Quản lý trong trường Mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Ánh sao quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 27 - 56)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO TRONG TRƯỜNG MẦM NON

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.2. Quản lý trong trường Mầm non

Điều 26, Luật Giáo dục 2019, xác định rõ ràng: Cơ sở GDMN bao gồm:

- Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ từ ba tháng tuổi đến ba tuổi, - Trường, lớp Mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi,

- Trường Mầm non là CSGD kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.

Trường mẫu giáo là đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục mầm non, được thành lập theo chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển giáo dục mầm non. Trường mẫu giáo được tổ chức theo hình thức công lập và ngoài công lập (tư thục, bán công, do dân thành lập). QLGD tại các nhà trường mầm non (ở cấp vĩ mô) là quản lý hệ thống các trường lớp mầm non, quản lý việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong hệ thống các cơ sở mầm non, cụ thể (ở cấp vi mô) là quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong từng cơ sở GDMN (trong một đơn vị nhà trường).

Quản lý trường mầm non là sự tổng hợp những tác động của nhà quản lý giáo dục đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non trên cơ sở khai thác, phát huy mọi tiềm năng vật chất, trí tuệ của nhà trường, gia đình và xã hội.

Quản lý trường mầm non về cơ bản là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả các hoạt động của trường mầm non nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

1.2.3. Quản lý HĐGD trong trường mầm non

Quản lý HĐGD ở trường mầm non là quá trình can thiệp có mục tiêu, có kế hoạch của người quản lý đối với từng nhân tố tác động đến chất lượng HĐGD trong nhà trường nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu của cấp học mầm non trong giai đoạn hiện tại.

 Quản lý HĐGD trong trường mầm non bao gồm các nội dung:

 Quản lý quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, chương trình, HĐGD.

 Quản lý biên soạn nội dung chương trình giáo dục cấp mầm non.

 Quản lý kiểm tra, giám sát, đánh giá các HĐGD cho trẻ.

1.2.4. Giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo

Theo quan điểm của tác giả Lê Bích Ngọc (2009), “Giáo dục kỹ năng

sống cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi”, NXB Giáo Dục thì KNXH gồm có: kỹ năng hợp tác; kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ; kỹ năng thực hiện các quy tắc xã hội; kĩ năng giữ gìn đồ dùng đồ chơi; kỹ năng quý trọng đồng tiền [20]. Trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các cấp học, của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng: “KNXH là những cách thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống xã hội nhằm giúp con người thích nghi và phát triển tốt hơn”.

Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Giáo dục phát triển KNXH ở trẻ mầm non là những hoạt động tích cực, hướng tới những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục tiêu để trẻ có thể ứng phó tốt với các tình hướng, vấn đề phát sinh, các thử thách trong đời sống hàng ngày [24].

Phát triển KNXH là một quá trình mà trẻ em và người lớn trở nên ý thức hơn về cảm xúc của mình, học cách liên hệ hài hòa hơn với người khác, phát triển khả năng đưa ra các quyết định, có trách nhiệm và giải quyết những thách thức một cách hiệu quả.

“Phát triển” là gì? Phát triển là một phạm trù triết học dùng để mô tả quá trình tăng trưởng và mở rộng của sự vật theo hướng tăng dần từ dưới lên trên, từ đơn giản đến phức tạp, từ không hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

“Phát triển KNXH” là gì? Trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các cấp học, của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng: “KNXH là những cách thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống xã hội nhằm giúp con người thích nghi và phát triển tốt hơn”.

- Hiểu bản thân:

+ Tự nhận thức

+ Ý thức tự giác và lòng tự trọng

- Hiểu và cư xử phù hợp, lịch sự với người khác

- Phát triển và duy trì mối quan hệ thân thiết với người khác:

+ Cởi mở kết bạn và duy trì tình bạn + Hợp tác với người khác

+ Xử lý các vấn đề cơ bản và giải quyết xung đột

- Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với xã hội.

- Có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường địa phương.

Khi nắm vững các nguyên tắc đạo đức, sự kì vọng cũng như biết kiềm chế và kiểm soát hành động của mình, trẻ có khả năng ứng xử phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau.

