Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế áp dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu​ (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆP ƯỚC BASEL 12

3.1 Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro. Theo Allan H. Willett: rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi. Một quan điểm hiện đại về rủi ro khác là của Frank H.

Knight cho rằng: rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được. Cũng như một doanh nghiệp kinh doanh, ngân hàng thương mại cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro từ vi mô đến vĩ mô như sự cạnh tranh từ đối thủ, các sự cố hệ thống kỹ thuật, hay ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát, khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những rủi ro đặc thù riêng mà các ngân hàng còn phải đối mặt trong lĩnh vực của mình. Những rủi ro này đang ngày càng đa dạng, phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính và sự hội nhập thị trường toàn cầu.

Những rủi ro một NHTM có thể gặp phải được Ủy ban Basel phân loại thành các nhóm sau: rủi ro danh tiếng, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng.

Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế, công tác quản trị rủi ro ở ngân hàng yếu kém không những dẫn đến tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn ảnh hưởng hết sức tiêu cực đối với nền kinh tế. Ủy ban Basel đã chỉ ra rằng: Đối với lĩnh vực ngân hàng, rủi ro tín dụng được đánh giá là rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn là một phần tất yếu trong các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Chính vì vậy trong khuôn khổ bài luận văn này, tác giả tập trung đi sâu phân tích về rủi ro tín dụng và các hoạt động QTRRTD theo hiệp ước Basel II của ngân hàng ACB.

3.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

Tháng 9/2000 Ủy ban Basel ban hành bộ “Những nguyên tắc cho quản trị rủi ro tín dụng” (Principles for the Management of Credit Risk), trong đó có đề cập: “Rủi ro tín dụng là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đối tác không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận”

Theo Quản trị rủi ro ngân hàng (2001) của Joel Bessis, rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc đó là sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay.

Theo Tổ chức Moody’s Analytics, QTRRTD là một quá trình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất bằng cách hiểu một cách đầy đủ về vốn và dự phòng RRTD trong một khoảng thời gian nhất định. Với quan điểm này thì quản trị RRTD thực chất là việc nhà quản trị có những biện pháp để quản lý vốn và dự phòng cho RRTD.

Ủy ban Basel cho rằng, quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép. Khái niệm về QTRRTD của Ủy ban Basel đã làm rõ được vấn đề đó là mục đích của QTRRTD là tối đa hóa lợi nhuận dựa trên cơ sở đảm bảo tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra nằm trong giới hạn kiểm soát được.

Theo khung QTRRTD của ngân hàng Standard Charter (năm 2012), QTRRTD là thiếp lập quy trình kiểm soát việc đo lường và quản lý RRTD. Trong khi đó, tài liệu hướng dẫn quản trị RRTD của MAS (Singapore) cho biết, quản trị RRTD là quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát, kiểm soát và báo cáo RRTD.

Như vậy quản trị rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình đo lường và kiểm soát các rủi ro trong hoạt động tín dụng để đảm bảo tổn thất có thể xảy ra nằm trong giới hạn chấp nhận được của ngân hàng.

3.1.3 Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Hiện nay, có 02 mô hình quản trị rủi ro tín dụng được phổ biến sử dụng đó là:

- Mô hình QTRRTD tập trung: tập trung quản lý rủi ro, thẩm định khách hàng tại hội sở chính hoặc theo vùng miền. Mô hình này tách biệt giữa chức năng quản trị rủi ro ở hội sở chính và chức năng kinh doanh ở các chi nhánh. Thông thường những ngân hàng có quy mô hoạt động lớn sẽ sử dụng mô hình này.

- Mô hình QTRRTD phân tán: mô hình này không tách biệt giữa chức năng quản trị rủi ro và chức năng kinh doanh, các chi nhánh sẽ thực hiện luôn công việc thẩm định khách hàng, kiểm soát rủi ro trong hạn mức được phép. Hội sở chính chỉ ban hành các quy định, chính sách, hướng dẫn chung và chịu trách nhiệm thẩm định những khách hàng vượt quá hạn mức cho phép của chi nhánh. Những ngân hàng có quy mô nhỏ thường sử dụng mô hình này.

