CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan về kết quả điều tra mẫu phân tích
Dựa trên các yêu cầu và thiết kế nghiên cứu đã đặt ra ở các chương trước, tác giả thực hiện điều tra khảo sát và trực tiếp phát bảng khảo sát với đối tượng nghiên cứu là những nhân viên kinh doanh đang làm việc tại Tp HCM. Kết quả thu được 241 phiếu điều tra đạt yêu cầu trong tổng số 250 phiếu thu về, số lượng này đủ để phân tích và có ý nghĩa thống kê trong đề tài nghiên cứu.
4.1.1. Đặc điểm cá nhân đại diện khảo sát
Nhìn chung, mẫu điều tra thu được đã đáp ứng yêu cầu phản ánh tình hình thực tế và những vấn đề xung quanh đặc điểm công việc của nhân viên kinh doanh.
Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân tích dữ liệu và thiết lập các mô hình nghiên cứu.
Nhân viên kinh doanh là nghề nghiệp không đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe như những ngành nghề khác. Công việc này thu hút nhiều đối tượng tham gia, họ khác biệt nhau nên những vấn đề cá nhân của họ cũng trở nên phức tạp hơn. Vì thế, khi nghiên cứu về nhân viên kinh doanh, cần phải tiếp cận những thông tin xung quanh họ như tuổi tác, chức vụ, thu nhập ...
Thống kê chung về thông tin điều tra cho thấy tỷ lệ nam nữ có sự chênh lệch, với khoảng 63,1% là nam và 36,9% là nữ, phản ánh tình hình khảo sát thực tế. Mẫu khảo sát đa phần từ những nhân viên kinh doanh thuộc ngành hàng tiêu dùng, giải khát, thiết bị vi tính, phân bón, mà đặc thù của nhóm ngành này có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.
Về độ tuổi, đối tượng được khảo sát có độ tuổi từ 20 – 29 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 69,7%, kế đến 26,1% người được khảo sát có độ tuổi từ 30 – 39 tuổi, còn lại 4,1% là đối tượng có độ tuổi từ 40 trở lên (Hình 4.1). Kết quả khảo sát cho thấy
nhân viên kinh doanh đa phần là những ngưởi trẻ tuổi, họ năng động, nhiệt huyết nhưng cũng có nhiều bất đồng hơn với tổ chức.
Hình 4. 1 – Đặc điểm về độ tuổi của nhân viên kinh doanh
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát Về chức vụ, đối tượng được khảo sát giữ chức vụ nhân viên chiếm phần lớn với 69,7%, kế đến 14,5% người được khảo sát giữ chức vụ trưởng/phó phòng và còn lại là 15,8% đối tượng giữ những chức vụ khác (Hình 4.2). Khi giữ những chức vụ khác nhau thì nhiệm vụ, tính chất công việc và áp lực của họ cũng khác nhau.
Điều này dẫn đến mức độ quan tâm khác nhau của tổ chức khi giải quyết vấn đề căng thẳng và hài lòng của nhân viên.
Hình 4. 2 – Đặc điểm về chức vụ của nhân viên kinh doanh
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
Về thu nhập, đa số đối tượng được khảo sát có thu nhập bình quân dưới 10 triệu đồng/tháng (chiếm 68,5%), kế đến là nhóm có thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/tháng (chiếm 19,5%), chiếm 6,2% là nhóm có thu nhập từ 16 – 20 triệu đồng/tháng và nhóm có thu nhập trên 20 triệu đồng (chiếm 5,8%).
Hình 4. 3 – Đặc điểm về thu nhập của nhân viên kinh doanh
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy có sự tương đồng trong tỉ lệ giữa ba đặc điểm cá nhân, họ đa phần là những người trẻ tuổi, phần lớn giữ chức vụ nhân viên kinh doanh và cũng là nhóm có thu nhập thấp nhất trong mẫu khảo sát. Sự tương đồng này phần nào phác thảo được những thông tin sơ nét về họ. Tóm lại, với các thông tin cá nhân được thu thập trong mẫu khảo sát bao gồm: giới tính, độ tuổi, chức vụ và thu nhập, tất cả đều có tác động đến sự quan tâm của tổ chức khi đối diện với vấn đề căng thẳng và hài lòng của nhân viên kinh doanh. Như vậy, xét về độ tin cậy từ đặc điểm cá nhân đại diện trả lời phiếu khảo sát, kết quả cho thấy dữ liệu điều tra của đề tài là đủ độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.
4.1.2. Thống kê về các nhân tố trong mô hình nghiên cứu
Kết quả thống kê cho thấy, phần lớn các đối tượng khảo sát đều cho rằng các nhân tố thuộc thành phần căng thẳng có tác động tiêu cực đến sự hài lòng trong công việc. Trong đó, mức độ đồng ý cao nhất giữ 53,1% là tác động của Áp lực chỉ tiêu tài chính với mức điểm trung bình đạt 4,52/7, còn mức độ đồng ý thấp nhất giữ 33,6% là nhân tố Mối quan hệ bất hòa chỉ đạt mức điểm trung bình là 3,74/7.