1.2.5. HĐGD phát triển KNXH

Quản lý hoạt động giáo dục phát triển KNS trong nhà trường là hệ thống các hoạt động giáo dục đồng bộ, có mục tiêu của bộ môn quản lý tới giáo viên, học sinh và các nguồn lực xã hội trong và ngoài nhà trường để phát triển, huy động và phối hợp sức mạnh trí tuệ của các em trong mọi hoạt động giáo dục KNS. dành cho học sinh của trường, nhằm mục đích giáo dục, đào tạo có chất lượng, hiệu quả về khả năng phát triển kỹ năng xã hội của trẻ.

Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ mầm non là hoạt động của cơ quan quản lý nhằm tập hợp, tổ chức hoạt động của giáo viên, học sinh và các nguồn lực giáo dục khác, phát huy hiệu quả các nguồn lực kỹ năng xã hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nhằm phát triển kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Từ đó có thể nói, quản lý HĐGD phát triển KNXH trong nhà trường là một hệ thống những hoạt động sư phạm hợp lí và có hướng đích của chủ thể quản lý là tập thể nhà giáo, phụ huynh, các nguồn lực xã hội trong và ngoài nhà trường để huy động sự kết hợp công sức trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động phát triển KNXH cho trẻ trong nhà trường, hướng tới việc thực hiện có chất lượng và hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục và rèn luyện khả năng phát triển KNXH cho trẻ như đã đề ra.

1.2.6. Quản lý HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo

Quản lý HĐGD phát triển KNXH trong nhà trường là một hệ thống những hoạt động sư phạm phù hợp và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể nhà giáo, học sinh, các nguồn lực xã hội trong và ngoài nhà trường để phát huy sự kết hợp công sức trí tuệ của họ vào mọi hoạt động giáo dục KNXH cho học sinh trong nhà trường, hướng tới việc thực hiện có chất lượng và hiệu quả nhiệm vụ giáo dục và rèn luyện khả năng phát triển KNXH cho trẻ như đã đề ra.

Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ mầm non là hoạt động của cơ quan quản lý nhằm tập hợp, tổ chức hoạt động của giáo viên, học sinh và các nguồn lực giáo dục khác, phát huy hiệu quả các nguồn lực giáo dục ở nhà trường và ngoài xã hội nhằm nâng cao hoạt động giáo dục phát triển xã hội kỹ năng trẻ mẫu giáo trong các trường học.

- BGH Chỉ đạo xây dựng mô hình mẫu của trường thực hiện đề tài giáo dục phát triển KNXH ở trẻ mẫu giáo.

+ Tăng cường các hoạt động kiểm tra, quan sát bài học, hoạt động chuyên môn... bằng việc lồng ghép nội dung giáo dục vào các hoạt động phát triển kỹ năng xã hội của trẻ mầm non. Phát động các phong trào thi đua giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp quận trong đó chú trọng đến các HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo.

+ Tạo cơ hội cho đội ngũ giáo viên mầm non tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kĩ năng về các HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mầm non, XD kế hoạch thực hiện chương trình và hướng dẫn thực hiện áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào trong các HĐGD phát triển KNXH cho trẻ.

+ Chỉ đạo đội ngũ giáo viên biết tận dụng các khu vực trong trường đã được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian phù hợp, giúp cho trẻ có

được môi trường hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú để trẻ được thực hành và trải nghiệm theo PPGD tiên tiến Steam trong HĐGD phát triển KNXH.

+ Chỉ đạo đội ngũ giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh, xây dựng nội dung tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc thực hiện chuyên đề Giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo tại các lớp trong toàn trường.

+ Tham mưu các cấp, các ngành đầu tư hỗ trợ kinh phí để mua sắm, đầu tư trang thiết bị nhằm thực hiện tốt CĐ “giáo dục phát triển kỹ nưng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường”.

+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp lập kế hoạch chi tiết trong thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục phát triển KNXH ở trẻ mầm non có áp dụng PPGD tiên tiến Steam tại từng lớp trong nhà trường.

+ Báo cáo kết quả triển khai Chuyên đề của năm học (cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học) gửi về Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng theo quy định của ngành.

- Đối với tổ chuyên môn: Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng các góc điểm, lớp điểm chuyên đề về giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo. Trang trí tại các hành lang, cầu thang nổi bật hoạt động, hình ảnh phát triển KNXH của trẻ mẫu giáo.

