1.Chuẩn bị của thầy: GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức , phân tích, diễn giảng, gợi tìm.
2.Chuẩn bị của trò: SGK, bài soạn, tích cực, chủ động, sáng tạo.
C.Hoạt động dạy học : 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Cách phân tích đề lập dàn ý trong bài văn nghị luận.
2 - Nội dung bài học:
Lời giới thiệu: Trong bài văn nghị luận, thao tác lập luận phân tích giữ vai trò quan trọng, quyết định phần lớn đến sự thành công của bài văn. Thao tác lập luận phân tích nhằm mục đích gì, cách thức tiến hành như thế nào bài học hôm nay sẽ làm sáng rõ những vấn đề này.
Hoạt động của GV và HS Nối dung cần đạt
GV: Yêu cầu hs đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi ở mục I của sgk.
-Nội dung ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh là gì?
-Để thuyết phục người đọc tác giả đã tác giả đã phân tích ý kiến ấy ntn?
-Chỉ ra sự kết hợp giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn văn ấy ?
-Từ đó hs trả lời câu hỏi về mục đích, yêu cầu của lập luận phân tích -Mục đích của thao tác lập luận phân tích là gì?
I- Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận phân tích:
- Nội dung ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật sở khanh: Sở khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, đại diện cao nhất của sự đồi bại trong XH truyện Kiều.
-Để thuyết phục người đọc tác giả đã đưa ra những luận cứ sau:
+ Sở khanh sống bằng một cái nghề tồi tàn.
+ SK là kẻ tồi tàn nhất trong những kẻ tồi tàn.
-Sự kết hợp giữa phân tích và tổng hợp:Sau khi phân tích biểu hiện cụ thể về sự tồi tàn của Sở Khanh, tác giả đã khái quát thành một vấn đề mang tính bản chất XH: “ Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong XH này”
Mục đích:
-Tìm hiểu đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc
-Thế nào là lập luận phân tích trong văn nghị luận?
GV nhận xét và chốt ý chính.
GV: Theo em có những cách phân tích nào?
Bài tập 2: (Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương)
-Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc: Văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con.
-Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trái nghĩa: Say/ tỉnh; khuyết/ tròn; đi / lại.
-Nghệ thuật lặp từ ngữ: xuân, phép tăng tiến (san sẻ/tí/con con)
-Phép đảo trật tự cú pháp trong câu 5 - 6
và các mối quan hệ trong, ngoài của đối tương Yêu cầu:
-Lập luận phân tích là thao tác chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét, rồi sau đó tổng hợp để phát hiện ra bản chất của đối tượng.
II- Cách phân tích:
Đoạn 1:
-Phân tích theo quan hệ nội bộ đối tượng: Tính hai mặt của đồng tiền: Tích cực và tiêu cực.
-Phân tích theo quan hệ kết quả - nguyên nhân: “ Tác hại của đồng tiền vẫn là mặt chủ yếu”(kết quả) -Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả: “ Những tác hại cụ thể của đồng tiền”
Đoạn 2:
- Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả:
Bùng nổ dân số (nguyên nhân) - Ảnh hưởng đền chất lượng cuộc sống của con người (kết quả)
-Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: “Các ảnh hưởng tiêu cực của việc bùng nổ dân số”
-Cách phân tích là chia nhỏ ra từng yếu tố, từng khía cạnh theo những tiêu chí, những mối quan hệ nhất định để tìm hiểu cặn kẽ, sâu sắc đối tượng.
III- Luyện tập:
Bài tập 1: Phân tích các lập luận
Đoạn a) Quan hệ nội bộ đối tượng ( Diễn biến nội tâm của nhân vật): Đau xót, quẩn quanh, tuyệt vọng.
Đoạn b) Quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan: Bài thơ lời kỹ nữ của Xuân Diệu với bài thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị.
4. Hướng dẫn tự học.
- Bài cũ:
+ Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
+ Cách phân tích.
- Bài mới:
+ Soạn trước bài mới: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
Tiếng Việt: Tuaàn 3. tieát 11
Ngày soan: 20 – 08 – 2011.
