Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIẾN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG
1.2. Cơ sở thực tiễn về dịch vụ hành chính công
1.2.1. Dịch vụ hành chính công ở một số quốc gia
Từ năm 2003 đến nay, Trung Quốc thực hiện nhiều bước cải cách hành chính với mục tiêu đưa cải cách vào chiều sâu nhằm thực sự thay đổi chức năng của chính quyền theo phương châm: chuyển từ chính quyền vô hạn (cái gì cũng làm) sang chính quyền hữu hạn (quản lý bằng pháp luật, chỉ làm những việc thuộc chức năng đích thực của quản lý hành chính nhà nước).
Trong lĩnh vực cải cách công cụ và công chức, Trung Quốc áp dụng rộng rãi hình thức thi tuyển với nguyên tắc là công khai, bình đẳng, cạnh tranh và tự do, được nhân dân và bản thân công chức đồng tình. Đối với cán bộ quản lý, khi cần bổ sung một chức danh nào đó thì thực hiện việc để cử công khai và tổ chức thi tuyển. Theo đánh giá của các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc, đây là biện pháp áp dụng yếu tố thị trường để cải cách cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức.
Một trong những biện pháp được Trung Quốc áp dụng để tinh giảm biên chế có hiệu quả là phân loại cán bộ, công chức. hàng năm, cán bộ công
chức được đánh giá và phân ra 3 loại: xuất sắc, hoàn thành công việc và không hoàn thành công việc. Công chức bị xếp vào loại thứ 3 đương nhiên bị thôi việc.
Đặc biệt, phương thức, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng để khai thác nguồn nhân lực cho bộ máy hành chính được cải cách, đổi mới cho phù hợp với thời kỳ hiện đại hóa đất nước. Nội dung, chương trình đào tạo được phân thành 3 loại: đào tạo để nhận nhiệm vụ, áp dụng cho những đối tượng chuẩn bị đi làm ở cơ quan nhà nước; đào tạo cho những người đang công tác trong cơ quan nhà nước, chuẩn bị được đề bạt vào vị trí quản lý; bồi dưỡng các chức danh chuyên môn.
Hiện nay, tổng số công chức của Trung Quốc vào khoảng 5 triệu người, trong đó 61% tốt nghiệp đại học trở lên. Biện pháp quan trọng nhất đẻ tinh giảm biên chế là sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp; chuyển một bộ phận lớn các đơn vị sự nghiệp công thành doanh nghiệp để xóa bỏ chế độ bao cấp.
Để xây dựng nội dung và chỉ đạo quá trình cải cách hành chính, Trung Quốc thành lập Ủy ban cải cách cơ cấu trung ương trực thuộc Quốc vụ viện và chịu trách nhiệm chung về chương trình cải cách hành chính ở Trung Quốc. chủ nhiệm Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ, Phó chủ nhiệm Ủy ban là Phó chủ tịch nước và các thành viên. Ủy ban có một Văn phòng giúp việc với biên chế 52 người và có một số cán bộ hợp đồng, tổng số không quá 100.
1.2.1.2. Cải cách hành chính ở Singapo
Vấn đề cải cách hành chính ở Singapo được đặt ra khá sớm. Từ đầu những năm 1970, chính phủ đã khuyến khích công chức nêu sáng kiến cải cách hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Đặc biệt, năm 1991, Chính phủ đề ra chương trình cải cách công vụ mang tên “Nền công vụ thế kỷ XXI”.
Mục tiêu của chương trình là xây dựng nền công vụ có hiệu quả, hiệu lực, công chức nêu cao tinh thần liêm chính, tận tụy và có chất lượng dịch vụ cao.
Trong lĩnh vực cải cách chế độ công vụ, Singapo ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo công chức; đổi mới tổ chức gắn với tạo cơ chế phù hợp; đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ với tiêu chí làm hài lòng khách hàng. Để thực hiện mục tiêu đề ra, chính phủ Singapo đã áp dụng nhiều biện pháp như:
sử dụng bộ quy chuẩn ISO-9000 trong bộ máy hành chính, coi đây vừa là công cụ cải tiến lề lối làm việc, vừa là công cụ đánh giá hiệu quả, phân loại công chức. Singapo đề ra chương trình mang tên “Zero-In-Process” nhằm xóa bỏ cải cách làm việc quan liêu, nhiều tầng nấc đồng thời đề cao trách nhiệm của bộ máy hành chính. Mọi góp ý, để xuất của nhân dân về hoạt động của cơ quan hành chính đều được nghiên cứu xem xét. Các cơ quan hành chính phải thường xuyên rà soát loại bỏ những quy định không còn phù hợp.
Chính phủ Singapo đặc biệt chú trọng đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, coi đây là giải pháp để xây dựng nền công vụ có hiệu quả.
