Nội dung các hiệp ước Basel I và Basel II

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế áp dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu​ (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆP ƯỚC BASEL 12

3.2 Tổng quan về Hiệp ước Basel

3.2.2 Nội dung các hiệp ước Basel I và Basel II

Năm 1988, Hiệp ước Basel I được Ủy ban Basel đưa ra với mục đích tăng cường sự ổn định, hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng quốc tế, và thiết lập một cơ chế bình đẳng thống nhất giữa các ngân hàng. Basel I là một khung đo lường vốn và rủi ro tín dụng trong đó các ngân hàng được yêu cầu phải duy trì một mức an toàn vốn tối thiểu là 8% để dự phòng với những rủi ro có thể xảy ra. Từ năm 1992, tiêu chuẩn này được các nước thành viên nhóm G10 áp dụng, và sau đó là nhiều nước khác trên thế giới.

Vốn của các ngân hàng bao gồm 3 loại:

- Vốn cấp 1: chủ yếu là vốn chủ sở hữu và các nguồn dự phòng được công bố.

- Vốn cấp 2 (vốn bổ sung) bao gồm: lợi nhuận giữ lại không công bố, vốn tăng do đánh giá lại tài sản, vay với thời hạn ưu đãi, một phần tỷ lệ dự phòng chung.

- Vốn cấp 3: các khoản vay ngắn hạn.

Basel I quy định Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3

Basel I cũng phân tài sản của ngân hàng thành các mức rủi ro mang trọng số từ 0%, 20%, 50% đến 100%.

Việc ra đời hiệp ước Basel I là một bước tiến lớn trong chiến lược QTRR, đảm bảo an toàn hoạt động đối với hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên Basel I vẫn còn có

mặt hạn chế khi chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng mà không đề cập đến rủi ro vận hành. Ngoài ra các trọng số rủi ro được tính toán dựa trên loại khách hàng hoặc sản phẩm thay vì phân biệt đúng theo bản chất của loại rủi ro.

Sau cuộc khủng khoảng ngân hàng những năm 1990, Hiệp ước Basel II được giới thiệu ngày 26/6/2004 để khắc phục những mặt chưa hoàn thiện của Basel I.

Hiệp ước Basel II đã bao hàm đầy đủ hơn các loại rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại và đưa ra khái niệm 3 trụ cột cụ thể như sau:

Trụ cột I

Hiệp ước Basel II xác định các ngân hàng thương mại phải đối mặt với 3 loại rủi ro cơ bản: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành. Do đó các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ vốn pháp định trên cả ba khía cạnh rủi ro này. Với Trụ cột I, tỷ lệ vốn vẫn duy trì tối thiểu bằng 8%.

Để tính toán vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng, Ủy ban Basel đề xuất các ngân hàng có thể lựa chọn một trong hai phương phương pháp tiếp cận, một là phương pháp tiêu chuẩn hóa, được hỗ trợ bởi các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập và hai là phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ được sự phê chuẩn của các cơ quan quản lý ngân hàng.

Phương pháp tiêu chuẩn:

Khác với Basel I, việc đo lường trọng số rủi ro được dựa trên đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập được lựa chọn phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước và đảm bảo 6 tiêu chí của Basel: khách quan, độc lập, minh bạch và hoạt động quốc tế, cung cấp các thông tin cần thiết, đảm bảo nguồn lực, tín nhiệm cao. Các khoản vay được xem là quá hạn nếu mức độ rủi ro của chúng là 150%, trừ trường hợp ngân hàng đã trích lập dự phòng cho khoản vay đó.

Các bảng 3.1, 3.2, 3.3 mô tả trọng số rủi ro được sử dụng tùy theo xếp hạng tín dụng của các quốc gia, ngân hàng và doanh nghiệp.