Tiếp theo, mức độ đồng ý đối với mối quan hệ ngược chiều giữa Xung đột vai trò và hài lòng trong công việc cũng có tỉ lệ khá cao với 48,9% và mức điểm trung bình đạt 4,29/7. Còn với số điểm 4,15/7 là điểm trung bình của nhân tố Quá tải vai trò với mức độ đồng ý là 44,2%. Trong khi đó, tác động của nhân tố Xung đột công việc và gia đình có mức độ động ý là 41,3% với mức điểm trung bình đạt 3,93/7 (Bảng 4.1).
Bảng 4. 1 – Thống kê về các nhân tố trong mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát Kết quả thống kê cũng cho thấy, phần lớn các đối tượng khảo sát cho rằng tổ chức thiếu sự quan tâm dành cho họ, với mức độ phủ nhận sự quan tâm của tổ chức chiếm 55,1% và có điểm trung bình thấp nhất trong các nhân tố 3,33/7. Điều này cho thấy các đối tượng khảo sát đều có nhận thức là sự quan tâm của tổ chức chưa làm họ thật sự hài lòng.
Khi các yếu tố căng thẳng được khẳng định là có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng và đối tượng khảo sát không cảm nhận được sự quan tâm của tổ chức thì tất nhiên là họ sẽ không hài lòng với công việc hiện tại. Và đây là kết quả chứng minh điều đó, với chỉ 28,7% đối tượng khảo sát hài lòng với công việc hiện tại trong khi có đến 41,8% trả lời là không hài lòng.
Các nhân tố Trung bình Độ lệch
chuẩn
Mức độ đồng ý
Mức độ phủ nhận
Xung đột vai trò 4,29 1,19 48,9% 33,7%
Quá tải vai trò 4,15 1,15 44,2% 35,9%
Mối quan hệ bất hòa 3,74 1,20 33,6% 44,5%
Xung đột công việc và gia đình 3,93 1,24 41,3% 40,1%
Áp lực chỉ tiêu tài chính 4,52 1,27 53,1% 27,3%
Sự quan tâm của tổ chức 3,33 1,17 19,9% 55,1%
Sự hài lòng trong công việc 3,84 0,92 28,7% 41,8%
Với kết quả trên, tác giả đi sâu vào từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu để tìm hiểu biến quan sát nào được đánh giá là có ảnh hưởng chặt chẽ nhất đến sự hài lòng, từ đó giúp nghiên cứu định dạng được sơ bộ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kinh doanh.
Bảng 4. 2 – Các biến quan sát ảnh hưởng chặt chẽ nhất đến sự hài lòng
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát Các biến quan sát trong Bảng 4.2 bao gồm: không thể làm hài lòng tất cả mọi người, có quá ít thời gian để giải quyết công việc, quản lý có nhiều yêu cầu quá mức, có quá ít thời gian dành cho gia đình, và khó đạt được doanh số do thị trường khó khăn, kinh tế khủng hoảng là những biến quan sát có ảnh hưởng chặt chẽ nhất đến sự hài lòng vì có mức độ đồng ý và điểm đánh giá cao nhất đối với mối quan hệ ngược chiều giữa căng thẳng và hài lòng trong công việc.
Hai biến quan sát còn lại là: tổ chức rất tự hào về thành tựu của nhân viên kinh doanh trong công việc và sẵn lòng nỗ lực cao hơn để đóng góp cho công ty là những biến quan sát có ảnh hưởng chặt chẽ nhất đến sự hài lòng vì có mức độ phủ nhận cao nhất đối với những hỗ trợ thực tế từ tổ chức. Sự quan tâm của tổ chức chưa làm cho nhân viên nhận thức được điều đó.
Các biến quan sát Thang đo Đánh
giá
Trung bình 1. Không thể làm hài lòng tất cả mọi người Xung đột vai trò 5,02 4,29 2. Có quá ít thời gian để giải quyết công việc Quá tải vai trò 4,35 4,15 3. Quản lý có nhiều yêu cầu quá mức Mối quan hệ bất hòa 3,92 3,74 4. Có quá ít thời gian dành cho gia đình XĐ Công việc và gia đình 4,53 3,93 5. Khó đạt được doanh số do thị trường khó
khăn, kinh tế khủng hoảng
Áp lực chỉ tiêu tài chính 4,96 4,52
6. Tổ chức rất tự hào về thành tựu của nhân viên kinh doanh trong công việc
Sự quan tâm của tổ chức 3,27 3,33
7. Sẵn lòng nỗ lực cao hơn để đóng góp cho công ty
Hài lòng trong công việc 3,62 3,84