Kiểm định sự khác biệt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế ảnh hưởng của giá trị cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ internet băng thông rộng của viettel (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7. Kiểm định sự khác biệt

4.7.1. Kiểm định sự khác biệt trung bình mẫu theo nhóm giới tính khách hàng Theo bảng 4.5 mô tả về giới tính ta thấy có có 168 mẫu là nam giới chiếm 73%, còn lại là 62 nữ chiếm 27%, hai nhóm độc lập, định tính nên ta sử dụng phép kiểm định Independent – Sample T – Test.

Giả thuyết H0 : Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của tổng thể giữa nam và nữ trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận khách hàng.

Giả thuyết H1 : Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của tổng thể giữa nam và nữ trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi khách hàng.

Kết quả trong phụ lục 8 cho thấy:

Đối với giá trị cảm nhận khách hàng:

- Kiểm định Levene, giá trị Sig.= 0.241 > 0.05 thì phương sai giữa hai nhóm giới tính của khách hàng bằng nhau.

- Kiểm định T với Sig.= 0.01 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0.

Đối với ý định hành vi khách hàng:

- Kiểm định Levene, giá trị Sig.= 0.21 > 0.05 thì phương sai giữa hai nhóm giới tính của khách hàng bằng nhau.

- Kiểm định T với Sig.= 0.98 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H1.

Kết luận : Có sự khác nhau giữa nhóm khách hàng nam và nữ trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận khách hàng ; không có sự khác nhau giữa nhóm khách hàng nam và nữ trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi khách hàng.

4.7.2. Kiểm định sự khác biệt trung bình mẫu theo nhóm độ tuổi khách hàng Theo bảng 4.5 mô tả về độ tuổi ta thấy mẫu đƣợc phân thành 3 nhóm định tính nên ta sử dụng phép kiểm định là phân tích phương sai Anova.

Giả thuyết H0 : Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của tổng thể giữa các nhóm tuổi khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận khách hàng.

Giả thuyết H1 : Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của tổng thể giữa các nhóm tuổi khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi khách hàng

Kết quả trong phụ lục 8 cho thấy:

Đối với giá trị cảm nhận khách hàng:

- Kiểm định Levene, giá trị Sig.= 0.650 > 0.05 thì phương sai giữa các nhóm độ tuổi của khách hàng bằng nhau.

- Kiểm định Anova có F= 2.132 và Sig.= 0.121 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H0.

Đối với ý định hành vi:

- Kiểm định Levene, giá trị Sig.= 0.123 > 0.05 thì phương sai giữa các nhóm độ tuổi của khách hàng bằng nhau.

- Kiểm định Anova có F= 1.281 và Sig.= 0.280 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H1.

Kết luận : Không có sự khác nhau giữa các nhóm độ tuổi khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận khách hàng và ý định hành vi khách hàng.

4.7.3. Kiểm định sự khác biệt trung bình mẫu theo nhóm trình độ học vấn khách hàng

Theo bảng 4.5 mô tả về trình độ học vấn khách hàng ta thấy mẫu đƣợc phân thành 3 nhóm định tính nên ta sử dụng phép kiểm định là phân tích phương sai Anova.

Giả thuyết H0 : Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của tổng thể giữa các nhóm trình độ học vấn khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận khách hàng.

Giả thuyết H1 : Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của tổng thể giữa các nhóm trình độ học vấn khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi khách hàng

Kết quả trong phụ lục 8 cho thấy:

Đối với giá trị cảm nhận khách hàng:

- Kiểm định Levene, giá trị Sig.= 0.158 > 0.05 thì phương sai giữa các nhóm trình độ học vấn của khách hàng bằng nhau.

- Kiểm định Anova có F= 2.581 và Sig.= 0.78 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H0.

Đối với ý định hành vi:

- Kiểm định Levene, giá trị Sig.= 0.270 > 0.05 thì phương sai giữa các nhóm trình độ học vấn của khách hàng bằng nhau.

- Kiểm định Anova có F= 0.374 và Sig.= 0.688 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H1.