Bảng 3.1: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của quốc gia và ngân hàng trung ương

Xếp hạng tín dụng

AAA đến A-

A+ đến A-

BBB+

đến BBB-

BB+ đến B-

Dưới B- Không xếp hạng

Trọng số rủi ro

0% 20% 50% 100% 150% 100%

(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2004. International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)

Bảng 3.2: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của ngân hàng

Xếp hạng tín dụng

AAA đến A-

A+ đến A-

BBB+

đến BBB-

BB+ đến B-

Dưới B- Không xếp hạng

Trọng số rủi ro theo tùy chọn 1

20% 50% 100% 100% 150% 100%

Trọng số rủi ro theo tùy chọn 2

20% 50% 50% 100% 150% 50%

(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2004. International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)

Trong bảng 3.2, Ủy ban Basel đã đưa ra 2 phương án tính trọng số rủi ro để quản lý ngân hàng lựa chọn áp dụng.

Bảng 3.3: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của doanh nghiệp Xếp hạng tín dụng AAA

đến AA-

A+ đến A-

BBB+ đến BBB-

Dưới BB- Không xếp hạng

Trọng số rủi ro 20% 50% 100% 150% 100%

(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2004. International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)

Phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ

Phương pháp này dựa trên ước tính các yếu tố rủi ro để xác định mức vốn tối thiểu. Đây là một điểm mới của Basel II bởi vì kết hợp giữa số liệu do các ngân hàng cung cấp với công thức do Ủy ban Basel quy định. Đối với phương pháp đánh giá dựa trên XHTD nội bộ, mỗi loại tài sản sẽ được đánh giá gồm 3 thành tố chính:

- Thành phần rủi ro: tham số rủi ro được các ngân hàng cung cấp, một số tham số do cơ quan quản lý ước tính.

- Hàm trọng số rủi ro: dùng để chuyển hóa các thành phần rủi ro vào trong trọng số rủi ro, từ đó xác định yêu cầu vốn.

- Yêu cầu tối thiểu: các tiêu chuẩn tối thiểu phải được đáp ứng đối với từng loại tài sản theo phương pháp XHTD nội bộ

Trụ cột II

Trụ cột II đưa ra quy trình giám sát với mục đích không chỉ đảm bảo các ngân hàng có đủ vốn để đối phó với tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, mà còn khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng các kỹ thuật tốt hơn trong quá trình QTRR.

Ủy ban Basel đề ra 4 nguyên tắc của quy trình giám sát như sau:

- Nguyên tắc 1: Ban quản trị ngân hàng phải có trách nhiệm trong việc phát triển quy trình đánh giá vốn nội bộ và đặt ra các mục tiêu về vốn tương ứng với mức độ

rủi ro và môi trường hoạt động của ngân hàng. Để đánh giá mức độ an toàn vốn, quản lý ngân hàng cần phải lưu ý đến các giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh tế, thường xuyên cập nhật, kiểm tra những thay đổi của thị trường để nhận biết những tác động tiêu cực đến ngân hàng. Năm yếu tố chính của một quy trình kiểm soát là:

Hội đồng quản trị và giám sát cấp cao, Đánh giá an toàn vốn, Đánh giá toàn diện các rủi ro, Theo dõi và báo cáo, Đánh giá nội bộ.

- Nguyên tắc 2: Các cơ quan quản lý cần thường xuyên kiểm tra quy trình xác định mức độ an toàn vốn, chất lượng vốn và định vị rủi ro của ngân hàng. Các hình thức đánh giá định kỳ có thể được áp dụng là: kiểm tra tại ngân hàng, thảo luận với quản lý ngân hàng, đánh giá dựa trên kết quả kiểm toán, và dựa trên báo cáo định kỳ.

- Nguyên tắc 3: Các cơ quan giám sát nên khuyến khích các ngân hàng nắm giữ mức vốn cao hơn quy định tối thiểu.

- Nguyên tắc 4: Các cơ quan giám sát nên có những biện pháp hỗ trợ cần thiết từ sớm để tránh mức an toàn vốn của ngân hàng giảm xuống dưới mức quy định.

Trong trường hợp vốn đã giảm dưới mức tối thiểu thì cần phải yêu cầu ngân hàng khắc phục nhanh chóng.

Trụ cột III

Hiệp ước Basel quy định các ngân hàng phải công bố chính xác một số thông tin về mức độ an toàn vốn và quy trình, kết quả đánh giá rủi ro nhằm minh bạch hóa hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế áp dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu​ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)