- Đối với giáo viên:

+ Xây dựng kế hoạch phù hợp với từng nhóm, lớp theo từng năm học.

+ Tổ chức hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường và hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ đầy đủ các kỹ năng chuẩn bị bước vào lớp 1. Hợp tác, trao đổi giữa gia đình, nhà trường,

phụ huynh và xã hội trong lĩnh vực chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tạo điều kiện khuyến khích phụ huynh tham gia các hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Kịp thời thông tin với gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp động viên sự hiểu biết của gia đình đối với đặc điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp để thúc đẩy sự tiến bộ, tiếp thu của trẻ trong các hoạt động phát triển KNXH.

+ Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ:

+ Đảm bảo thoải mái về mặt tâm lí cho trẻ và trẻ luôn được tiếp xúc, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.

+ Môi trường vui chơi trong lớp, ngoài lớp cần thoả mãn nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ, tạo sân chơi cho tất cả các trẻ trong lớp đều có thể cùng

“Chơi mà học, học bằng chơi”, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi lớp, mỗi trường.

+ Tích hợp, tích hợp giáo dục phát triển kỹ năng xã hội sử dụng PPGD Steam để xây dựng, thiết kế các dự án học tập, mở các góc hoạt động trong lớp và ngoài trời, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ vật, đồ chơi để rèn luyện và rèn luyện thử nghiệm các kỹ năng xã hội ở các góc.

+ Khuyến khích trẻ tích cực hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, thử nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức giáo dục khác nhau, để phát triển toàn diện.

+ Xây dựng môi trường học tập phát triển kĩ năng sống ở trẻ:

+ Kế hoạch GD thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội dung giáo dục trẻ, các biện pháp, các hình thức tiến hành HĐGD phù hợp với lứa tuổi và năng lực của trẻ trong lớp.

+ Các mục tiêu GD phải rõ ràng, thể hiện đúng kết quả mong muốn phù hợp với sự phát triển của trẻ phù hợp theo từng lớp, từng giai đoạn và theo Chương trình khung GDMN có áp dụng PPGD Steam.

+ Các nội dung khác cần điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với sự phát triển của trẻ và tình hình thực tiễn của địa phương, trường, lớp học, không tập trung ở việc trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng riêng lẻ, mà cần theo hướng tích hợp, chú trọng việc hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng chung ở trẻ.

+ Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giáo dục bằng cách vận động cơ thể, giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ học tốt các kỹ năng xã hội khi tham gia hoạt động.

+ Tạo điều kiện cho trẻ được chủ động trải nghiệm, thực hành, trao đổi, thảo luận nhóm, được đưa ra các ý kiến đánh giá, nhận xét của mình và được hoạt động theo ý thích của mình.

Quản lý hoạt động giáo dục nhằm phát triển kỹ năng sống trong nhà trường là một hệ thống các tác động sư phạm hợp lý và có định hướng từ những người quản lý đối với đội ngũ giáo viên, học sinh cùng với các nguồn lực xã hội cả bên trong lẫn bên ngoài trường học. Mục tiêu là khai thác sự kết hợp sức lực và trí tuệ của họ để thực hiện hiệu quả các hoạt động phát triển kỹ năng sống cho trẻ em, đồng thời đảm bảo các nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục được thực hiện chất lượng.

Quản lý hoạt động giáo dục nhằm phát triển kỹ năng sống không thể tách rời khỏi việc quản lý nói chung, quản lý giáo dục và quản lý tại trường. Nó bao gồm nhiều quy trình tổ chức, điều hành, huy động và sử dụng các nguồn lực cũng như sự tham gia của trường học, giáo viên, và các lực lượng bên ngoài theo kế hoạch giảng dạy và chương trình giáo dục để tạo ra sự thay đổi nhận thức hoặc đạt được kết quả cần thiết.

Quản lý hoạt động giáo dục nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo là công việc của cơ quan quản lý, tập trung vào việc tập hợp và tổ chức tốt hoạt động của giáo viên, học sinh cùng các nguồn lực giáo dục khác, nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực xã hội nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kỹ năng sống ở trẻ trong lòng trường học.

