Công cụ khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Ánh sao quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 60 - 87)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO TRƯỜNG MẦM NON ÁNH SAO QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2. Tổ chức hoạt động khảo sát thực trạng

2.2.5. Công cụ khảo sát

- 122 phiếu hỏi khảo sát (Xem phụ lục 2 đính kèm)

- Giáo viên phụ trách các lớp phát và thu phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu.

2.3. Kết quả khảo sát HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường MN Ánh Sao, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

2.3.1. Thực trạng về kết quả kiến thức của trẻ trong HĐGD phát triển KNXH của trẻ mẫu giáo trong trường MN Ánh Sao từ năm 2020-2023

Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá mức độ kiến thức của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) từ năm 2020 đến 2023

Dựa vào kết quả đánh giá trẻ cần đạt cuối mỗi năm học, đồng chí cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn trong trường mầm non Ánh Sao tổng hợp kết quả được đánh giá về mức độ kiến thức trẻ mẫu giáo cần đạt. Số học sinh được đánh giá đạt ở năm học 2020-2021 là 86.29%; chưa đạt 13.71%, đến năm 2021-2022 học sinh đánh giá đạt là 87.21%; chưa đạt là 12.79%, sang 2022-2023 học sinh đánh giá đạt là 89.38%; chưa đạt là 10.62%. Như vậy, nhìn chung là tỉ lệ học sinh về kiến thức của trẻ cần đạt theo yêu cầu của độ tuổi có chiều hướng gia tăng.

Tuy nhiên trong 3 năm liên tiếp vẫn có tỉ lệ trẻ mẫu giáo chưa đạt với tỉ lệ giảm dần. Qua 3 năm nhà trường thực hiện chương trình giáo dục nâng cao về phát triển KNXH tỉ lệ trẻ chưa đạt đã giảm nhưng mức giảm không đáng kể.

2.3.2. Thực trạng về kết quả phát triển KNXH của trẻ mẫu giáo trong trường MN Ánh Sao từ năm 2020-2023

Biểu đồ 2.2. Kết quả đánh giá mức độ kỹ năng của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) từ năm 2020 đến 2023

Năm học 2020-2021 học sinh đạt là 84.85%; chưa đạt 15.15%, năm 2021-2022 học sinh đạt là 86.28%; chưa đạt là 13.72%, năm 2022-2023 học sinh đạt là 87.70%,; chưa đạt là 12.30%.

Tỉ lệ học sinh chưa đạt ở kỹ năng qua 3 năm đã giảm, theo chiều hướng tốt lên. Nhưng với số lượng 12.3% trẻ chưa đạt về kỹ năng ở trường đi sâu về phát triển tình cảm, KNXH thì đây là điều cần khắc phục

Lý do thứ nhất: Các bậc PHHS giành ít thời gian cho con và ít quan tâm phối hợp với nhà trường trong việc rèn con trong thích nghi xã hội, kỹ năng ứng xử, giao tiếp xã hội.

Lý do thứ hai: các trò chơi, hoạt động nhằm giáo dục phát triển tình cảm, KNXH cho trẻ còn chưa phong phú, chưa thu hút trẻ.

Lý do thứ ba: Giáo viên chưa chú ý đến việc dậy kỹ năng cho cá nhân trẻ yếu, khai thác được triệt để sự phát triển cá nhân của con trẻ.

Bảng 2.3. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động phát triển KNXH của trẻ từ gia đình

STT Các nguyên nhân

Ý kiến PHHS Rất ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

1 Cha mẹ tạo điều kiện cho con giao tiếp xã hội,

thể hiện tình cảm bản thân. 0 113 9

2 Cha mẹ chơi các trò chơi giúp con phát triển

tình cảm, KNXH 0 119 3

3 Giành thời gian chơi cùng con 14 108 0

4 Cha mẹ làm gương cho con trong các hoạt

động hàng ngày 6 106 10

5 Phối hợp gia đình cùng nhà trường trong các

hoạt động 3 31 88

Khảo sát 122 phụ huynh ở 3 độ tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn, kết quả cho thấy: Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ thơ. Phát triển KNXH của trẻ ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới các hoạt động giúp trẻ phát triển KNXH tại gia đình.

Hàng ngày, với sự bận rộn của công việc nên việc chơi với con trẻ để qua đó phát hiện và bồi đắp tình cảm, KNXH thường bị phụ huynh bỏ qua. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường có nhưng sự ảnh hưởng chưa sâu sắc thể hiện ở mức độ quan tâm ở mức trung bình 88 phụ huynh cho con sử dụng các thiết

bị điện tử như tivi, ipad, điện thoại thông minh mà không kiểm soát thời lượng và thời điểm sử dụng một cách thường xuyên.