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN ( tiếp theo) A.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ chung ( âm, tiếng, từ ngữ cố định,...) và các quy tắc chung về việc sử dụng các đơn vị và việc tạo lập các sản phẩm ( cụm từ, câu, đoạn, văn bản). Còn lời nói cá nhân là sản phẩm được cá nhân tạo ra, khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ chung để giao tiếp.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: Trong lời nói cá nhân vừa có những yếu tố chung của ngôn ngữ xã hội vừa có nét riêng, có sự sáng tạo cá nhân.
- Sự tương tác: Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói là hiện thực hoá ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi và phát triển.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích nhưng đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói.
- Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân ( tiêu biểu nhà văn có uy tín) trong lời nói.
- Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội.
- Bước đầu sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.
3. Thái độ:
- ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội, góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ nớc nhà.
B. Chuẩn bị bài học:
1.Chuẩn bị của thầy: GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức , phân tích, diễn giảng, gợi tìm.
2.Chuẩn bị của trò: SGK, bài soạn, tích cực, chủ động, sáng tạo.
C.Hoạt động dạy học : 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
- Các phương diện biểu hiện của ngôn ngữ chung?
- Các phương diện biểu hiện của lời nói cá nhân?
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt GV : Yêu cầu học sinh đọc mục III (sgk-
35)
-Em hãy nêu mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh đọc các bài tập sgk lên bảng làm.
I.Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân:
* Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lại trong lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung vừa có những nét riêng.
Hơn nũa cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.
II.Luyện tập:
Bài tập 1:
- Nghĩa gốc của từ “nách”
- Thế nào là “nách tường”
Hs làm việc cá nhân, trình bày trước lớp.
Bài tập 2,3,4:
Bài tập 4:
a. Mọn mằn: từ mới được cấu tạo nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt:
- Dựa vào các từ có phụ âm đầu là m: mờ mịt, muộn màng…
- Dựa vào sự lấy thanh điệu ( thanh huyền)
Mọn mằn chỉ vật nhỏ bé, ra đời muộn, thể hiện sự sáng tạo của người viết.
b. Giỏi giắn:
- Dựa vào những từ chỉ hình dáng: nhỏ nhắn…
c.Nội soi:
- Nội: Chỉ những gì thuộc về bên trong : nội tâm, nội thành…
- Soi : Một hoạt động có sự chiếu ánh sáng vào bên trong
Nội soi : Thật ngữ dùng trong y học chỉ phương pháp đưa một ống nhỏ vào bên trong cơ thể, qua đó có thể quan sát hay chụp ảnh bằng một máy ảnh đặt ở đầu ống phía bên ngoài.
Bài tập 1:
Nách: Là một bộ phận của cơ thể con người, mặt dưới giữa cánh tay nối với ngực.
Nách tường: Nơi tiếp giáp giữa hai bức tường câu thơ giàu giá trị biểu hiện.
Bài tập 2:
-Câu 1:
+ Xuân: Mùa xuân + Xuân: Tuổi xuân.
-Câu 2:
+ Xuân: Vẻ đẹp con người, sự trinh tiết của người phụ nữ.
-Câu 3:
+ Bầu xuân: Không khí thân thiết, gần gũi, tri âm.
- Câu 4:
+ Xuân 1: Nghĩa thực
+ Xuân 2: Sự xanh tươi, vẻ đẹp, sự giàu có.
Bài tập 3:
a. Mặt trời thực- một biểu hiện của thiên nhiên.
b. Mặt trời: Biểu hiện cho lí tưởng cách mạng( Xuất phát từ nghĩa thực của hình ảnh mặt trời: ấm, nóng)
c.Mặt trời 1: Nghĩa thực
Mặt trời 2: So sánh ngầm của người mẹ về hình ảnh đứa con thân yêu.
4. Hướng dẫn tự học.
- Bài cũ:
+ Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
+ Hoàn thành các bài tập sgk trang 35, 36.
- Bài mới:
+ Soạn, chuẩn bị bài mới : “Bài ca ngất ngưởng” ( Nguyễn Công Trứ )
Đọc văn: Tuaàn 4 tieát 13-14 Ngày soạn: 02- 09 - 2011
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG Nguyễn Công Trứ.