Kết luận : Không có sự khác nhau giữa các nhóm trình độ học vấn của khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận khách hàng và ý định hành vi khách hàng.

4.7.4. Kiểm định sự khác biệt trung bình mẫu theo nhóm nghề nghiệp của khách hàng

Theo bảng 4.5 mô tả về nghề nghiệp của khách hàng ta thấy mẫu đƣợc phân thành 4 nhóm định tính nên ta sử dụng phép kiểm định là phân tích phương sai Anova.

Giả thuyết H0 : Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của tổng thể giữa các nhóm nghề nghiệp của khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận khách hàng.

Giả thuyết H1 : Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của tổng thể giữa các nhóm nghề nghiệp của khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi khách hàng

Kết quả trong phụ lục 8 cho thấy:

Đối với giá trị cảm nhận khách hàng:

- Kiểm định Levene, giá trị Sig.= 0.302 > 0.05 thì phương sai giữa các nhóm nghề nghiệp của khách hàng bằng nhau.

- Kiểm định Anova có F= 1.176 và Sig.= 0.322 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H0.

Đối với ý định hành vi:

- Kiểm định Levene, giá trị Sig.= 0.442 > 0.05 thì phương sai giữa các nhóm nghề nghiệp của khách hàng bằng nhau.

- Kiểm định Anova có F= 0.355 và Sig.= 0.840 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H1.

Kết luận : Không có sự khác nhau giữa các nhóm nghề nghiệp của khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận khách hàng và ý định hành vi khách hàng.

4.7.5. Kiểm định sự khác biệt trung bình mẫu theo nhóm thu nhập của khách hàng Theo bảng 4.5 mô tả về thu nhập của khách hàng ta thấy mẫu đƣợc phân thành 4 nhóm định tính nên ta sử dụng phép kiểm định là phân tích phương sai Anova.

Giả thuyết H0 : Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của tổng thể giữa các nhóm thu nhập của khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận khách hàng.

Giả thuyết H1 : Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của tổng thể giữa các nhóm thu nhập của khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi khách hàng

Kết quả trong phụ lục 8 cho thấy:

Đối với giá trị cảm nhận khách hàng:

- Kiểm định Levene, giá trị Sig.= 0.553 > 0.05 thì phương sai giữa các nhóm thu nhập của khách hàng bằng nhau.

- Kiểm định Anova có F= 1.001 và Sig.= 0.393 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H0.

Đối với ý định hành vi:

- Kiểm định Levene, giá trị Sig.= 0.325 > 0.05 thì phương sai giữa các nhóm thu nhập của khách hàng bằng nhau.

- Kiểm định Anova có F= 0.638 và Sig.= 0.591 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H1.

Kết luận : Không có sự khác nhau giữa các nhóm thu nhập của khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận khách hàng và ý định hành vi khách hàng.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4

Trong chương 4, các thang đo được đánh giá thông qua độ tin cậy Cronbach‟s Alpha cho từng khái niệm bao gồm 35 biến quan sát, trong nghiên cứu chính thức thì các biến quan sát này đều đạt độ tin cậy. Kết quả phân tích nhân tố EFA không loại biến nào số lƣợng các khái niệm vẫn đƣợc giữ nguyên theo mô hình của nghiên cứu sơ bộ định lƣợng.

Trong phân tích hồi quy bội ở mô hình 1, có 5 biến độc lập: Chất lƣợng cảm nhận, giá cả tiền tệ, phản ứng cảm xúc, giá cả hành vi, danh tiếng dịch vụ và 1 biến phụ thuộc: Giá trị cảm nhận, bao gồm 4 nhân tố tác động đến giá cả cảm nhận và danh tiếng dịch vụ không có tác động đến giá trị cảm nhận trong mẫu quan sát này.

Trong phân tích hồi quy bội ở mô hình số 2, 2 biến độc lập gồm: Giá trị cảm nhận, sự hài long dịch vụ và biến phụ thuộc: Ý định hành vi, cả hai biến này đều tác động dương và cùng chiều đến Ý định hành vi trong mẫu nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế ảnh hưởng của giá trị cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ internet băng thông rộng của viettel (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)