- Con người của Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ ông ngất ngưỡng” tiêu biểu cho mẫu người tài tử ở hậu kỳ văn học trung đại Việt Nam.
- Phong cách sống thái độ của tác giả.
- Đặc điểm của thể loại hát nói.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bài thơ hát nói theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
- Giáo dục phong cách sống, ý thức sống cao đẹp.
B. Chuẩn bị bài học:
1.Chuẩn bị của thầy: GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức , phân tích, diễn giảng, gợi tìm.
2.Chuẩn bị của trò: SGK, bài soạn, tích cực, chủ động, sáng tạo.
C.Hoạt động dạy học : 1-
Ổn định lớp : 2-
Kiểm tra bài cũ :
-Tâm sự của Nguyễn Khuyến được thể hiện như thế nào trong “Câu cá mùa thu”? Câu thơ nào thể hiện rõ nhất tâm trạng ấy?
-Đọc thuộc lòng “ Thương vợ”?
3-
Bài mới :
Trong lịch sử văn học VN người ta thường nói đến chữ “ngông”, những tác giả gắn liền với chữ ngông như: Tản Đà, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta hiểu được chữ ngông ấy của nhà thơ Nguyễn Công Trứ.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Đôi nét về cuộc đời NCT.
- Sự nghiệp thơ văn của NCT.
Học sinh suy nghĩ trả lời.
GV: HCST của tác phẩm. Thể loại.
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả: NCT (1778 – 1858), biệt hiệu Hi Văn, người làng Uy Viễn - tỉnh Hà Tĩnh ô xuất thân trong một gia đình nho học.
- Một nhà nho tài tử với lý tưởng trung quân trạch dân, học giỏi giàu chí khí, tài hoa, văn võ song toàn kinh bang tế thế.
- Có một cuộc đời phong phú, đầy thăng trầm, sống có bản lỉnh, phóng khoáng, đầy tự tin, có nhiều đóng góp cho đất nước, con người có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
- Góp phần quan trọng vào việc phát triển thể hát nói trong văn học Việt nam.
* Sự nghiệp: 50 bài thơ, 60 bài ca trù. ND Vẻ đẹp về nhân cách NCT.
2- Tác phẩm:
-Tác phẩm được viết năm 1848 khi ông cáo quan về hưu.
GV: Nhan đề ngất ngưỡng xuất hiện mấy lần trong bài thơ.
- Theo em hiểu “ ngất ngưỡng”
là gì?
GVTG: Ngất ngưỡng chính là thái độ đề cao bản thân. Sống giữa mọi người không nhìn thấy ai khinh người ngạo nghễ cố tình làm những điều khác thường để thách thức, trêu người.
GV: Ngất ngưỡng gắn liền với những giai đoạn nào của cuộc đời nhà thơ.
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Vì sao tác giả lại ngất ngưởng như vậy?
-Câu thơ này có nghĩa là gì? Tại sao ông lại nói như vậy? (Câu thơ nói lên điều gì ở ông?
-Sự mâu thuẫn trong câu thơ này là gì ?
-Học vị và chức vị của ông ntn?
-Nghệ thuật trong cách thể hiện học vị và chức vị của ông ntn?
Có ý nghĩa gì?
-Thể loại hát nói: Kết hợp gữa phần ngâm và phần nói.
Kết cấu 11 câu 3 khổ ( khổ đầu, khổ giữa 4 câu, khổ cuối 3 câu ). Là một thể thơ tự do thể hiện tư tưởng tình cảm phóng túng của nhà thơ tài hoa, tài tử.
II- Đọc – Hiểu Văn bản:
* Nhan đề “ ngất ngưỡng”
- Xuất hiện 4 lần ( câu 4, 8, 12, câu cuối )
- Diễn tả một con người, sự vật có chiều cao hơn hẳn so với sự vật và con người khác.
Gây ra một cảm giác khó chịu cho người xung quanh như trêu chọc, trêu người.
- Là người khác người, xem mình cao hơn người khác - Là người thoải mái, tự do, phóng khoáng không theo một khuôn khổ nào hết nhằm trêu người, chọc tức người khác.
- Ngất ngưỡng: + 4 câu đầu: gắn với thời gian làm quan.