3.1.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Quy trình quản trị RRTD bao gồm 04 bước: Nhận biết rủi ro; đo lường rủi ro;

ứng phó rủi ro; và kiểm soát rủi ro. Đây là toàn bộ các khâu trong một quy trình quản trị RRTD. Tất cả các khâu này đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một quy trình liên tục, mới có thể tạo thành một quy trình QTRRTD hoàn chỉnh và hiệu quả.

Trước tiên, ngân hàng cần phải tiến hành nhận biết được rủi ro tín dụng, thông qua những dấu hiệu cảnh báo sớm để có những giải pháp xử lý các vấn đề kịp thời và có hiệu quả. Đo lường RRTD là việc lượng hóa các mức độ rủi ro cũng như biết được xác suất rủi ro, từ đó xác định tổn thất có thể gây ra và khả năng chịu đựng của ngân hàng. Đây chính là cơ sở để các ngân hàng đưa ra những biện pháp phù hợp, nhanh chóng khi xảy ra RRTD.

Ứng phó RRTD là việc sử dụng hệ thống công cụ, chính sách nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD trong ngân hàng. Các chính sách đó có thể là: chính sách quy trình

tín dụng, quy định về chức năng nhiệm vụ bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín dụng...

Bước cuối cùng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát RRTD. Ở bước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để khắc phục và giảm thiểu chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng ở mức thấp nhất có thể.

Trong tình hình hiện nay, vấn đề kiểm soát được rủi ro tín dụng tại các NHTM là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, việc tìm ra các biện pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống quản trị RRTD luôn mang ý nghĩa chiến lược lâu dài. Điều đó đặt ra cho các nhà quản trị NHTM cần có kiến thức sâu rộng về hoạt động quản trị RRTD, từ đó giúp hoạch định được chính sách và đưa ra những quyết sách hợp lý, nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu rủi ro của hoạt động tín dụng cho các NHTM.

Hiện tại hầu hết các quốc gia đều đánh giá Hiệp ước vốn Basel là công cụ hữu ích nhất trong việc QTRRTD, và cung cấp những nguyên tắc thiết thực về giám sát hoạt động của các ngân hàng. Do đó việc tuân thủ các quy định của Basel II trở thành yêu cầu cấp thiết để mang lại sự an toàn trong hệ thống tài chính, và đã nhận được sự ủng hộ và quyết tâm cao từ các nhà quản lý trên thế giới.

3.1.5 Các nguyên tắc chung trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Hiệp ước Basel II đa đưa ra các nguyên tắc chung trong quản trị rủi ro tín dụng bao gồm:

- Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:

o Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ (ít nhất là hằng năm), xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời. Chiến lược sẽ phản ánh mức độ chấp

nhận rủi ro của ngân hàng và mức độ lợi nhuận mà ngân hàng dự kiến sẽ đạt được khi phát sinh các rủi ro tín dụng khác nhau.

o Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng. Xây dựng các chính sách tín dụng. Xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.

o Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.

- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:

o Nguyên tắc 4: Các ngân hàng phải thực hiện theo các tiêu chí cấp tín dụng được xác định rõ ràng .Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán.

o Nguyên tắc 5: Các ngân hàng thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho: từng khách hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảng cân đối kế toán.

o Nguyên tắc 6: Các ngân hàng nên có các quy trình được thiết lập rõ ràng cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.

o Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên: Cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

- Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả:

o Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.

o Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro tín dụng.

o Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng.

o Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích: giúp Ban quản lý đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro.

o Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với: Cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.

o Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.

- Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:

o Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập, liên tục và thực hiện thông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao.

o Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.

o Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.

- Vai trò của người giám sát:

o Nguyên tắc 17: Giám sát viên cần dựa trên hệ thống của ngân hàng để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng . Các giám sát viên nên tiến hành đánh giá độc lập chiến lược ngân hàng, chính sách, thủ tục và quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng cũng như quản lý danh mục đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế áp dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu​ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)