CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHI ÁP DỤNG BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
4.1 Hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu
4.1.1 Biến động dư nợ tín dụng qua các năm 2013-quý 3 năm 2019
Từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ACB, luận văn đưa ra số liệu tổng hợp về dư nợ tín dụng theo loại hình, dư nợ tín dụng theo ngành, dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp và dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay để cho thấy được sự biến động của dư nợ tín dụng tại ACB trong giai đoạn từ năm 2013 đến hết quý 3 năm 2019.
Bảng 4.1: Dư nợ tín dụng theo loại hình
ĐVT: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Cho vay các
tổ chức kinh tế cá nhân trong nước
105.952 114.964 132.840 160.923 195.357 227.652 253.382
Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá
217 329 245 99 133 97 61
Cho thuê tài
chính 973 948 894 906 850 815 855
Các khoản
trả thay 0,3 0,398 0,3 0,3 0,499 0,199 0,199
khách hàng Cho vay bằng vốn tài trợ ủy thác đầu tư
49 83 52 28 17 10 5
Cho vay giao
dịch ký quỹ 805 1.099 1.316 1.445 2.157 1.953 1.749 Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527 256.052
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Bảng 4.2: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ theo loại hình
ĐVT: % 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Cho vay
các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước
4,20 8,51 15,55 21,14 21,40 16,53 11.30
Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá
18,80 51,40 -25,49 -59,69 34,09 -26,97 -37.11
Cho thuê
tài chính 3,69 -2,61 -5,62 1,30 -6,21 -4,08 4.91 Các khoản
trả thay khách hàng
-94,30 32,67 -24,62 0,00 66,33 -60,12 0.00
Cho vay bằng vốn tài trợ ủy thác đầu tư
895,02 70,09 -37,35 -45,46 -41,20 -41,82 -50.00
Cho vay giao dịch ký quỹ
121,98 36,66 19,74 9,77 49,28 -9,47 -10.45
Tổng tăng
trưởng 4,67 8,73 15,27 20,73 21,49 16,13 11.30
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Theo thống kê trong báo cáo tài chính của ngân hàng từ năm 2013 đến 2018 và quý 3 năm 2019, đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng ACB là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước với tỷ trọng chiếm đến trên 98%. Trong vòng 5 năm tổng dư nợ cho vay đã tăng lên đến hơn 2,2 lần (từ mức 107.994.569 tỷ đồng vào cuối năm 2013 lên đến 230.527.220 cuối năm 2018), với tốc độ tăng trưởng khá ổn định trung bình 14,5%/năm, và đảm bảo tuân thủ mức trần tăng trưởng tín dụng. Trong 9 tháng đầu năm 2019, dư nợ tín dụng đạt 256.052 tỷ đồng, tăng 11,3% so với đầu năm.
Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh cho vay tổ chức cá nhân trong nước (tốc độ tăng trưởng năm 2018 là 16,53%), công ty chứng khoán cũng tăng cho vay giao dịch ký quỹ, đặc biệt là năm 2013 ( tăng trưởng 121,98%) và năm 2017 (tăng trưởng 49,28%), tuy nhiên đến năm 2018 tốc độ tăng trưởng đã giảm 9,47%, và quý 3 năm 2019 là giảm 10,45%. Ngoài ra tốc độ tăng trưởng của các loại hình cho vay khác đều giảm.
Bảng 4.3: Dư nợ tín dụng theo ngành
ĐVT: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Thương mại 27.095 28.220 30.330 34.442 38.967 45.966
Nông, lâm
nghiệp 1.038 937 997 882 882 871
Sản xuất và gia
công chế biến 20.897 21.187 21.150 21.218 24.233 23.648
Xây dựng 3.806 4.279 5.475 6.923 8.516 10.911
Dịch vụ cá nhân
và cộng đồng 1.002 1.211 1.874 2.584 3.456 4.555 Kho bãi, giao
thông vận tải và thông tin liên lạc
3.151 2.791 2.467 3.072 2.593 2.718
Giáo dục và đào
tạo 117 146 141 242 375 546
Tư vấn và kinh doanh bất động sản
2.206 2.265 2.541 3.611 4.078 3.535
Nhà hàng và
khách sạn 1.708 1.935 2.370 2.470 2.507 2.703
Dịch vụ tài
chính 0,1 246 9 31 25 12
Các ngành nghề khác và cho vay cá nhân
46.975 54.205 67.995 87.928 112.882 135.063
Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Bảng 4.4: Tỷ trọng dư nợ theo ngành
ĐVT: %
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Thương mại 25,09 24,03 22,41 21,08 19,63 19,94
Nông, lâm nghiệp 0,96 0,80 0,74 0,54 0,44 0,38
Sản xuất và gia
công chế biến 19,35 18,04 15,63 12,99 12,21 10,26
Xây dựng 3,52 3,64 4,05 4,24 4,29 4,73
Dịch vụ cá nhân và
cộng đồng 0,93 1,03 1,38 1,58 1,74 1,98
Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc
2,92 2,38 1,82 1,88 1,31 1,18
Giáo dục và đào
tạo 0,11 0,12 0,10 0,15 0,19 0,24
Tư vấn và kinh
doanh bất động sản 2,04 1,93 1,88 2,21 2,05 1,53 Nhà hàng và khách
sạn 1,58 1,65 1,75 1,51 1,26 1,17
Dịch vụ tài chính 0,0001 0,21 0,01 0,02 0,01 0,01 Các ngành nghề
khác và cho vay cá nhân
43,50 46,16 50,24 53,81 56,86 58,59
Tổng 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Qua số liệu cho thấy đối tượng cho vay của ACB khá đa dạng, nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Ngành chiếm tỷ trọng cao trong danh mục tín dụng là thương mại, chiếm 19,94% năm 2018, với dư nợ đạt trên 45.966 tỷ đồng, và sản xuất, gia công chế biến chiếm 10,26 % trong năm 2018, đạt dư nợ trên 23.647 tỷ đồng.