+ Tiếp đến “cáo quan”: Ngất ngưỡng chốn hành lạc.
+ Còn lại: Làm quan, chốn triều chung.
Nguyễn Công Trứ ý thức được tài năng và giá trị của phẩm chất của mình.
1.“Ngất ngưởng” chốn quan trường.
- Tài năng và danh vị XH.
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự” : Đây chính là vai trò của kẻ sĩ trong trời đất. ông ý thức được về vai trò và trách nhiệm của mình, ông tự hào kiêu hãnh vì có mặt trong cõi thế.
-“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”: Chọn con đường học hành, làm quan mà ông xem như là đã vào lồng. Vì triều đình nhà Nguyễn mà ông phục vụ hết lòng vẫn chưa làm ông thỏa chí Đây là sự ngất ngưởng đầu tiên của ông.
-Tài năng danh vị mà ông đã đạt được:
▫Về học vị: NCT từng thi đỗ thủ khoa( giải nguyên)
▫Về chức vị: Tham tán quân vụ bộ hình, tổng đốc An Hải, đại tướng bình tây, phủ doãn Thừa Thiên.
-Nghệ thuật:
+ Điệp từ “khi, có lúc” để nói về công việc.
Từ hán việt làm tăng thêm sự trang trọng.
Làm tăng thêm niềm tự hào kiêu hãnh của nhà thơ khi khẳng định cái tôi tài năng., cái cốt cách tài tử cảu mình là một con người văn võ song toàn.
+ Giọng điệu khoa khoang, ngợi ca, tự cao, tự đại, khinh người muốn chơi ngông với thiên hạ dựa trên tài
Hết tiết 1.
Phong cách sống của NCT khi về hưu ntn?
-Em nhận xét gì về phong cách sống của ông?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
-Quan niệm về lẽ được mất trên đời của ông ntn?
-Quan niệm ấy thể hiện triết lý sống ntn?
GV: Tác giả khẳng định điều gì về mình ở cuối bài thơ ?
-câu hỏi tu từ cuối bài thơ có ý nghĩa gì?
-Đằng sau bức chân dung trào phúng NCT là ý nghĩa gì?
GV: Ý nghĩa của văn bản.
năng và sự nghiệp của bản thân.
2.Ngất ngưởng khi về hưu:
- Về hưu không thấy yến tiệc linh đình.Không lấy tặng phẩm vua ban mà thay vào đó là.
+ Cỡi bò cái về hưu.
+ Đeo đạc ngựa cho bò.
+ Đi lên chùa mang theo hầu gái, làm bụt phì cười.
- NCT có phong cách sống khác đời, cuộc sống thoát tục, phóng túng, lãng mạn đa tình.
- Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng. Sự ngất ngưỡng hành lạc thoả thích, phóng túng, tự do thích gì làm nấy.
-Quan niệm sống của NCT : -“Được mất … ko vướng tục”
Được mất vẫn vui như chuyện xưa tái ông thât ngựa.
-Khen chê vẫn coi như gió thoảng ngoài tai Thể hiện một triết lý sống bình thản, khác hẳn quan nhiệm thời đó Đây là một triết lý sống mới của thời đại ấy.
3. Ngất ngưỡng chốn triều chung.
“ Chẳng trái nhạc …như ông” Đây là lời khẳng định về tài năng và lòng trung thành của mình.
-Câu hỏi tu từ là lời tự khẳng định mình, khác đời, hơn người và là sự thách đố thiên hạ.
- Muốn đem hết cái tôi riêng, khác với quan lại, nho sĩ trong triều muốn vượt ra khỏi đạo đức nhà nho thể hiện tấm lòng yêu nước trước sau như một đối với đất nước.
III- Tổng Kết:
- Ý nghĩa của văn bản: con người NCT thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưỡng” từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do, phóng khoáng, bản lỉnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niêm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.
4. Hướng dẫn tự học.
- Bài cũ:
+ Học thuộc lòng bài thơ.
+ Phân tích cảm nhận bài thơ.
- Bài mới
+ Soạn, chuẩn bị bài “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” ( Nguyễn Công Trứ)
Đọc văn: Tuaàn 4 tieát 14-15
Ngày soạn: 2-9- 2011.
