Đánh giá chung về DVHCC tại Trung tâm HCC tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại trung tâm hành chính công tỉnh hòa bình (Trang 88 - 91)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá chung về DVHCC tại Trung tâm HCC tỉnh Hòa Bình

Việc giải thể Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Bộ phận một cửa tại các Sở, ban, ngành và tổ chức một đầu mối duy nhất để thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh là một chủ trương đúng và bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực, cụ thể:

- Giúp các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu giải quyết về TTHC chỉ đến một địa điểm duy nhất để được phục vụ, được hướng dẫn, kê khai, nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết đối với tất cả các TTHC; đảm bảo các tổ chức, cá nhân được nhận kết quả đúng hoặc trước thời gian quy định; đối với các trường hợp phải bổ sung, trả lại hồ sơ hoặc quá thời gian quy định đều có văn bản thông báo, nêu rõ nguyên nhân và xin lỗi đối với trường hợp trả kết quả không đúng thời gian quy định; tỷ lệ hồ sơ giải quyết sớm hạn tiếp tục tăng so với thời điểm mới thành lập Trung tâm (đến 20/6/2018 đạt tỷ lệ 80,21%), tỷ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn được khắc phục và giảm so với trước, chiếm tỷ lệ khoảng 1% trên tổng số TTHC được tiếp nhận; tính liên thông trong giải quyết TTHC được tăng cường, đảm bảo TTHC được giải quyết nhanh, công khai, minh bạch, ngăn chặn, xóa bỏ khâu trung gian; rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định, giảm tối đa chi phí thực hiện TTHC;

- Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm, tận tâm phục vụ và có tính chuyên nghiệp cao trong giải quyết TTHC. Việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích tại Trung tâm đã góp phần giúp tổ chức, cá nhân tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian đi lại khi thực hiện giải quyết TTHC tại các cơ quan nhà nước;

- Việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và sử dụng phần mềm một cửa điện tử kết nối liên thông quy trình giải quyết

TTHC đến tất cả các Sở, ban, ngành đã giúp quản lý chặt chẽ cán bộ công chức, viên chức trong quá trình thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC; đặc biệt là đối với tổ chức, cá nhân, người dân và doanh nghiệp cũng có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước; ngăn chặn tối đa và loại bỏ những vấn đề phát sinh tiêu cực, phiền hà, nhũng nhiễu trong quá trình giải quyết TTHC đối với người dân và doanh nghiệp.

Trong số 20 cơ quan, đơn vị (gồm 19 Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh) đang thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm, đã có 346/1.417 TTHC đã phát sinh giao dịch (Ban Dân tộc chưa phát sinh giao dịch TTHC) chiếm tỷ lệ 24,4%:

Tuy đây là mô hình mới, triển khai trong một thời gian ngắn, nhưng khi đi vào hoạt động, Trung tâm Phục vụ Hành chính công đã mang lại hiệu quả thiết thực, giảm thời gian giải quyết hồ sơ so với trước đây được tổ chức, cá nhân và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Đánh giá của UBND tỉnh Hòa Bình cho thấy, mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công là giải pháp thay đổi hữu hiệu, tạo sự chuyển biến cơ bản, tăng hiệu quả làm việc, tăng tính minh bạch trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị; giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức cho tổ chức, công dân.

Đây là điều kiện thuận lợi để phát huy quyền dân chủ của người dân, tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức. Từ đó giúp cơ quan hành chính nhà nước điều chỉnh hoạt động của mình, cải tiến cách thức làm việc, quy trình giải quyết công việc để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức.

Hiện nay, Trung tâm đã đưa 1.417/1.533 TTHC vào giải quyết tại Trung tâm. Từ 01/8/2018, đưa TTHC đối với lĩnh vực “đăng ký kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp” thí điểm thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả

kết quả tại chỗ, phấn đấu đến quý II năm 2019 sẽ đưa tối thiểu 20% TTHC thường xuyên phát sinh giao dịch vào giải quyết 4 tại chỗ.

3.4.2. Những tồn tại

- Thủ tục hành chính vẫn chưa được giảm nhiều, hiệu quả của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chưa cao. Nhiều hồ sơ giải quyết chưa đúng hạn nhất là trong các lĩnh vực thuộc đất đai, đặc biệt là ở các huyện, thành phố

- Nhận thức về mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế; nhiều tổ chức, cá nhân còn chưa được biết về hình thức khai thác thông tin, quy trình giải quyết TTHC và quyền lợi, nghĩa vụ của mình để thực hiện.

- Phần mềm dịch vụ hành chính công hay xảy ra lỗi, hiện nay Trung tâm đi vào hoạt động hơn 1 năm rồi, nhưng nhiều lỗi cơ bản vẫn chưa được khắc phục như thời gian trả kết quả cho công dân, tổ chức, việc đăng tải các TTHC không kịp thời, việc cập nhật tình trạng giải quyết hồ sơ chưa được cập nhật thường xuyên...

- Một số sở, ban, ngành như Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư có phần mềm chuyên ngành riêng, tuy nhiên phần mềm dịch vụ hành chính công và phần mềm chuyên ngành chưa được đồng bộ nên công chức, viên chức khi thực hiện công việc phải dùng song song cả 2 phần mềm do đó ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian làm việc của công chức, viên chức.

- Việc giúp các tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin, tư vấn và giải đáp các thắc mắc, kiến nghị còn bó hẹp trong phạm vi số điện thoại (đường dây nóng) và trên trang thông tin điện tử, chưa mở rộng đối với các hình thức khác.

- Các TTHC được tiếp nhận qua Trung tâm đều được giải quyết đảm bảo đúng quy trình, quy định, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của tổ chức, cá nhân về rút ngắn thời gian giải quyết TTHC (thông qua khảo sát).

- Việc thao tác và vận hành phần mềm một cửa điện tử đối với một số công chức, viên chức có liên quan đến quy trình giải quyết TTHC còn lúng túng, chưa đảm bảo theo quy định, dẫn đến việc giải quyết hồ sơ TTHC báo quá hạn trên phần mềm.

- Quy trình giải quyết TTHC của một số cơ quan, đơn vị còn chưa rõ ràng, cụ thể, chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, nên việc cập nhật, áp dụng TTHC vào phần mềm một cửa điện tử chưa đạt chuẩn theo quy định.

- Chưa có quy trình giải quyết TTHC liên cấp (tỉnh, huyện, xã) nên các TTHC liên cấp giải quyết thường quá thời gian quy định và chưa gắn được trách nhiệm cá nhân trong việc giải quyết quá hạn.

- Dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm mới chỉ cung cấp ở mức độ 2, chưa cung cấp được ở mức độ 3 và 4, nghĩa là khi người dân có nhu cầu về dịch vụ hành chính công thì người dân chỉ cần tải hồ sơ, biểu mẫu trên trang dịch vụ hành chính công, điền đầy đủ thông tin và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đó đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ, các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Tuy nhiên, hiện nay do cơ sở hạ tầng thông tin chưa đáp ứng được nên việc cung ứng dịch vụ hành chính công lại càng khó khăn hơn.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về TTHC chưa được thực hiện thường xuyên, chưa kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiếp nhận TTHC tại các Sở, ban, ngành trái với quy định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại trung tâm hành chính công tỉnh hòa bình (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)