A- Phần Một -Tác Giả
III. Luyện tập sử dụng thành ngữ, điển cố: Bài tập 5
- Thay thế thành ngữ bằng những từ ngữ thông thường có ý nghĩa tương đương:
+ Ma cũ bắt nạt ma mới: lấy cũ bắt nạt mới.
+ Chân ướt chân ráo: mới đến, còn lạ lẫm.
+ Cưỡi ngựa xem hoa: qua loa.
- Nhận xét: nếu thay thế, cách diễn đạt có thể trở nên dài dòng, vừa mất đi tính hình tượng và khả năng biểu cảm.
Bài tập 6, 7: HS tự thực hành đặt câu với những thành ngữ và điển cố trong SGK.
4.Hướng dẫn tự học : - Bài cũ.
+ Nắm được khái niệm về điển cố.
+ Nắm được khái niệm về thành ngữ.
- Bài mới.
+ Soạn “ Chiếu cầu hiền”.
Đọc văn: Tuaàn 6,7. tieát 24-25.
Ngày soạn: 15-9-2011.
CHIẾU CẦU HIỀN Ngô Thì Nhậm
(Cầu Hiền Chiếu) A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
+ Chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung.
+ Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục của Ngô Thì Nhậm.
2. Kĩ năng:
+ Đọc hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại.
+ Rèn luyện kỷ năng viết bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
Trân trọng người hiền tài ; GD tình yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị bài học:
1.Chuẩn bị của thầy: GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức , phân tích, diễn giảng, gợi tìm.
2.Chuẩn bị của trò: SGK, bài soạn, tích cực, chủ động, sáng tạo.
C.Hoạt động dạy học : 1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu khái niệm về thành ngữ, điển tích điển cố..
3. Bài Mới: Giới thiệu bài: Vào thế kỷ thứ X chúng ta có dịp tiếp xúc với bài chiếu đầu tiên của Thái Tổ Lý Công Uẩn với bài Chiếu Dời Đô (Thiên Đô Chiếu). Tám thế kỷ sau( cuối thế kỷ XVIII), sau khi thắng quân xâm lược Mãn Thanh vua Quang Trung đã bắt đầu kế hoặch xây dựng đất nước, củng cố triều đại mới. Ông sai quang Tả Thị Lang Ngô Thì Nhậm thảo tờ Chiếu Cầu Hiền, với mục đích thuyết phục người hiền tài ra sức cùng với triều đình chấn hưng đất nước.
Chiếu Cầu Hiền của Ngô Thì Nhậm được xem là một tác phẩm không những có giá trị về nội dung tư tưởng mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV: Gọi hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk -Nêu những nét chính về tác giả Ngô Thì Nhậm?
-Chiếu được viết để làm gì?
-Bài chiếu do ai viết?
-Bài chiếu thường có bố cục như thế nào?
-GV cho hs đọ với giọng chậm rãi, tha thiết.
GV: Chiếu cầu hiền được chia bố cục ntn? Nội dung?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
I- Tìm hiểu chung:
1. Tác Giả: Ngô Thì Nhậm ( 1746 – 1803 -NTN là tướng giỏi của chúa Trịnh. Khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ, ông theo phong trào Tây Sơn và đóng góp nhiều cho triều đại Tây Sơn.
2. Thể loại chiếu:
-Chiếu do vau ban ra dể toàn dân thực hiện một mệnh lệnh trọng đại nào đó.
- Chiếu có thể do vua viết, nhưng thường là do các đại thần viết do lệnh của vua.
3. Bố cục: Gồm 4 phần
-Từng nghe…người hiền vậy: Vai trò của người hiền đối với đất nước.
-Trước đây…hay sao?: Suy nghĩ ước nguyện của nhà vua về tình hình đât nước hiện tại
-Chiếu này ban xuống…bán rao: Biện pháp cầu hiền
-Còn lại: Mong muốn và lời khích lệ của nhà vua đối với người hiền.
II- Đọc- hiểu văn bản:
-Có thể nhận xét chung về bài chiếu này ntn?
-Người viết đã so sánh vai trò của người hiền như thế nào? Tác dụng của cách so sánh ấy?
-Nhưng sao sáng ấy phải tuân theo một qui luật nào thì mới có tác dụng? Ý nghĩa ?
Gv giải thích từ “cầu”:cầu thỉnh với lòng chân thành, khao khát. Vì sao vua lại phải cầu mà ko là mời gọi?
-Đầu tiên vua đã nói gì?
-Vua phân tích tình hình thời thế trước đây ntn?
Hết tiết 1.
-Quan điểm của vua đối với quá khứ của người hiền như thế nào?
-So với thực tại thì hai điều thắc mắc của vua như thế nào?
-Vậy các bậc hiền tài phải xử trí ntn?