Như vậy, để việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ để tăng cường nhận thức lĩnh vực phát triển KNXH hiệu quả thì việc tạo môi trường gia đình rất cần thiết đó là nền tảng cơ bản cho sự hình thành KNXH.

2.4. Thực trạng thực hiện nội dung HĐGD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non Ánh Sao, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Thực trạng thực hiện nội dung HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non Ánh Sao, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội thông qua 39 phiếu hỏi gồm CBQL và GV của nhà trường. (Nội dung giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Ánh Sao)

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non Ánh Sao,

Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: Phiếu

TT Nội dung Tốt Khá Trung

bình Yếu 1 Nắm vững nội dung chương trình

giáo dục tình cảm, KNXH 5 26 8 0

2 Thực hiện đầy đủ nội dung chương

trình giáo dục 8 26 5 0

3

Xây dựng kế hoạch tổ chức các HĐGD phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo

5 20 11 3

4

Thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn và các nề nếp trong việc tổ chức các HĐGD tình cảm, KNXH

9 21 9 0

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường cho thấy các nội dung cơ bản để thực hiện tốt nội dung giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường vẫn còn hạn chế. Các nội dung được đánh giá ở mức tốt chiếm từ 5 phiếu đến 9 phiếu. So với mức đánh giá tốt và trung bình như vậy là còn hạn chế. Phần lớn được đánh giá ở mức khá từ 20 phiếu đến 26 phiếu. Có 3 phiếu đánh giá việc xây dựng kế hoạch còn yếu. Nguyên nhân trình độ áp dụng chương trình của một số giáo viên bị hạn chế chưa theo kịp yêu cầu của đổi mới, giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo trong việc học mọi lúc mọi nơi, tận dụng các tình huống thực tế cho việc học, chưa nắm bắt tốt tâm lý học theo nhu cầu của trẻ cũng như việc điều phối các hoạt động trong ngày để thỏa mãn việc học mà chơi của trẻ.

2.4.1. Thực trạng thực hiện phương pháp HĐGD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non Ánh Sao, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Tác giả khảo sát 39 cán bộ giáo viên thu được kết quả sau:

Bảng 2.5. Thực trạng về thực hiện phương pháp hoạt động giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non

Ánh Sao, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: Người

TT Nội dung Sử dụng

nhiều

Sử dụng ít

Chưa sử dụng Phương pháp

1 Nhóm phương pháp trực quan 39 0 0

2 Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm, trò chơi 34 5 0

3 Phương pháp giáo dục Steiner/ Waldorf 5 23 11

4 Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia 3 30 6

5 Phương pháp giáo dục STEAM 10 26 3

6 Phương pháp kích thích tư duy 1 18 20

Qua kết quả khảo sát về phương pháp giáo dục KNXH nhóm phương pháp trực quan được 39 giáo viên thường xuyên sử dụng. Nhóm phương pháp này là phương pháp truyền thống, nếu sử dụng nhóm phương pháp này thì học sinh sẽ thụ động hạn chế sáng tạo và tư duy logic. Đứng sau là nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm được 34 giáo viên sử dụng thường xuyên, trẻ được thường xuyên tham gia với các trò chơi, hoạt động, được tri giác thực tế và rút ra kết luận. Các nhóm Phương pháp giáo dục sớm STEAM, Steiner là các phương pháp tiên tiến trên thế giới cũng đã bước đầu được các giáo viên tìm hiểu và áp dụng, mức độ sử dụng còn ít từ 10 giáo viên đến 26 giáo viên ít khi sử dụng. Các phương pháp nói trên đều được các giáo viên ứng dụng có chọn lọc để thực hiện chương trình chứ không lựa chọn chỉ một phương pháp nào đó. Tuy nhiên sự ứng dụng này mới chỉ dừng lại ở sự tự tìm hiểu là chính chứ chưa có sự bồi dưỡng từ các chuyên gia.

