Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động từ sự quan tâm của tổ chức lên mối quan hệ căng thẳng và hài lòng trong công việc của nhân viên kinh doanh tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 62)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định thang đo

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được tiến hành theo phương pháp phân tích nhân tố chính Principal Components với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1 cho 35 biến quan sát.

(1) Phân tích EFA các thành phần căng thẳng trong công việc

Kết quả sau khi loại bỏ 5 biến quan sát ở lần phân tích nhân tố thứ nhất, còn 20 quan sát được tiếp tục đưa vào phân tích một lần nữa theo điều kiện như trên.

Kết quả kiểm định Barlett’s cho thấy, giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0,000), đồng thời hệ số KMO=0,79 chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp.

Theo kết quả EFA trong bảng ma trận thành phần xoay (Rotated Component Matrix) (Bảng 4.4) 20 quan sát của 5 nhân tố thành phần căng thẳng ban đầu theo lý thuyết đã phân thành 6 nhân tố. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số Factor loading đạt chuẩn, lớn hơn 0,5.

Bảng 4. 4 – Kết quả phân tích EFA cho các thành phần căng thẳng Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 Nhân tố 5 Nhân tố 6

BH2 0,810

BH4 0,728

BH3 0,696

BH1 0,589

BH5 0,564

GD4 0,835

GD3 0,812

GD5 0,644

GD2 0,626

TC1 0,848

TC3 0,807

TC2 0,746

XD3 0,836

XD2 0,734

XD4 0,734

WT4 0,813

WT3 0,785

WT2 0,724

TC5 0,855

TC4 0,845

Các kiểm định

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,79

Sig Bartlett's Test of Sphericity 0,00

Total Variance Explained 67,60

Eigenvalues 1,15

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát

Nhân tố thứ nhất bao gồm 05 biến quan sát: BH2, BH4, BH3, BH1, BH5 và được đặt tên là Mối quan hệ bất hòa (Ký hiệu: BH).

Nhân tố thứ hai bao gồm 04 biến quan sát: GD4, GD3, GD5, GD2 và được đặt tên là Xung đột công việc và gia đình (Ký hiệu: GD).

Nhân tố thứ ba bao gồm 03 biến quan sát: TC1, TC3, TC2 và được đặt tên là Áp lực chỉ tiêu doanh số (Ký hiệu: DS).

Nhân tố thứ tư bao gồm 03 biến quan sát: XD3, XD2, XD4 và được đặt tên là Xung đột vai trò (Ký hiệu: XD).

Nhân tố thứ năm bao gồm 03 biến quan sát: WT4, WT3, WT2 và được đặt tên là Quá tải vai trò (Ký hiệu: WT).

Nhân tố thứ sáu bao gồm 02 biến quan sát được tách ra từ thang đo Áp lực chỉ tiêu tài chính (TC), việc tách thành hai thang đo này được hiểu là có sự khác biệt giữa chỉ tiêu doanh số và chỉ tiêu công nợ trong công việc của nhân viên kinh doanh ở Tp HCM, mặc dù chúng cùng được hiểu là vấn đề tài chính thuộc phạm vi trách nhiệm trong công việc: Khó khăn trong việc thu hồi đủ công nợ (TC5), Khó khăn trong việc thu hồi công nợ đúng hạn (TC4). Nhân tố này được đặt tên lại là Áp lực chỉ tiêu công nợ (Ký hiệu: CN).

Như vậy, trong quá trình phân tích nhân tố khám phá (EFA), năm biến quan sát không thỏa mãn tiêu chuẩn hệ số factor loading > 0,5 gồm GD1: Phải đi công tác xa nhiều ngày của nhân tố Xung đột công việc và gia đình, WT5: Phải gọi/nhận quá nhiều cuộc gọi và WT1: Phải đảm nhận quá nhiều công việc thuộc nhân tố Quá tải vai trò, XD1: Phải làm việc với những nhóm có cách làm việc khác nhau và XD5: Không thể làm hài lòng tất cả mọi người thuộc nhân tố Xung đột vai trò. Năm biến quan sát này bị loại khỏi thang đo đo lường cho nhân tố của nó và các phân tích tiếp theo.

