CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO TRONG TRƯỜNG MẦM NON ÁNH SAO QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi các biện pháp đã đề xuất
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Nhằm xem xét mức độ hiệu quả của 5 biện pháp đề xuất ở trên, chúng tôi tiến hành lập phiếu khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của từng biện pháp để thu thập ý kiến từ 39 CBGV trong nhà trường.
Sau khi sử dụng phiếu hỏi, trò chuyện với các đối tượng khảo nghiệm thu được kết quả như sau. Để thuận trong việc theo dõi, chúng tôi quy ước về cách tính điểm như sau:
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
MỨC ĐỘ
CẤ THIẾT KHẢ THI
KHÔNG CẦN THIẾT
CẦN THIẾT
RẤT CẦN THIẾT
KHÔNG CẦN THIẾT
CẦN THIẾT
RẤT CẦN THIẾT
ĐIỂM SỐ 1 2 3 1 2 3
Bảng 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất Các biện pháp
(cần ghi tóm tắt tên biện pháp quản lý)
Tính cấp thiết Tính khả thi Rất
cấp thiết
Cấp thiết
Không cấp thiết
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi
Biện pháp 1
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí và tầm quan trọng của
65 84 12 25 125 11
Các biện pháp (cần ghi tóm tắt tên biện
pháp quản lý)
Tính cấp thiết Tính khả thi Rất
cấp thiết
Cấp thiết
Không cấp thiết
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi
HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo.
Biện pháp 2
Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo.
108 42 11 141 16 4
Biện pháp 3
Chỉ đạo đổi mới HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo thông qua việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến.
144 15 2 130 24 7
Biện pháp 4
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo tại các lớp học.
35 117 9 50 91 20
Biện pháp 5
Đa dạng hóa các hình thức phối kết hợp giữa PHHS và nhà trường.
30 120 11 37 111 13
Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của 5 biện pháp
Biểu đồ 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của 5 biện pháp
Tất cả các biện pháp nâng cao hiệu quả QLGD phát triển KNXH đối
với trẻ mẫu giáo đều được các CBQL, giáo viên và CMHS thống nhất là cần thiết, có tính khả thi đối với trường. Bảng 3.3 trình bày kết quả khảo nghiệm tính khả thi của từng biện pháp đề xuất đối với công tác quản lý HĐGD phát triển KNXH đối với trẻ mẫu giáo. Dựa trên số liệu trong bảng, dưới đây là một vài nhận xét:
Biện pháp 1 - Nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên: Biện pháp này được đánh giá là chưa cấp thiết, với 65 phiếu đánh giá chưa cấp thiết và 84 phiếu đánh giá cấp thiết. Điều này chỉ rõ tính nhất quán trong nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục KNXH.
Biện pháp 2 - Tổ chức lập kế hoạch quản lý HĐGD: Biện pháp này cũng được đánh giá cao với 108 phiếu cho rằng là cấp thiết và 42 phiếu cho không cấp thiết. Điều này cho thấy sự hiểu biết sâu sắc sự cấp thiết của việc có một kế hoạch quản lý cụ thể và có hiệu quả.
Biện pháp 3 - Chỉ đạo đổi mới HĐGD phát triển KNXH: Biện pháp này được đánh giá cao về mức độ cấp thiết, với 144 phiếu cho rằng là cấp thiết và 15 phiếu cho không cấp thiết. Điều này phản ánh mong muốn của nhà trường đối với sự đổi mới và vận dụng các biện pháp giáo dục tiên tiến.
Biện pháp 4 - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá giáo dục phát triển KNXH: Biện pháp này được đánh giá cao vì sự cấp thiết, nhưng không được đánh giá là thực sự cấp thiết hoặc cấp thiết. Điều này có thể bởi vì việc kiểm tra và đánh giá được xem là một phần của hoạt động hàng ngày và đã được thực hiện thường xuyên hơn đáng kể.
Biện pháp 5 - Đa dạng phương thức phối hợp giữa PHHS và nhà trường: Biện pháp này được đánh giá cao về mức độ khả thi, tuy nhiên không được đánh giá là chưa cấp thiết hoặc cấp thiết hơn các biện pháp trước. Điều này cho thấy sự hiểu biết sâu sắc, tầm quan trọng của sự phối hợp với CMHS, mặc dù không phải là ưu tiên. Tuy vậy với tỷ lệ trên tất cả các biện pháp là khả thi.
Kết luận Chương 3
Để góp phần nâng cao hiệu quả QLGD triển, KNXH ở trẻ mầm non, tác giả đã đề xuất năm biện pháp QLGD PT KNXH. Các biện pháp trên có mối liên hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau. Do đó, phải tiến hành chúng một cách đồng bộ thống nhất xuyên suốt tiến trình giáo dục phát triển KNXH ở trẻ mầm non.
- Quản lý HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ quan trọng của người cán bộ quản lý trong nhà trường. Thực hiện tốt nhiệm vụ này cũng chính là đã tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo.