Theo quy định, mỗi công chức bắt buộc phải được bồi dưỡng 100 giờ/năm;
phải có kế hoạch tự học tập cho mình, trong đó có việc sử dụng 100 giờ quy định, với 60% thời lượng phục vụ cho công việc hiện tại và 40% cho công việc tương lai. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chưc được áp dụng linh hoạt cho phù hợp với từng đối tượng, như đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo mở rộng và đào tạo bổ sung.
1.2.1.3. Cải cách hành chính ở Hàn Quốc
Từ năm 2003 trở lại đây, công cuộc cải cách hành chính ở Hàn Quốc được đẩy mạnh với những biện pháp mạnh mẽ. Mục tiêu đề ra là xây dựng chính phủ có hiệu quả, cởi mở, gần dân, được dân tin cậy, minh bạch, hoạt động linh hoạt, có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao và loại trừ tham nhũng.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc tiến hành cải cách đồng bộ nền hành chính nhà nước. Ủy ban của Tổng thống về đổi mới chính quyền và phân cấp là cơ quan có chức năng tham vấn cho tổng thống về các vấn đề liên quan đến đổi mới chính phủ và phân cấp.
Việc cải cách chế độ công vụ và công chức được đẩy mạnh từ năm 1998, với những biện pháp rất hiệu quả như: đổi mới cơ chế tuyển dụng, đưa yếu tố cạnh tranh vào chế độ tuyển dụng theo nguyên tắc công bằng, minh bạch và công khai; xây dựng cơ chế đánh giá công chức gắn với điều chỉnh hợp lý hóa chế độ tiền lương … Từ năm 1997 đến nay, Hàn Quốc đã giảm được 7% tổng biên chế. Hiện tại, số công chức ở Hàn Quốc khá thấp: 576.000 người; bình quân 27 công chức/1.000 dân.
Đặc biệt, Hàn Quốc chú trọng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng công chức, đa dạng hóa các loại hình và cách thức đào tạo. chính phủ điện từ ở Hàn Quốc là một nội dung được chú trọng trong cải cách hành chính. Hàn Quốc đã hoàn tất việc kết nối mạng trung ương – địa phương, thiết lập hệ thống xử lý công việc hành chính trong nội bộ các cơ quan hành chính thông qua mạng điện tử. Với công việc khai hóa cách xử lý các vấn đề của dân, của doanh nghiệp trên mạng, công chức có trách nhiệm trả lời trực tiếp các ý kiến và kiến nghị của dân trên mạng Internet. Điều này, đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đồng thời làm cho người dân quan tâm hơn đến hoạt động của cơ quan nhà nước.
1.2.1.4. Cải cách hành chính ở Nhật Bản
Cải cách hình chính ở Nhật Bản được thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, nhưng đến thập kỷ 90 và đặc biệt trong những năm gần đây mới thực sự là cuộc cải cách sâu rộng và tạo ra nhiều chuyển biến mới trong xã hội. Mục tiêu của cải cách hành chính ở Nhật Bản là xây dựng một “bộ mặt nhà nước” mới mẻ, một xã hội mới, phát triển và phồn vinh.
Cải cách hành chính ở Nhật Bản trước hết được thực hiện từ việc điều chỉnh lại các quy chế hành chính (các thể chế hành chính). Theo đó, hàng loạt gải pháp được Chính phủ áp dụng nhằm tạo ra một nền hành chính lành mạnh và gần dân như: giảm bớt thủ tục hành chính; giảm sự can thiệp không cần
thiết của nhà nước; tạo cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp; điều chỉnh những quy định để phù hợp với thông lệ quốc tế...
Mặt khác, chính phủ Nhật Bản xác định phi tập trung hóa là một trong những nội dung của cải cách hành chính. Năm 1995, Luật khung về phi tập trung đã được thông qua tại Nhật Bản. Để thực hiện chủ trương phi tập trung hóa, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành phân quyền cho địa phương và cải tổ bộ máy chính phủ. Hiện nay, chính quyền địa phương có vai trò rộng lớn hơn trong việc thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn của mình. Chính phủ trung ương tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của quốc gia.
Đặc biệt, cải cách chế độ công chức được Nhật Bản rất chú trọng. Nhật bản đã xây dựng Luật Công chức và Luật Đạo đức công chức, theo đó công chức khi được tuyển dụng vào cơ quan làm việc phải tuyên thệ phục vụ. Nhật Bản đặc biệt chú trọng các yếu tố: phẩm chất đạo đức và ý thức công dân của công chức; chú trọng năng lực chuyên môn cho công chức; chú trọng năng lực và kết quả công tác của công chức; hoàn thiện cơ chế hoạt động công vụ linh động. Hơn nữa, với cơ chế tuyển dụng công chức hoàn thiện, tiêu cực trong thi cử được khắc phục, Nhật Bản đã bảo đảm việc tuyển chọn những người thực sự có tài, đủ năng lực phục vụ đất nước.