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN CÁT ( Cao Bá Quát ) (Sa Đoản Hành)
A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức:
- Sự bế tắc, chán ghét con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khát khao đổi thay.
- Thành công trong việc sử dụng thể thơ cổ thể.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
- Hình thành nhân cách, có định hướng đúng đắn cho công danh sự nghiệp cho tương lai.
- Giáo dục phong cách sống, ý thức sống cao đẹp.
B. Chuẩn bị bài học:
1.Chuẩn bị của thầy: GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức , phân tích, diễn giảng, gợi tìm.
2.Chuẩn bị của trò: SGK, bài soạn, tích cực, chủ động, sáng tạo.
C.Hoạt động dạy học : 1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
-Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Bài ca ngất ngưỡng”
-Phân tích thái độ ngất ngưỡng của tác giả khi cao quan về hưu.
3- Bài mới:
Nửa đầu thế kỉ XIX ở VN Cao Bá Quát là một trong những người nổi tiếng nhất. Nổi tiếng vì học giỏi, thơ hay và còn nổi tiếng là người có tư tưởng tự do, phóng khoáng, bản lĩnh kiên cường trước cường quyền và là người có lối sống thanh cao mạnh mẽ.
Người đời thường ca ngợi ông: Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán; Thần Siêu, Thánh Quát. Thiên hạ có 3 bồ chữ thì Cao Bá Quát chiếm 1.
Nhiều lần đi qua con đường gió lào cát trắng để vào Huế thi hội, Cao Bá Quát đã làm bài thơ này để ghi lại tâm trạng và những suy nghĩ của mình.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV: Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn trong sgk
-Nêu vài nét chính về tác giả Cao Bá Quát ?
-Nội dung thơ của Cao Bá Quát thường đề cập đến những vấn đề gì?
GV:Thơ của Cao Bá Quát chủ yếu viết bằng chữ gì?
Bài thơ “ Bài ca ngắn đi trên cát” ra đời trong hoàn cảnh nào?
I. Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
- Cao Bá Quát (1809?-1855) người làng Phú Thị, tỉnh Bắc Ninh. Ông là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người cùng thời tôn là “Thần Siêu – Thánh Quát”
- Là một con người có tài cao, nỗi tiếng văn hay chữ tốt, có phí phách hiên ngang, tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời.
- Thơ ông bộc lộ sự phê phán chế độ phong kiến nhà Nguyễn, chứa đựng nội dung khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của XH VN lúc bấy giờ
- Cao Bá Quát làm nhiều thơ, chủ yếu bằng chữ hán.
2- Bài thơ:
-Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi hội, qua các tỉnh miển Trung đầy gió cát. Ông mượn hình ảnh đoàn người khó nhọc đi trên cát để hình dung
-Bài thơ được viết bằng thể loại nào? Thể loại ấy ntn?
GV: Bố cục của bài thơ. Nội dung từng phần?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
GV:Cảnh bãi cát dài và người đi trên cát được tác giả miêu tả ntn?
Cảnh này có ý nghĩa gì?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
-Bốn câu thơ 7,8,9,10 thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
-Câu hỏi “ người say …bao người”
là hỏi ai? Ý nghĩa của câu hỏi ấy?
-Người đi trên bãi cát bỗng nhiên dừng lại để hỏi bãi cát, những câu hỏi ây thể hiện tâm trạng gì của ông?
-Con đường mà tác giả đang đi, ông gọi đó là con đường gì? Ý nghĩa ntn?
-Tác giả hành động như thế nào?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
con đường mưu cầu danh lợi đáng ghét làm ông phải theo đuổi cũng như là sự bế tắc của triều đình nhà Nguyễn.
-Thể thơ: Cổ thể- Hành ca: Là một thể loại thơ cổ Trung Quốc, tự do về số tiếng, câu, vần, nhịp điệu.
-Bố cục:
+ Bốn câu đầu: Tiếng khóc cho cuộc đời đâu bể.
+ Tám câu giữa: Tiếng thở than oán trách mâu thuẩn giữa khát vọng, hoài bão với cuộc đời trớ trêu ngang trái.
+ Bốn câu cuối: Tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng.