- Trên cơ sở vận dụng chủ trương đường lối nghị quyết của đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đào tạo, các kiến thức của khoa học QLGD, kế thừa các đề tài trước đóvà đặc biệt là thông qua thực trạng quản lý HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Ánh sao quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QLGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Ánh sao quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã được khảo sát và khẳng định thông qua kết quả khảo nghiệm thực tế. Các biện pháp này nếu được triển khai thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Ánh Sao quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
KNXH là một trong những kỹ năng quan trọng của con người đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Hơn ai hết, trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo 3-6 tuổi cần được giáo dục phát triển KNXH ngay từ sớm để các em có được nền tảng cho việc hình thành nhân cách sau này.
KNXH của trẻ Mẫu giáo 3- 6 tuổi là khả năng trẻ có thể vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống theo đúng chuẩn mực xã hội; GVMN và phụ huynh trong nhóm nghiên cứu hầu hết đều có nhận thức đúng về sự cần thiết phải giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Ánh Sao quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, các biện pháp chưa phù hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, GVMN cần được bồi dưỡng chuyên sâu hơn về biện pháp giáo dục phát triển KNXH cho trẻ trong các hoạt động. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận của các biện pháp giáo dục phát triển tình cảm, KNXH cho trẻ mẫu giáo bằng việc phân tích một số khái niệm cơ bản, thực trạng giáo dục PTKNXH tại trường MN Ánh Sao nhằm làm rõ vai trò và tầm quan trọng cũng như nội dung của các biện pháp quản lý HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo. Luận văn đã hệ thống lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất năm biện pháp QLGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo.
Những biện pháp được đề xuất có quan hệ với nhau rất mật thiết, tác động lẫn nhau. Quá trình triển khai các biện pháp phải tiến hành đồng loạt, nhưng trong mỗi thời kỳ phải có sự lựa chọn biện pháp.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội.
Có kế hoạch tham mưu với Thành phố mời các chuyên gia nước ngoài
sang trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, tập huấn về phương pháp giáo dục, nội dung dạy học, QLGD với cán bộ quản lí và giáo viên tại các trường học.
Có kế hoạch tham mưu với Thành phố mở các khoá bồi dưỡng chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm với các trường mầm non quốc tế tại Việt Nam và trường mầm non tại nước ngoài.
Có chế độ khen thưởng với các cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên có thành tích nổi trội năng động và sáng tạo.
2.2. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo quận Hai Bà Trưng Viết kiểu hô khẩu hiệu, không phù hợp với chủ đề luận văn
Tham mưu với quận ủy, UBND quận, phòng nội vụ, phòng tài chính kế hoạch quận về kinh phí, CSVC, chế độ đãi ngộ, công tác quản lý nhân sự cho nhà trường.
Tăng cường các đoàn kiểm tra về HĐGD phát triển tình cảm, KNXH cho trẻ mầm non.
Tăng cường hướng dẫn nhà trường về việc huy động, sử dụng, khai thác các nguồn lực nhằm thực hiện giáo dục KNXH ở trẻ mầm non trên địa bàn Huyện, thành phố Hà Nội.
2.3. Đối với trường mầm non Ánh Sao
Viết kiểu hô khẩu hiệu, không phù hợp với chủ đề luận văn
Lập kế hoạch cụ thể về giáo dục PT KNXH, HĐGD PT KNXH, nâng cao nhận thức của giáo viên
Lập kế hoạch liên kết bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến, ứng dụng hiệu quả vào giáo dục trẻ.
Huy động phối hợp cùng các lực lượng giáo dục phục vụ cho công tác giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mầm non.
Đầu tư có hiệu quả nhân lực, vật lực, tài lực đảm bảo cho HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo.
2.4. Đối với các bậc cha mẹ học sinh
Viết kiểu hô khẩu hiệu, không phù hợp với chủ đề luận văn Cần viết lại
Bố mẹ luôn là tấm gương gần gũi nhất để các con noi theo
Các bậc cha mẹ cần có nhận thức đầy đủ, nghiêm túc và không né tránh trách nhiệm của mình đối với con cái.
Làm bạn với con, theo dõi sát sao sự phát triển, tiếp thu của con.
Liên hệ với nhà trường để nắm vững chương trình học và phối hợp nhịp nhàng cùng nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo-quản lý và sự vận dụng vào điều hành nhà trường, tập bài giảng dành cho học viên cao học quản lý giáo dục.
2. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cương (2014), Lý luận dạy học hiện đại:
Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học.
3. Bộ giáo dục đào tạo (2020), Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các cấp học, Module MN 2.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non Mô đul MN1 - C giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, Dành cho giáo viên.
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN- BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021, Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương về khoa học quản lý, Trường ĐH Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
8. Chương trình giáo dục các giá trị sống, Những hoạt động giá trị cho trẻ 3-7 tuổi, Copyright @ Living Values: An Educational Progamme Inc.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 (11/2013), Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
10. Vũ Dũng - Nguyễn Thị Mai Lan (2013), Tâm lý học quản lý, Nxb Khoa học giáo dục.
11. Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/STEAM Từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo, Nxb Trẻ.
12. Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam qua các môn tự nhiên và xã hội, khoa học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục họ
13. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015), Giáo trình khoa học quản lý, Học viện Quản lý giáo dục.