(2) Phân tích EFA thang đo sự quan tâm của tổ chức

Kết quả kiểm định Barlett’s cho thấy, giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0,000), đồng thời hệ số KMO=0,86 chứng tỏ phân tích nhân tố là thích hợp.

Theo kết quả EFA trong bảng ma trận thành phần xoay (Rotated Component Matrix) (Bảng 4.5) 5 quan sát của thang đo sự quan tâm của tổ chức ban đầu theo lý thuyết đều có hệ số Factor loading đạt chuẩn, lớn hơn 0,5.

Bảng 4. 5 – Kết quả phân tích EFA sự quan tâm của tổ chức Nhân tố

QT1 0,721

QT2 0,833

QT3 0,801

QT4 0,854

QT5 0,816

Các kiểm định

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,86

Sig Bartlett's Test of Sphericity 0,00

Total Variance Explained 65,01%

Eigenvalues 3,25

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát (3) Phân tích EFA thang đo sự hài lòng trong công việc

Kết quả kiểm định Barlett’s cho thấy, giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0,000), đồng thời hệ số KMO=0,82 chứng tỏ phân tích nhân tố là thích hợp.

Theo kết quả EFA trong bảng ma trận thành phần xoay (Rotated Component Matrix) (Bảng 4.6) 5 quan sát của thang đo sự hài lòng trong công việc ban đầu đều có hệ số Factor loading đạt chuẩn, lớn hơn 0,5.

Bảng 4. 6 – Kết quả phân tích EFA sự hài lòng trong công việc Nhân tố

HL1 0,794

HL2 0,737

HL3 0,713

HL4 0,798

HL5 0,775

Các kiểm định

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,82

Sig Bartlett's Test of Sphericity 0,00

Total Variance Explained 58,38%

Eigenvalues 2,92

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát (4) Đánh giá chi tiết cho từng nhân tố sau khi phân tích EFA

Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, các chỉ số độ tin cậy và giá trị của các thang đo được kiểm định lại một lần nữa để đảm bảo các thang đo vẫn đạt giá trị tin cậy.

Bảng 4. 7 – Phân tích độ tin cậy các thang đo sau EFA

Nhân tố cấu thành Các mục Factor loading

Eigen value

Cumulative

% Alpha KMO Bartlett's Test

Mối quan hệ bất hòa (BH)

BH1 0,787

2,625 52,502 0,771 0,739 0,000 BH2 0,773

BH3 0,700 BH4 0,682 BH5 0,673

Xung đột công việc và gia đình (GD)

GD2 0,847

2,366 59,142 0,768 0,727 0,000 GD3 0,802

GD4 0,726 GD5 0,691

Áp lực chỉ tiêu doanh số (DS)

TC1 0,892

2,254 75,137 0,835 0,713 0,000 TC2 0,867

TC3 0,841

Xung đột vai trò (XD)

XD2 0,875

2,004 66,785 0,750 0,649 0,000 XD3 0,787

XD4 0,786

Quá tải vai trò (WT)

WT2 0,826

1,973 65,773 0,739 0,685 0,000 WT3 0,816

WT4 0,790 Áp lực chỉ tiêu công nợ

(CN)

TC4 0,955

1,823 91,154 0,902 0,500 0,000 TC5 0,955

Sự quan tâm của tổ chức (QT)

QT1 0,721

3,251 65,011 0,862 0,858 0,000 QT2 0,833

QT3 0,801 QT4 0,854 QT5 0,816

Sự hài lòng (HL)

HL1 0,794

2,919 58,384 0,677 0,819 0,000 HL2 0,737

HL3 0,713 HL4 0,798 HL5 0,775

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát Phân tích riêng độ tin cậy của các thang đo cho thấy các thang đo trong mô hình đều đạt giá trị về độ tin cậy chung của từng nhân tố cũng như mỗi biến quan sát trong thang đo. Như vậy, qua kết quả đánh giá thang đo sau phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho tất cả các thang đo đều đủ điều kiện để thực hiện phân tích hồi quy tiếp theo và thực hiện việc điều chỉnh mô hình nghiên cứu chính thức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động từ sự quan tâm của tổ chức lên mối quan hệ căng thẳng và hài lòng trong công việc của nhân viên kinh doanh tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)