-Qua những lí lẽ thuyết phục người hiền của vua, em nhận thấy đường lối cầu hiền của vua ntn?
-Vua chủ trương cầu những hiền tài cụ thể nào?
-Cách thức tiến cử ntn?
-Em thấy đường lối chủ trương cầu hiền của vua QTrung ntn?
-Qua bài chiếu em nhận xét gì về vua Quang Trung?
-Đối tượng mà bài chiếu thuyết phục là những ai?
-Lời lẽ thuyết phục như thế nào?
-Em nhận xét gì về vua QT?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Đây là một bài văn ghị luận mẫu mực: Các luận điểm chặt chẽ, các luận cứ có sức thuyết phục khéo léo do sự khiêm tốn của người viết 1- Lý lẽ và tấm lòng của tác giả trong chủ trương cầu hiền:
-Người hiền được so sánh : sao sáng trên trời - Người hiền là tinh hoa của đất nước.
-Ngôi sao ấy chỉ có thể toả sáng nếu biết chầu về ngôi bắc thần - Nghĩa là làm sứ giả cho thiên tử.
Người hiền và thiên tử phải có mối liên hệ mật thiết đó là đạo trời, quy luật sống.
-Vì đây là những bậc hiền tài nên cả vua cũng ko thể mời gọi, và càng ko thể ra lệnh mà phải thể hiện lòng thành khao khát: cầu
* Cách vua cầu hiền:
-Vua phân tích tình hình thời thế trước đây -Các kẻ sĩ phải long đong, mai danh ẩn tích hoặc có ra làm quan cho nhà tây sơn thì cũng lo lắng làm việc cầm chừng.
-Nhà vua tỏ ra khoan thứ thông cảm không truy cứu vì đó chỉ la việc bất đắc dĩ, nhầm lẫn hoặc ko thể ứng xử theo cách khác. Chuyện cũ đáng buồn hãy cho qua.
-Ko ra phò tá vì nhà vua ít đức chăng?
Băn
-Ko ra phò tá vì đang thời loạn chăng?
khoăn của vua Quang Trung thể hiện sự mong mỏi chân thành khi vua trông đợi các bậc hiền tài và nêu rõ được rằng tình thế đã thay đổi, lịch sử đã sang trang, đây là cơ hội để bậc hiền tài ra sức cống hiến cho đất nước.
-Hai điều mà vua thắc mắc là không đúng với thực tại.
-Họ chỉ còn có một cách là phục vụ và phục vụ hết lòng cho triều đại mới.
-Nhà vua thẳng thắn đưa ra những bất cập của triều đại mới: kỷ cương triều chính còn thiếu sót, việc biên ải chưa yên, dân chưa lại sức sau chiến tranh...
-Một mình vau và triều đình cũng không thể làm tốt được nhiều công việc lớn lao cho nên phải có sự giúp đỡ của những bậc hiền tài.
-Đường lối cầu hiền của vua là hết sức chân thành, khiêm nhường nhưng rất quyết tâm
-Liên hệ thực tế:
-Ngày nay chính sách chiêu đãi hiền tài của đảng và nhà nước ta như thế nào?
-Chúng ta đã và đang làm gì để hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh tổng kết lại nội dung của văn bản.
Học sinh suy nghĩ trả lời.
trong việc cầu hiền, khiến người hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới.
2- Đường lối chủ trương cầu hiền:
-Không phân biệt, quan hay dâm trăm họ đều được phép dâng thư bày tỏ công việc.
-Lời hay, mưu hay thì được dùng, được khen.
Lời không hợp thì không dùng, còn nếu có sơ suất thì không bắt tội.
-Tự mình dâng thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử hoặc là tự tiến cử.
-Đường lối chủ trương cầu hiền của vua là mở rộng, tự do, dân chủ và tiến bộ.
-Qua bài chiếu ta thấy vua QT là người nhìn xa trông rộng trong việc tái thiết đất nước. Ông không chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là một nhà quản lí, tổ chức tài ba.
III- Tổng Kết:
-Bài chiếu hướng tới những đối tượng: Người tài giỏi chưa ra giúp nước vì nhiều lẽ.
-Lời lẽ kết hợp giữa tình và lý, phân tích dẫn dụ, bày tỏ rõ ràng tâm huyết chân thành.
Qua đây ta thấy vua QT là người hết lòng vì dân vì nước, một người có tâm nhìn chiến lược có tấm lòng bao dung, thấu tình đạt lý.
4.Hướng dẫn tự học : - Bài cũ.
+ Nắm được thể loại chiếu.
+ Chính sách cầu hiền của vua Quang Trung.
- Bài mới.
+ Soạn “ Xin lập khoa luật”.
Văn Học – Đọc Thêm: Tuaàn 7 tieát 26 Ngày soạn: 20-9-2011.