2.4.2. Thực trạng các điều kiện thực hiện HĐGD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường MN Ánh Sao, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Khi tìm hiểu vấn đề này, tác giả đã tiến hành khảo sát phiếu với 52 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và thu được kết quả sau:

Bảng 2.6. Thực trạng về điều kiện thực hiện HĐGD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường MN Ánh Sao,

quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: Người

TT Nội dung Tốt Khá Trung

bình Yếu

1

Môi trường tinh thần, cảm xúc lành mạnh, vui tươi, thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ

31 21 0 0

2 Thiết lập và duy trì môi trường vật chất 27 25 0 0

TT Nội dung Tốt Khá Trung

bình Yếu cho HĐGD tình cảm, KNXH cho trẻ (đồ

dùng - đồ chơi hiện đại đồng bộ, nguyên vật liệu phong phú)

3 Chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên 30 15 7 0 4 Năng lực tổ chức HĐGD TC, KNXH của

giáo viên 23 16 9 4

5 CMHS tạo điều kiện và phối hợp cùng

nhà trường 10 9 33 0

Các điều kiện thực hiện hoạt động được tác giả đưa ra khảo sát đa số đều được cho là tốt. Có 31 phiếu khảo sát cho là có môi trường tinh thần, cảm xúc lành mạnh, vui tươi, thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên chỉ có 10 người cho rằng sự phối hợp giữa CMHS với nhà trường đạt tốt, 33 người được đánh giá ở mức trung bình. Phụ huynh dành ít thời gian song hành cùng con.

Có 4 ý kiến cho rằng năng lực tổ chức HĐGD KNXH của giáo viên còn yếu, chưa bắt kịp được nhu cầu học sinh, đa phần rơi vào các giáo viên trẻ, chưa lập gia đình, ít có kinh nghiệm thực tế.

Về CSVC của nhà trường hiện tại chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu hiện đại và đồng bộ nên 25 ý kiến đánh giá ở mức độ khá. Thiếu nhiều trang thiết bị nhóm lớp, đồ chơi hiện đại, nhiều đồ dùng cho bếp đã xuống cấp.

2.5. Thực trạng quản lý HĐGD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non Ánh Sao, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

2.5.1. Thực trạng quản lý xây dựng mục tiêu giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo Ở lứa tuổi Mẫu giáo môi trường xã hội của các em thay đổi nhiều, mở rộng từ gia đình, trường lớp đến cộng đồng xã hội. Vì vậy đòi hỏi trẻ

phải có những KNXH phù hợp để thích ứng với từng hoàn cảnh cụ thể. Trẻ thể hiện sự kiên trì, bền bỉ và biết kiềm chế hơn các tuổi trước. Ở tuổi này sự động viên khuyến khích của người lớn có ảnh hưởng rất tích cực và giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân mình. Trẻ muốn khẳng định bản thân, trẻ muốn sống và hành động giống như người lớn. Thực tế chúng ta thấy, do đặc trưng tâm lý lứa tuổi trẻ 5-6 tuổi rất thích bắt chước người lớn, làm những việc giống như người lớn vì vậy đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp giáo dục các KNXH cho trẻ, các hành vi văn hóa đạo đức phù hợp chuẩn mực xã hội.

Bảng 2.7. Thực trạng quản lý xây dựng mục tiêu HĐGD KNXH cho trẻ mẫu giáo

Đơn vị tính: người

TT Nội dung Tốt Khá Trung

bình Yếu 1 Xác định đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 30 9 0 0 2 Xác định đặc điểm phát triển KNXH của trẻ

mầm non 31 8 0 0

3 Trẻ có tình cảm với thiên nhiên, con người,

thế giới xung quanh 30 9 0 0

4

Trẻ có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động thể hiện KNXH, và biết thể hiện tình cảm thông qua các hoạt động đó.

34 5 0 0

5

Bồi dưỡng phát triển kĩ năng xã hội cơ bản trong cuộc sồng hàng ngày cũng như năng lực cảm xúc, tình cảm tự nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật, chuẩn bị cho trẻ hành trang sẵn sàng bước vào các cấp học tiếp theo và cuộc sống trong tương lai.

26 7 6 0

Bảng 2.10 trình bày thực trạng quản lý xây dựng mục tiêu HĐGD KNXH cho trẻ mẫu giáo, phản ánh số lượng người tham gia từ các đơn vị tính khác nhau và mức độ đánh giá từ "Tốt" đến "Yếu".

Từ bảng, ta nhận thấy rằng các đơn vị tính đã tham gia đánh giá đều cho rằng việc xác định đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi và phát triển KNXH của trẻ mầu giáo là khá tốt. Điều này cho thấy sự nhất quán và chú trọng vào việc hiểu rõ đặc điểm của trẻ để có thể xây dựng các HĐGD phù hợp.

