0.4 ≤ factor loading < 0.5 đƣợc xem là quan trọng; factor loading > 0.5 đƣợc xem là có ý nghĩa thực tiễn). Để đạt giá trị phân biệt, khác biệt giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 (λiA – λiB ≥0.3).

Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét giá trị nội dung của nó trước khi ra quyết định loại bỏ hay không loại bỏ một biến đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

4.4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích nhân tố là phương pháp Principal components với phép xoay Varimax cho tất cả các biến độc lập:

- Chất lƣợng cảm nhận từ dịch vụ (clcn) gồm 5 biến: clcn1, clcn2, clcn3, clcn4, clcn5 - Phản ứng cảm xúc (pucx): pucx1, pucx2, pucx3, pucx4.

- Giá cả mang tính tiền tệ (gctt): gctt1, gctt2, gctt3, gctt4, gctt5.

- Giá cả hành vi (gchv): gchv1, gchv2, gchv3, gchv4, gchv5.

- Danh tiếng dịch vụ (dtdv): dtdv1,dtdv2, dtdv3, dtdv4.

Vì mô hình 2 cấp, để đánh giá giá trị phân biệt giữa các thanh đo trên với thang đo sự hài lòng của khách hàng nên tác giả đƣa vào phân tích nhân tố thêm 2 khái niệm:

- Giá trị cảm nhận (gtcn): gtcn1, gtcn2, gtcn3, gtcn4.

- Đánh giá sự hài lòng của khách hàng (hldv): hldv1, hldv2, hldv3, hldv4.

Ở lần 1 bao gồm 31 biến quan sát đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố, kết quả phân tích EFA ở Bảng 4.7 cho thấy, hệ số KMO: 0.892 >0.5, kiểm định Bartlett đạt yêu cầu với mức ý nghĩa Sig: 0.000< 0.05, nhƣ vậy các biến quan sát phù hợp trong phân tích EFA. Trong kiểm định Eigenvalues, hệ số Eigenvalues đạt 1.012>1 và dừng lại ở nhân tố thứ 7, tổng phương sai trích đạt 68.376>50%, như vậy mô hình rút trích được 7 nhân tố, số lƣợng nhân tố rút trích bằng với số nhân tố đƣợc đƣa vào ban đầu.

Trong bảng trọng số nhân tố, hệ số tải nhân tố đều đạt trên 0.5, thấp nhất ở biến gctt5: 0.598 ( Chi phí đăng ký sử dụng dịch vụ internet Viettel rẻ), và cao nhất ở biến dtdv4 ( Thương hiệu Viettel gắn liền với Quân đội), chênh lệc giữa các nhân tố đều lớn hơn 0.3. Như vậy các quan sát đều đạt yêu cầu và phù hợp ở bước phân tích tiếp theo.

Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố 31 biến quan sát trong nghiên cứu chính thức

Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7

gchv3 .795

gchv4 .791

gchv2 .787

gchv1 .719

gchv5 .600

clcn3 .706

clcn2 .689

clcn5 .675

clcn1 .664 .305

clcn4 .302 .652

gctt3 .831

gctt2 .789

gctt4 .360 .703

gctt1 .647 .309

gctt5 .598

pucx4 .755 .327

pucx1 .751

pucx3 .317 .688

pucx2 .301 .638

hldv3 .773

hldv2 .768

hldv4 .766

hldv1 .759

dtdv4 .838

dtdv2 .796

dtdv3 .791

dtdv1 .300 .726

gtcn2 .753

gtcn1 .739

gtcn3 .327 .320 .636

gtcn4 .327 .635

Cronbach's Alpha

.855 0.82 .847 .870 .842 .834 0.831 Kiểm định KMO: .892

Kiểm định Bartlett có Sig.: .000 Hệ số Eigenvalues: 1.012 Tổng phương sai trích: 68.376

Nguồn: Tác giả tổng hợp 4.4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc

Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc: Ý định hành vi của khách hàng ( ydhv) gồm 4 biến quan sát: ydhv1, ydhv2, ydhv3, ydhv4, kết quả phân tích trong Bảng 4.8 cho thấy chỉ rút trích được 1 nhân tố với hệ số Eigenvalues 3.097>1 và tổng phương sai trích đạt

0.809>0.50, hệ số tải nhân tố đều đạt từ 0.840 > 0.50. Nhƣ vậy các thang đo biến phụ thuộc đều đạt yêu cầu và không loại bỏ biến nào.

Bảng 4.8 : Kết quả phân tích biến phụ thuộc trong nghiên cứu chính thức

Nhân tố 1

ydhv3 .897

ydhv4 .894

ydhv2 .888

ydhv1 .840

Hệ số Crobach's Alpha: .903 Hệ số KMO: .809

Kiểm định Bartlett với Sig: .000 Hệ số Eigenvalues: 3.097 Tổng phương sai trích: 77.430

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Qua phân tích nhân tố khám phá, các thang đo đều đạt yêu cầu và giữ nguyên không loại bỏ thang đo nào, gồm có 35 thang đo với 8 nhân tố. Các thang đo này sẽ đƣợc tính toán và sử dụng cho bước phân tích tương quan và hồi quy bội ở bước tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế ảnh hưởng của giá trị cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ internet băng thông rộng của viettel (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)