Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế các yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong​ (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong

4.1.1 Giới thiệu sơ lược

- Quá trình hình thành và phát triển

Tên tổ chức: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong Tên quốc tế: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: TPBank

Website chính thức: www.tpb.vn Ngày thành lập: 05/05/2008

Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, TPBank đang bước qua tuổi thứ 11, khá non trẻ trong mặt bằng chung các ngân hàng tại Việt Nam. Cũng chính vì thế, TPBank không nằm ngoài tác động của những thăng trầm sóng gió trên thị trường tài chính. Năm 2011, TPBank phải gánh chịu một khoảng lỗ luỹ kế lớn xuất phát từ hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro kém hiệu quả, vì vậy ngân hàng đã bị buộc phải tái cơ cấu. Đầu năm 2012, Ông Đỗ Minh Phú và Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji đã mua lại 20% cổ phần của TPBank. Đây được xem là dấu mốc lớn góp phần vào việc vực dậy ngân hàng sau những biến cố, thay đổi hoàn toàn nhận diện thương hiệu cũng như định hướng hoạt động. Cục diện thay đổi, lỗ luỹ kế dần được bù đắp, mạng lưới hoạt động của TPBank sau đó được chú trọng phát triển, đồng thời ngân hàng này cũng đầu tư mạnh về mặt hình ảnh cũng như về mặt công nghệ. Năm 2016, TPBank ghi nhận sự góp vốn của Tổ chức Tài chính Thế giới IFC (thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới World Bank) với tỷ lệ sở hữu 3.45%, còn năm 2017 là Quỹ đầu tư PYN Elite Fund với tỷ lệ 4,99%. Ngày 03/08/2018, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 1565/QĐ-NHNN cho phép TPBank nâng vốn điều lệ lên 6.718.420.750 đồng và được Moody’s nâng mức xếp hạng tín nhiệm lên mức B1 (ổn định), nằm trong top 300 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất châu Á theo The Asian Banker

Hình 4.1 Cơ cấu cổ đông TPBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên TPBank năm 2017) - Các hoạt động kinh doanh

Cũng như các Ngân hàng TMCP khác, hoạt động kinh doanh của TPBank bao gồm 3 mảng chính là huy động, tín dụng và thanh toán với trọng tâm hướng đến phân khúc khách hàng cá nhân. Với mục tiêu là Ngân hàng đi đầu về công nghệ, TPBank tập trung phát triển những sản phẩm dịch vụ mang tính ứng dụng công nghệ cao, tạo tối đa tiện ích và thuận lợi cho khách hàng giao dịch.

Với cổ đông chiến lược là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, hoạt động kinh doanh vàng là một phần không thể không nhắc đến. Ngoài ra hoạt động đầu tư của TPBank khá được Ban điều hành chú trọng, đóng góp một phần không nhỏ cho lợi nhuận của ngân hàng.

Cơ cấu cổ đông TPBank tính đến đầu năm 2018 Tập đoàn Công nghệ FPT

Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji Quỹ đầu tư PNY Elite

Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Việt Nam Ông Đỗ Anh Tú

Tổ chức Tài chính Quốc tế

Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd., Singapore Khác

4.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh (từ năm 2013 đến năm 2017)

ĐVT: Tỷ đồng Hình 4.2 Tình hình hoạt động kinh doanh TPBank năm 2013 - 2017

(Nguồn: Báo cáo tài chính TPBank năm 2013 – 2017) Nhìn chung sau khoảng thời gian tự tái cơ cấu, TPBank đã dần lấy lại đà phát triển. Chỉ với 5 năm, tổng huy động cũng như cho vay của ngân hàng đã tăng hơn 5 lần.

Cuối năm 2017, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 1.200 tỷ đồng, tăng hơn 70%

so với năm 2016 và là cũng là mức kỷ lục của ngân hàng này từ khi thành lập. Tuy nhiên, do hậu quả của việc kinh doanh kém hiệu quả năm 2011 gây ra khoảng lợi nhuận âm 1.371 tỷ đồng, trong đó âm đến 1.020 tỷ đồng vào vốn chủ sở hữu. Cũng vì vậy mà lợi nhuận sau thuế chưa phân phối khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015 đều được giữ lại để bù đắp vào thặng dư âm, con số này cho đến hết năm 2017 vẫn còn đến 234 tỷ đồng chưa bù đắp hết. Tuy nhiên với kết quả lợi nhuận trước thuế là 1.024 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018 thì con số âm này đã không còn vấn đề đáng lo ngại. Về quy mô, tổng tài sản của TPBank ở thời điểm tháng 6/2018 đã đạt đến con số 126.500 tỷ

14,331 21,632 39,505 55,082 70,298

11,809 19,639 27,977 46,233 62,747

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Huy động Cho vay

đồng. Tính từ thời điểm năm 2013, con số này đã tăng gần gấp 4 lần cho thấy tốc độ phát triển của ngân hàng này khá khả quan.

ĐVT: Tỷ đồng Hình 4.3 Lợi nhuận của TPBank năm 2013 - 2017

(Nguồn: Báo cáo tài chính TPBank năm 2013 – 2017) 4.1.3 Mạng lưới hoạt động

Một trong những lý do gián tiếp của việc BĐH quyết định giữ lại lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là để tập trung phát triển mạng lưới và xây dựng thương hiệu. Hiện nay TPBank đã có 68 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, và đang có xu hướng phát triển dần ra các tỉnh thành ngoài trung tâm. Việc xin giấy phép hoạt động cho một chi nhánh hay phòng giao dịch ngân hàng trong bối cảnh NHNN đang thu hẹp số lượng ngân hàng như hiện nay là khá khó khăn. Thế nên để tiết kiệm chi phí nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, giấy phép mà lại có thể tạo điều kiện cho khách hàng có thể đến giao dịch 24/7, TPBank triển khai mô hình Live Bank, là một dạng chi nhánh thu nhỏ, với

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

LNST 381.39 535.88 562.16 565.22 963.61

LNST chưa phân phối -868.66 -332.78 229.34 565.22 963.61 Thặng dư vốn -1020.00 -1020.00 -1020.00 -718.83 -234.45

-1500 -1000 -500 0 500 1000 1500

LNST LNST chưa phân phối Thặng dư vốn

thiết bị duy nhất là máy VTM (Video Teller Machine), đã có thể thực hiện hầu hết các giao dịch cơ bản của ngân hàng như nộp tiền, rút tiền, gửi tiết kiệm, mở tài khoản và phát hành thẻ tại chỗ. Số lượng Live Bank mà TPBank mở ra và đi vào hoạt động cho đến thời điểm tháng 09/2018 đã là 77.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế các yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong​ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)