CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.3. Phương pháp chọn mẫu
Rõ ràng, chúng ta đều thừa nhận những ưu điểm chỉ có được khi tiến hành nghiên cứu trên phạm vi tổng thể như: sai số gần như bằng không, khả năng khái quát và đại diện cao. Vì vậy, nếu như không chịu những sự ràng buộc về mặt không gian, thời gian và tài chính sẽ rất lý tưởng nếu tiến hành nghiên cứu trên quy mô tổng thể nghiên cứu. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu đủ điều kiện để tiến hành nghiên cứu trên quy mô tổng thể thật sự không nhiều. Chính vì vậy, việc tiến hành chọn mẫu đại diện trong nghiên cứu đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến trong các nghiên cứu định lượng về kinh doanh, xã hội.
Chọn mẫu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu định lượng vì quá trình này có mối tác động đến chi phí và chất lượng của nghiên cứu (Thọ 2013).
Trong nghiên cứu định lượng đòi hỏi kích thước mẫu lớn và thông thường được lựa chọn dựa trên phương pháp xác suất (ngẫu nhiên) nhằm mục tiêu đại diện tốt nhất cho đám đông nghiên cứu (Sudman 1976). Vì vậy, chọn mẫu theo phương pháp xác suất (ngẫu nhiên) sẽ giúp cho nghiên cứu có tính tổng quát hóa cao.
Theo (Nguyễn 2013) quy trình chọn mẫu được chia làm 05 bước như sau:
Bước 1. Xác định tổng thể nghiên cứu
Trong nghiên cứu chúng ta gần như không thể biết chính xác tất cả mọi phần tử của tổng thể. Khái niệm tổng thể được hiểu là tập hợp toàn bộ mọi đối tượng nghiên cứu để quan sát và thu thập, phân tích dữ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về mục tiêu và phạm vi nghiên cứu (Nguyễn 2013). Hay nói một cách cụ thể hơn, khi nghiên cứu chúng ta sẽ quan tâm vào một khía cạnh cụ thể nào đó, và các dấu hiệu này được thể hiện trên mọi phần tử nghiên cứu.
TQ1 PRC là một trong những đối tác tôi thường xuyên tiến hành giao dịch mua bán.
TQ2 PRC là một trong những đối tác lựa chọn ưa thích của tôi
TQ3 Khi có nhu cầu tiến hành giao dịch mua bán, PRC là một trong những đối tác đầu tiên tôi nghĩ đến
TQ4 Theo cảm nhận của tôi, PRC thật sự là một đối tác thấu hiểu thị trường
Như vậy, cụ thể trong công trình nghiên cứu này, tổng thể nghiên cứu chính là nghiên cứu về yếu tố lòng trung thành của khách hàng trong toàn bộ những nhóm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của PRC trong tương lai.
Bước 2. Xác định khung mẫu
Cấu trúc mẫu khách hàng của PRC, có thể xem đây là toàn bộ thông tin cá nhân của khách hàng là tổ chức như: loại hình doanh nghiệp, quy mô đơn hàng, thời gian là khách hàng của PRC...Tác giả đã thu thập những dữ liệu khung mẫu này thông qua những câu hỏi trong bảng khảo sát. Cấu trúc mẫu của thang đo những nhân tố tác động đến lòng trung thành của khách hàng bao gồm 03 nhân tố chính: loại hình doanh nghiệp, quy mô đơn hàng, thời gian là khách hàng của PRC, đây là những thành phần có ảnh hưởng lớn nhất đến lòng trung thành của khách hàng tại PRC.
Bước 3. Xác định kích thước mẫu
Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, cần xây dựng bộ mẫu nghiên cứu có quy mô lớn, và thông thường mẫu được chọn theo phương pháp xác suất (Sudman 1976). Theo (Hair 2006), muốn tiến hành phân tích EFA, cần đáp ứng tỷ lệ số quan sát/số biến tối thiểu là 5:1. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu trước đây đã đề xuất công thức tính cỡ mẫu theo kinh nghiệm là: n=50 + 8.m (m= số biến độc lập trong mô hình).
Như vậy, dựa trên những nghiên cứu trước đây về cách thức xác định kích thước mẫu, với số lượng biến độc lập trong mô hình nghiên cứu là 05 và trong nghiên cứu sử dụng thang đo sơ bộ bao gồm tổng cộng 26 biến quan sát, như vậy theo những nguyên tắc nêu trên cỡ mẫu tối thiểu là 130 sẽ đáp ứng được những yêu cầu về thống kê áp dụng cho cả hai phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến.
Vì vậy với thang đo chính thức sau quá trình phân tích cùng với các kỹ thuật làm sạch dữ liệu trên phần mềm SPSS, tác giả đã khảo sát và điều chỉnh kích thước mẫu với khoảng 150 quan sát nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu thống kê.
Bước 4. Chọn phương pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu xác suất vì phương pháp này sẽ giúp kiểm soát được sai số của bộ mẫu trong nghiên
cứu. Hơn nữa, kiểu lấy mẫu được chọn trong nghiên cứu này là phương pháp ngẫu nhiên đơn giản thông qua việc khảo sát danh sách khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng của PRC.
Bước 5. Tiến hành chọn
Sau quá trình xây dựng thang đo thông qua sự tư vấn ý kiến của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, tác giả tiến hành khảo sát nhóm đối tượng là khách hàng của PRC thông qua hình thức khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi được đưa ra tại Hội nghị khách hàng của công ty được tổ chức vào ngày 12-10-2017. Thông qua cuộc khảo sát trực tiếp tại hội nghị khách hàng của công ty đã thu về được 173 phiếu khảo sát hợp lệ. Nhằm đáp ứng được các yêu cầu về mặt thống kê, tác giả tiến hành khảo sát đối đối với những khách hàng ở ngoài nước thông qua hai hình thức là email và google forms. Sau khi tổng hợp và phân tích làm sạch mẫu bằng phần mềm SPSS đối với hơn 195 mẫu thu thập, tác giả đã điều chỉnh cỡ mẫu với 150 khảo sát đáp ứng các yêu cầu phân tích thống kê.
Chương 3 đã trình bày chi tiết về quy trình thiết kế nghiên cứu, đi từ nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn các chuyên gia có uy tín trong nghành cao su. Sau đó, là quá trình nghiên cứu chính thức thông qua việc phân tích các dữ liệu nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo, mô hình cùng các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra ban đầu.
Dựa trên việc định hướng và xây dựng quy trình thiết kế nghiên cứu ở chương này sẽ là cơ sở để tác giả tiến hành phân tích các kết quả nghiên cứu thông qua phân tích thống kê định lượng sẽ được trình bày trong chương 4.