Hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế áp dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu​ (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO

2.2 Hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Á Châu

Từ năm 2012, ACB đã thành lập Khối quản trị rủi ro bao gồm bốn phòng: Phòng QTRR thị trường; Phòng QTRR vận hành, Ban chính sách và quản lý tín dụng; Bộ phận phân tích rủi ro, quản lý danh mục, hạ tầng công cụ và quản lý dự án. Đồng thời tiến hành xây dựng chính sách QTRR và tiến hành hoàn chỉnh cấu trúc thanh khoản vững chắc. Tuy nhiên, các rủi ro về thay đổi chính sách, rủi ro về pháp lý chưa được dự báo, đánh giá đúng mức để kiểm soát hữu hiệu. Kết cấu các phòng ban của Khối QTRR vẫn được giữ nguyên trong năm tiếp theo là năm 2013 với định hướng xây dựng danh mục tài sản an toàn, phù hợp với khẩu vị rủi ro của ACB. Trong năm 2014, bộ phận phân tích rủi ro, quản lý danh mục, hạ tầng công cụ

& quản lý dự án được đổi tên thành phòng pháp chế và tuân thủ với mục tiêu đặt ra là kiểm soát hữu hiệu các rủi ro về thay đổi chính sách, pháp lý. Đến năm 2015, ban chính sách và quản lý tín dụng được đổi tên thành phòng quản lý RRTD, đồng thời phòng pháp chế và tuân thủ cũng được đổi tên thành bộ phận phòng chống rửa tiền.

Kết cấu này được giữ nguyên cho đến thời điểm hiện tại. Các quy định về QTRR liên tục được tăng cường nhất là khi ngân hàng Á Châu được chọn là một trong mười ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II. Ngân hàng đã có những động thái hết sức tích cực như chủ động cải thiện các tỷ lệ an toàn vốn (CAR) thông qua nhiều biện pháp như phát hành hơn ba nghìn tỷ trái phiếu vốn cấp 2 (Tier 2); chủ động theo dõi, quản lý danh mục cho vay từ nhiều mặt như kỳ hạn và ngành nghề cho vay với mục tiêu cải thiện hệ số tài sản có rủi ro; tiếp tục hoàn thiện các quy trình, chính sách và các hạn mức quản lý rủi ro nhằm phù hợp với quy định hiện hành của Ngân

hàng Nhà Nước và tiếp cận thông lệ quốc tế tốt. Khung quản lý rủi ro hoạt động được ban hành cùng với việc hình thành Hội đồng Quản lý rủi ro hoạt động nhằm hỗ trợ công tác QTRR tại ACB hiệu quả hơn.

2.2.2 Chức năng

- Chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và duy trì khung quản lý rủi ro.

- Đề ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn, kỹ thuật, hạ tầng ứng dụng chung cho công tác quản lý, kiểm soát toàn diện các loại rủi ro.

- Chịu trách nhiệm thông đạt, thực thi các nguyên tắc QTRR trên toàn hệ thống.

2.2.3 Nhiệm vụ

- Xây dựng chính sách, tiêu chuẩn QTRR.

- Nghiên cứu, hoàn thiện, triển khai hạ tầng ứng dụng, kỹ thuật phân tích rủi ro, thông tin quản trị và quản lý danh mục.

- Đảm bảo tính sáng suốt, minh bạch trong các quyết định cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng.

- Hoạt động khách quan, đảm bảo các quyết định về cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận không bị tác động bởi các chỉ tiêu kinh doanh.

- Hỗ trợ Uỷ ban QTRR và các cấp lãnh đạo trong việc phát triển nhận thức về rủi ro, góp phần truyền đạt văn hoá rủi ro và các giá trị trong chức năng rủi ro cho toàn hệ thống.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực liên quan đến công tác quản trị rủi ro.

2.2.4 Vấn đề biểu hiện về hoạt động QTRR tại ngân hàng ACB

Như vậy với việc ý thức được tầm quan trọng của công tác QTRR, ngân hàng TMCP Á Châu đã có những biện pháp kiện toàn hệ thống QTRR, và đã đem lại kết quả khả quan. Tuy nhiên đây chỉ là thành công bước đầu. Trong quá trình áp dụng, sẽ bắt đầu xuất hiện những vấn đề, những khó khăn mà ACB cần vượt qua để hoàn thiện hơn hệ thống quản trị rủi ro, tiến gần đến với những chuẩn mực của quốc tế.

Trên thực tế những thách thức ACB gặp phải đó là về mặt nhân sự, hạ tầng công nghệ, cũng như chính sách, quy trình tín dụng để đáp ứng được tiêu chuẩn Basel mà tác giả sẽ đi sâu phân tích ở những chương sau.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu, cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh, mạng lưới phân phối cũng như tóm tắt tình hình kết quả kinh doanh của ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Nội dung chương nêu khái quát về hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Á Châu qua các thời kỳ, từ đó nêu bật tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng và là cơ sở cho những trình bày chi tiết hơn trong chương 4 về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng Á Châu.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế áp dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu​ (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)