1.3. HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non trong trường mầm non Ánh Sao, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 1.3.1. Đặc điểm phát triển KNXH của trẻ mẫu giáo

* Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo:

- Trẻ bắt đầu giao tiếp với người lạ và làm quen với “người lạ” khi vào mẫu giáo. Bạn bè mẫu giáo là một thế giới rất rộng lớn đối với trẻ em.

- Cũng trong thời gian này các em có hứng thú với việc tìm hiểu thế giới xung quanh, làm quen và thường xuyên trao đổi các vấn đề với cha mẹ.

Nếu phụ huynh học sinh và cô giáo hiểu rõ tâm lí, và có định hướng đúng đắn sẽ có thể đem lại nhiều hiệu quả tích cực mong muốn.

- Ở giai đoạn 3 đến 6 tuổi này, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ và phần lớn thời gian của trẻ là để vui chơi. Trẻ học bằng cách chơi và học bằng cách chơi. Họ phát minh ra trò chơi và chơi chúng hoài mà không thấy chán, thậm chí quên ngủ.

- Trẻ ở độ tuổi này không thích những trò chơi dài có nhiều luật lệ.

Những trò chơi ngắn sẽ phù hợp với trẻ ở độ tuổi này vì khả năng chú ý và tập trung của trẻ không được lâu.

Trẻ em tuổi này (trẻ mẫu giáo) rất muốn là tâm điểm chú ý của người lớn. Khi trẻ con làm điều gì đó thì cho rằng mình “xuất sắc”, nhưng đối với người lớn, chúng lại cho rằng việc đó rất bình thường, thường tức giận và khóc lóc cho đến khi được người khác khen ngợi. Trẻ không thích bị chê bai trong giai đoạn này và rất dễ tủi thân, thường la hét, làm ầm ĩ để gây sự chú ý, quan tâm vì muốn được dỗ dành. Hiểu được tâm lý của trẻ giai đoạn này, phụ

huynh học sinh và giáo viên sẽ biết cách dạy dỗ trẻ tốt hơn, trẻ sẽ hoàn thiện hơn về nhan cách và phát triển toàn diện.

Trong giai đoạn phát triển của trẻ từ 3 đến 4 tuổi, chúng thường thể hiện sự nhạy cảm và dễ xúc động. Tính cảm của họ phát triển nhanh chóng và thường không ổn định, dẫn đến việc tình cảm của trẻ chưa được bền vững và thường thay đổi nhanh chóng. Hành vi của trẻ thường được chi phối bởi tình cảm của họ trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, trẻ 3-4 tuổi cũng thể hiện sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực đạo đức và thẩm mỹ. Tình cảm và ý thức đạo đức thường đi đôi với nhau, và trẻ thường bị cuốn hút bởi cái đẹp. Họ cũng bắt đầu nhận biết sự khác biệt giữa hành vi đúng và hành vi sai trong mối quan hệ xã hội.

Ý thức về bản thân của trẻ còn mơ hồ và đang phát triển, nhưng thông qua việc tiếp xúc với thế giới xung quanh, chúng được mở rộng và phát triển.

Trẻ bắt đầu nhận biết và tìm hiểu về nhiều mối quan hệ và tình huống phức tạp hơn, thường thông qua trò chơi và hoạt động vận động.

Họ có thể trở nên chủ quan và ngây thơ, thường đặt ra những yêu cầu vô lý ngoài khả năng của môi trường xung quanh. Người lớn cần kiên nhẫn và tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nhiều đối tượng và hoạt động khác nhau để họ có thể hiểu và tuân theo các quy tắc xã hội.

Việc giáo dục mối quan hệ thân ái và tình cảm từ giai đoạn mẫu giáo có thể giúp trẻ phát triển KNXH và cảm nhận được sự quan tâm từ người khác.

Tuy nhiên, cũng cần khuyến khích trẻ tự lập và tự học để họ phát triển tốt hơn trong tương lai.

Trẻ 4 – 5 tuổi: Ngôn ngữ phát triển mạnh -> quan hệ xã hội mở rộng ->

Đời sống tình cảm có sự chuyển biến tích cực vừa đa dạng vừa sâu sắc. Trẻ thích sự trìu mến, ghét thái độ dửng dưng, lạnh nhạt -> Đây là thời điểm phát triển lòng nhân hậu.

Thế giới tình cảm bắt đầu phát triển, cá tính bộc lộ. Có xu hướng tìm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Ánh sao quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 27 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)