Nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Ánh sao quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO TRONG TRƯỜNG MẦM NON

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non

1.5.1. Nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Khi tổ chức các hoạt động giáo dục bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non ở trường mẫu giáo, một trong những yếu tố quan trọng nhất là nhận thức và kỹ năng tổ chức đúng đắn của đội ngũ quản lý và giáo viên. Đội ngũ CBQL và giáo viên nhận thức chính xác về tầm quan trọng của phát triển KNXH cho trẻ mầu giáo là cơ sở để họ tạo ra các chương trình và hoạt động phù hợp. Nhận thức này cũng giúp họ hiểu rõ hơn về mục tiêu và ý nghĩa của việc phát triển KNXH, từ đó tạo ra những chiến lược và phương pháp giáo dục hiệu quả.

Năng lực chuyên môn nói chung của đội ngũ CBQL và giáo viên cũng đóng vai trò rất quan trọng. Sự kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng quản lý lớp học và tương tác với trẻ, cũng như khả năng sáng tạo trong việc thiết kế và thực hiện các HĐGD là những yếu tố cần thiết. Nếu đội ngũ này thiếu năng lực, việc triển khai các HĐGD về phát triển KNXH sẽ gặp khó khăn và không đạt được hiệu quả mong muốn.

Vì vậy, việc hỗ trợ, đào tạo và phát triển năng lực đội ngũ quản lý, giáo viên là một thách thức lớn. Đào tạo, hội thảo và các hoạt động thường xuyên giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng và nhận thức về việc phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ. Đồng thời, xác định rõ vai trò, phân công trách nhiệm của từng thành viên, nhân sự trong nhóm là yếu tố quan trọng trong việc quản lý

hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường mầm non.

1.5.2. Điều kiện CSVC, đồ dùng, đồ chơi, bầu không khí

Điều kiện CSVC, đồ dùng, đồ chơi và bầu không khí tại trường Mầm non đóng vai trò quan trọng trong quản lý HĐGD phát triển KNXH cho trẻ.

Môi trường vật chất phải được thiết kế sao cho phản ánh sự an toàn, sự thoải mái và sự kích thích tò mò của trẻ. Các phòng học rộng rãi, sáng sủa, có không gian mở, khu vực chơi ngoài trời an toàn và sạch sẽ là môi trường lý tưởng để trẻ có thể khám phá và phát triển KNXH của mình.

Cùng với đó, sự có mặt của đồ dùng và đồ chơi phù hợp cũng rất quan trọng. Đồ chơi phải được chọn lựa kỹ lưỡng, phản ánh sự đa dạng và sáng tạo, khuyến khích trẻ tưởng tượng và tương tác xã hội. Các trò chơi và hoạt động phải thú vị, kích thích sự hứng thú và sự tò mò của trẻ, từ đó giúp họ phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, bầu không khí trong lành và tích cực cũng đóng vai trò quan trọng. Sự thoải mái và an toàn trong môi trường học tập giúp trẻ cảm thấy tự tin và yêu thích việc tham gia các hoạt động. Bầu không khí tích cực, kỷ luật nhưng không gò ép cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và phát triển KNXH của trẻ.

Tóm lại, điều kiện CSVC, đồ dùng, đồ chơi và bầu không khí tại trường Mầm non có ảnh hưởng sâu rộng đến quản lý HĐGD. Việc đảm bảo một môi trường an toàn, sáng sủa, đầy đủ đồ chơi và hoạt động thú vị sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi nhất để trẻ phát triển KNXH và tinh thần tự tin.

1.5.3. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Gia đình là một trong các nhân tố có ảnh hưởng lớn đối với trẻ, vì trẻ phải tiếp xúc với từng thành viên trong gia đình thường xuyên hơn với thầy cô và bè bạn ở trường mầm non.

Mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ - con cái và giữa anh chị em ruột tạo nên mối quan hệ, thái độ của con cái đối với từng thành viên trong gia đình

và xã hội. trong gia đình trẻ học học được ngôn ngữ, kỹ năng sống, các giá trị văn hoá, đạo đức các hành vi ứng xử của mọi thành viên trong gia đình phù hợp với hoàn cảnh và tình huống, từ đó trẻ có được những kinh nghiệm ứng xử với người thân và mọi người xung quanh phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Bầu không khí gia đình hoà thuận ấm cúng, vui vẻ có những hành vi ứng xử hợp lý mọi người nên phân tích giúp trẻ hiểu đúng sai, việc nên làm và không nên làm, động viên, khích lệ những hành vi tốt kịp thời sẽ tạo ra những hành vi ứng xử phù hợp, lễ phép.

Những gia đình xảy ra xung đột thường xuyên, cha mẹ ly hôn, ly thân thường có ảnh hưởng tiêu cự đến đứa trẻ - chúng thường chống đối người lớn, khó bảo, ngỗ ngược…

Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục KNXH cho trẻ. Giáo viên tích cực phát triển các kế hoạch bao gồm nội dung cụ thể liên quan đến sự tham gia của phụ huynh, khuyến khích phụ huynh tham gia vào các hoạt động và đưa ra các đánh giá và nhận xét để hỗ trợ việc giảng dạy hiệu quả của giáo viên. Mặt khác những hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp cha mẹ chủ động trong việc giáo dục KNXH cho trẻ ở gia đình. Như vậy công tác giáo dục KNXH cho trẻ muốn hiệu quả cần có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa gia đình và nhà trường mới đem hiệu quả như mong muốn

Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, trong đó yếu tố giáo viên có ảnh hưởng rất lớn, bản thân trẻ là yếu tố có tính chất quyết định, các yếu tố môi trường, gia đình góp phần quan trọng trong quá trình tố chức hoạt động này cho trẻ ở trường mầm non.

Kết luận Chương 1

Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý HĐGD phát triển tình cảm, KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, luận văn trình bày một số khái niệm cơ bản của quản lý, quản lý trường mầm non, quản lý HĐGD, phát triển KNXH, quản lý các HĐGD lĩnh vực phát triển KNXH trong trường mầm non Luận văn cũng đã trình bày nội dung HĐGD phát triển tình cảm, KNXH, nội dung quản lý HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo trong các trường Mầm non, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường MN.

- Quản lý HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến các hoạt động phát triển KNXH nhằm thực hiện mục tiêu HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo, bên cạnh đó HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo có vai trò quan trọng, giúp trẻ biết cách quản lý cảm xúc của bản thân, xác định các mục tiêu tích cực, hình thành và duy trì các mối quan hệ, có trách nhiệm với quyết định của chính mình từ đó giúp phát triển những năng lực cá nhân của trẻ.

- Việc làm rõ cơ sở lý luận của HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em là vô cùng quan trọng, cần tăng cường giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non ở Việt Nam sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kỹ năng cho trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động.

Những lý luận ở trên sẽ là cơ sở cho việc phân tích thực trạng quản lý các HDGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non trong Chương 2, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý các HDGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non ở Chương 3 một cách chính xác, logic, khách quan, khoa học, khả thi hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Ánh sao quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)