Bảng 4.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp
ĐVT: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Doanh nghiệp
nhà nước 2.685 1.896 1.660 1.909 1.767 1.407
Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân
57.996 59.335 64.692 72.951 82.866 94.574
Công ty liên
doanh 537 1.199 796 1.157 1.404 788
Công ty 100% vốn nước ngoài
389 1.446 1.591 872 1.233 612
Hợp tác xã 36 46 64 83 108 103
Cá nhân và khách hàng khác
46.352 53.500 66.545 86.428 111.135 133.043
Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Bảng 4.6: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình doanh nghiệp
ĐVT: %
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Doanh nghiệp
nhà nước 2,49 1,62 1,23 1,17 0,89 0,61
Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân
53,70 50,53 47,80 44,65 41,74 41,03
Công ty liên 0,50 1,02 0,59 0,71 0,71 0,34
doanh
Công ty 100%
vốn nước ngoài
0,36 1,23 1,18 0,53 0,62 0,27
Hợp tác xã 0,03 0,04 0,05 0,05 0,05 0,04
Cá nhân và khách hàng khác
42,92 45,56 49,17 52,89 55,98 57,71
Tổng 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Phân tích cho thấy ngân hàng Á Châu tập trung đẩy mạnh mảng bán lẻ, và cũng đang là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam. Theo báo cáo tài chính của ACB năm 2018 cho vay khách hàng cá nhân đạt trên 131 ngàn tỷ đồng chiếm hơn một nửa tỷ trọng tín dụng, tiếp tục là đầu tàu cho tăng trưởng tín dụng toàn ngân hàng. Ngoài ra cho vay công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân đạt trên 94.574 tỷ đồng (chiếm 41,03% năm 2018), chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổng danh mục cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 90% số dư nợ cho vay toàn ngân hàng.
Bảng 4.7: Dư nợ theo thời hạn cho vay
ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Nợ ngắn hạn 57.643 59.668 63.928 76.447 98.989 122.529 139.408 Nợ trung hạn 17.209 19.048 21.343 21.320 19.235 17.746 16.402 Nợ dài hạn 33.143 38.708 50.078 65.634 80.290 90.253 100.242 Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527 256.052
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Bảng 4.8: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay
ĐVT: % 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Nợ ngắn hạn 53,38 50,81 47,23 46,78 49,87 53,15 54,45 Nợ trung hạn 15,94 16,22 15,77 13,05 9,69 7,70 6,40 Nợ dài hạn 30,69 32,96 37,00 40,17 40,45 39,15 39.15
Tổng 100 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Đối với dư nợ tín dụng theo thời hạn, do đặc điểm ít rủi ro, thời gian thu hồi vốn nhanh, nên nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong năm 2018 nợ ngắn hạn đạt trên 122.528 tỷ đồng, chiếm 53,15%, tiếp đến là nợ dài hạn, chiếm 39,15% và sau cùng là nợ trung hạn, 7,7%. Quý 3 năm 2019, nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên 139.408 tỷ đồng chiếm 54,45%. Tuy nhiên tỷ trọng nợ dài hạn đang có xu hướng tăng dần do ngân hàng Á Châu tài trợ cho một số dự án lớn, điều này cũng sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng cần được kiểm soát chặt chẽ.
Sự biến động của dư nợ cho thấy ACB có chiều hướng muốn giảm rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Đây chính là kết quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc hoạch định kế hoạch kinh doanh.