II- Đọc – Hiểu văn bản:
1- Hình ảnh người đi trên cát:
Bãi cát dài, lại bãi cát dài Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn nhưng chưa dừng được Người đi trên đường nước mắt tuôn rơi
-Là hình ảnh vừa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng.
+ Nét thực: Bãi cát dài, mênh mông. Người đi trên cát thật khó nhọc, khổ đến nỗi nước mắt rơi.
+ Nét tượng trưng:
Hình ảnh bãi cát dài ám chỉ cái môi trường XH, con đường đầy chông gai mà con người buộc phải dấn thân để mưu cầu công danh.
+ Mặt trời lặn vẫn còn đi, nước mắt rơi lã chã tâm trạng đau khổ.
2- Tâm trạng và suy nghĩ của người đi trên cát:
-Có người tên là Hạ Hầu có thể vừa đi vừa ngủ, trèo non lội sông mà mắt vẫn nhắm, chân vẫn bước mà vẫn cứ ngáy.
Tác giả thấy giận mình vì không có khả năng như người xưa mà phải tự mình mệt mỏi vì con đường công danh
-Câu 7,8: Nói về sự cám dỗ của danh lợi đối với người đời, biết khó nhọc nhưng vẫn cứ đổ xô vào.
-Phường danh lợi cũng như kẻ say sưa trong quán rượu, thấy rượu ngon là tìm đến say sưa một cách tầm thường – Danh lợi cũng là một thứ rượu ngon dễ cám dỗ, dễ làm say người.
-Thể hiện sự chán ghét khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Ông không muốn đi con đường đau khổ ấy nhưng chưa tìm được lối rẽ.
-Tác giả hỏi mọi người và cũng là hỏi chính mình- Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời là vô nghĩa, tầm
GV:Hình ảnh thiên nhiên ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì?
GV:Tư thế dừng lại bốn phía để hỏi thể hiện điều gì ở nhà thơ?
GV: Yêu cầu học sinh tổng kết lại bài học.
+ Nét đặc sắc về nghệ thuật.
+ Ý nghĩa của văn bản.
GV: Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn.
thường.
-Những câu cảm thán và câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng băn khoăn có phần bế tắc.
-Khúc “đường cùng” Tác giả khẳng định tính chất vô nghĩa của con đường mà ông đang đi.
-Nếu đi tiếp thì ông cũng là phường danh lợi tầm thường, còn nếu dừng lại thì cũng ko biết là sẽ đi đâu về đâu
-Hình ảnh thiên nhiên vùa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho những khó khăn hiểm trở đang ở phía trước.
-Tư thế dừng lại bốn phía để hỏi thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ.
III- Tổng Kết:
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ cổ thể, hình ảnh có tính biểu tượng.
+ Thủ pháp đối lập, sáng tạo trong việc sử dụng điển tích.
- Ý nghĩa của văn bản: Khúc ca mạng đậm tính nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên con đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi đường.
VI- Luyên tập:
Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn vì:
- Ông nhận ra được bản chất thối nát của triều đình nhà Nguyễn.
- Ông đi nhiều nơi và chúng kiến nhiều nỗi khốn khổ, nỗi bất bình của người dân
Ông đã liên lạc với người cầm đầu cuộc khởi nghĩa, mượn cớ phù Lê để đứng lên làm cuộc khởi nghĩa.
4. Hướng dẫn tự học.
- Bài cũ:
+ Học thuộc lòng bài thơ.
+ Phân tích cảm nhận bài thơ.
- Bài mới
+ Soạn, chuẩn bị bài “Luyện tập về thao tác lập luận phân tích”
Làm văn: Tuaàn 4. tieát 16.
Ngày soạn: 2-9- 2011
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH.
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Thao tác phân tích và mục đích của phân tích.
- Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lý, nét đặc sắc của cách phân tích trong các văn bản.
- Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
- Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
3. Thái độ:
- Học tập nghiêm túc, yêu quý bộ môn B. Chuẩn bị bài học:
1.Chuẩn bị của thầy: GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức , phân tích, diễn giảng, gợi tìm.
2.Chuẩn bị của trò: SGK, bài soạn, tích cực, chủ động, sáng tạo.