Điều đáng chú ý là số lượng người đánh giá cho rằng trẻ mầm non có tình cảm với thiên nhiên, con người và thế giới xung quanh là rất cao, gần như tất cả đều đánh giá là tốt hoặc khá. Điều này thể hiện rằng môi trường giáo dục đang được xây dựng và quản lý một cách hiệu quả, tạo điều kiện cho trẻ phát triển mối quan hệ và KNXH một cách tự nhiên và tích cực.

Tuy nhiên, có một số phần trong bảng cho thấy một ít đánh giá ở mức

"Trung bình" đối với việc bồi dưỡng phát triển KNXH cơ bản trong cuộc sống hàng ngày và chuẩn bị cho trẻ bước vào các cấp học tiếp theo và cuộc sống trong tương lai. Điều này có thể yêu cầu sự cải thiện trong việc thiết kế và triển khai các HĐGD, cũng như tăng cường đào tạo cho đội ngũ giáo viên và nhân viên về phương pháp giáo dục phát triển KNXH.

2.5.2. Thực trạng quản lý xây dựng nội dung chương trình giáo dục phát triển, KNXH cho trẻ mẫu giáo

Trong quản lý, việc quản lý xây dựng nội dung chương trình là yếu tố rất quan trọng. Mục tiêu chương trình là nội dung kiến thức. Điều quan trọng khi xây dựng chương trình giáo dục là khối lượng và chất lượng cần truyền thụ. Tác giả tiến hành khảo sát 48 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thu được kết quả sau.

Bảng 2.8. Thực trạng về quản lý nội dung chương trình giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo

Đơn vị tính: người

TT Nội dung Tốt Khá Trung

bình Yếu 1 Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức với khả

năng phát triển của trẻ mẫu giáo 22 8 10 0

2 Chương trình giáo dục KNXH phù hợp với sự

phát triển tâm sinh lý của trẻ em mẫu giáo. 34 14 0 0 3 Hình thành cho trẻ KNXH trong quá trình cảm

thụ và lĩnh hội từ cuộc sống hàng ngày 35 5 8 5 4 Biết thể hiện KNXH khi tham gia hoạt động

trong cuộc sống. 40 8 0 0

5 Biết thể hiện KNXH khi tham gia các hoạt

động học tập cùng cô giáo. 32 8 5 3

6 Khai thác nội dung gì? gần gũi, theo nhu cầu

tìm hiểu của trẻ và xu hướng 4.0 0 36 4 10

Qua bảng số liệu trên cho thấy một số vấn đề sau: việc quản lý nội dung chương trình giáo dục cho trẻ diễn ra tương đối tốt. Song vẫn còn hạn chế ở sự đồng tâm phát triển, nội dung 1 số bài dậy bị trùng lặp ở các độ tuổi, vì lượng kiến thức cũng như chủ đề chưa phong phú, nên giáo viên lựa chọn bài dậy có sự chồng chéo và sự khai thác nội dung dậy lại giống nhau. Bảng 2.8 phản ánh thực trạng về quản lý nội dung chương trình giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo, được biểu diễn dưới dạng tỉ lệ phần trăm từ các đơn vị tính khác nhau, từ "Tốt" đến "Yếu".

Từ bảng, có một số điểm cần được nhấn mạnh. Đầu tiên, phần lớn các đánh giá cho thấy sự khái quát cao về việc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức với khả năng phát triển của trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một tỉ

lệ nhất định (10%) vẫn được đánh giá là ở mức "Trung bình", cho thấy vẫn còn phần nào đó cần cải thiện trong việc đảm bảo tính khoa học và sự phù hợp với khả năng phát triển của trẻ.

Thứ hai, có sự đồng thuận cao về việc chương trình giáo dục KNXH được thiết kế phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo, với tỉ lệ

"Tốt" và "Khá" chiếm đa số.

Thứ ba, các HĐGD được coi là rất hiệu quả trong việc hình thành KNXH của trẻ từ cuộc sống hàng ngày, cũng như trong việc thể hiện các kỹ năng này khi tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống và học tập cùng cô giáo.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một phần không nhỏ đánh giá rằng việc khai thác nội dung gần gũi và theo nhu cầu tìm hiểu của trẻ cũng như xu hướng 4.0 vẫn còn ở mức "Trung bình" hoặc "Yếu". Điều này cho thấy cần có sự cải thiện trong việc điều chỉnh nội dung giáo dục sao cho phù hợp và hấp dẫn hơn đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2.5.3. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo

Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý và giáo viên trường mầm non Ánh Sao, kết quả thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo

Đơn vị tính: người

STT Nội dung

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1 Thực hiện chương trình giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo trong

27 21 0 0

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Ánh sao quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 60 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)