14. Phạm Thị Hòa (2002), Giáo trình phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường mầm non, Nxb Đại học Sư phạm.
15. Lê Thu Hương – Trần Thị Ngọc Trâm – Lê Thị Ánh Tuyết (2018), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục.
16. Lê Ngọc Hùng (2022), Lý thuyết các khoa học giáo dục: Học tập lãnh đạo quản lý, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
17. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục.
18. Ngô Thị Liên, Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, Modul MN 24.
19. Louise Boyd Cadwell (2018), Phương pháp giáo dục Reggio Emili, Nxb Lao động.
20. Lê Bích Ngọc (2009), Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi, Nxb Giáo dục.
21. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên), Nguyễn Thị Tứ, Bùi Hồng Quân, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (2011), Tâm lý học giao tiếp, Nxb Đại Học Sư Phạm.
23. Thông tin trên mạng Internet, Trang thư viện pháp luật.
24. Nguyễn Ánh Tuyết, Giáo dục mầm non những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm.
II. Tài liệu tiếng Anh
25. Arnold DH, Kupersmidt JB, Voegler-Lee ME, Marshall N(2012), The Association between Preschool Children's Social Functioning and
Their Emergent Academic Skills.
26. Maleki M. Chehrzad MM, Kazemnezhad Leyli E. Mardani A.Vaismoradi M, (1/5/2019), Social Skills in Preschool Children from Teachers' Perspectives, https://doi.org/10.3390/children6050064.
27. Monisha Singh Diwan Hanoi, Vietnam, June (2018), Social Emotional Learning to Promote Social Cohesion in the Early Years, (3-5).
28. Regional Guidance, “Social Emotional Learning to Promote Social Cohesion in the Early Years”, Programme monitoring and evaluation, Introducing Tools for the intervention - Monisha Singh Diwan Hanoi, Vietnam, 18-22 June.
29. Ziv Y (2013), Social Information Processing Patterns, Social Skills, and School Readiness in Preschool Children, J. Exp. Child psychology.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá mức độ kiến thức của HSMG từ năm 2020 đến 2023
Năm học Tổng số HSMG
Kiến thức lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ
2020 - 2021 416 359 86.29% 57 13.71%
2021 - 2022 391 341 87.21% 50 12.79%
2022 - 2023 358 320 89.38% 38 10.62%
(Nguồn: Số liệu thống kê trường mầm non Ánh Sao)
Bảng 2.4 Kết quả đánh giá mức độ kỹ năng của HS từ năm 2020 đến 2023
Năm học Tổng số HS
Kỹ năng phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ
2020 - 2021 416 353 84.85% 63 15.15%
2021 - 2022 391 337 86.28% 54 13.72%
2022 - 2023 358 314 87.7% 44 12.3%
(Nguồn: Số liệu thống kê trường mầm non Ánh Sao)
PHỤ LỤC 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN PHỤ HUYNH
Để góp phần nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong bối cảnh hiện nay, những ý kiến của quí vị là rất quan trọng, vì vậy mong quí vị bớt thời gian đọc và trả lời một số câu hỏi sau:
Xin trân thành cảm ơn!
Câu 1: Quý vị cho biết ý kiến về vai trò và sự cần thiết giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo
A. Rất quan trọng, rất cần thiết B. Quan trọng, cần thiết
C. Không quan trọng, không cần thiết
Câu 2: Quý vị cho biết mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân tới sự nhận thức KNXH của trẻ từ gia đình (tích x)
STT Các nguyên nhân
Ý kiến PHHS Rất ảnh
hưởng
Ảnh hưởng
Không ảnh hưởng
1 Cha mẹ tạo điều kiện cho con giao tiếp xã hội, thể hiện tình cảm bản thân.
2 Cha mẹ chơi các trò chơi giúp con phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
3 Giành thời gian chơi cùng con
4 Cha mẹ làm gương cho con trong các hoạt động hàng ngày
5 Cho con sử dụng các thiết bị điện tử mà không kiểm soát thời lượng
6 Phối hợp cùng nhà trường trong các hoạt động
PHỤ LỤC 3
CÁC PHIẾU HỎI CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN
Để góp phần nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong bối cảnh hiện nay, những ý kiến của quí vị là rất quan trọng, vì vậy mong quí vị bớt thời gian đọc và trả lời một số câu hỏi sau:
Xin trân thành cảm ơn!
Câu 1: Quý vị cho biết ý kiến về vai trò và sự cần thiết giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo.
A. Rất quan trọng, rất cần thiết B. Quan trọng, cần thiết
C. Không quan trọng, không cần thiết
Câu 2: Đánh giá của thầy (cô) về thực hiện nội dung giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo? (tích x)
TT Nội dung Tốt Khá Trung
bình Yếu 1 Nắm vững nội dung chương trình giáo
dục kỹ năng xã hội
2 Thực hiện đầy đủ nội dung chương trình giáo dục
3 Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo
4
Thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn và các nề nếp trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội
Câu 3. Mức độ sử dụng phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo được thực hiện như thế nào?
TT Nội dung Sử dụng
nhiều Sử dụng ít Chưa sử dụng Phương pháp
1 Nhóm phương pháp trực quan